Cảm xuyên hương VCP
Nhóm sản phẩm: Thuốc có nguồn gốc Thảo dược, Động vật
Dạng bào chế:Viên nang cứng
Đóng gói:Hộp 10 vỉ x 10 viên
Thành phần:
SĐK:VD-34014-20
Nhà sản xuất: | Công ty cổ phần dược phẩm VCP - VIỆT NAM | Estore> | |
Nhà đăng ký: | Công ty cổ phần dược phẩm VCP | Estore> | |
Nhà phân phối: | Estore> |
Chỉ định:
Điều trị các trường hợp cảm cúm, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi do hàn.
Liều lượng - Cách dùng
+ Người lớn: Mỗi lần uống 2 - 3 viên, ngày 3 lần.
+ Trẻ em: Mỗi lần uống 1 - 2 viên, ngày 3 lần.
Nên uống với nước ấm.
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, người cao huyết áp, ở trạng thái nhiệt, táo bón do nhiệt.
Tác dụng phụ:
Chưa có tài liệu báo cáo.
Thông tin thành phần Hương phụ
Hương phụ là một loại cỏ gấu sống lâu năm, cao 20- 60cm, thân rễ phát triển thành củ, tùy theo đất rắn hay xốp củ phát triển to hay nhỏ, ờ vùng bờ biển củ to dài còn gọi là hải hương phụ (hương phụ vùng biển). Lá nhỏ hẹp, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lây thân cây. Vào tháng 6, trên ngọn cây có 3 đến 8 cụm hoa hình tán màu xám nâu, hoa lưỡng tính, 3 nhị dài chừng 2mm, nhụy có đầu núm chia thành 2 nhánh như lông tơ. Quả 3 cạnh màu xám.
Phân bố:
Cỏ gấu mọc hoang ở khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường. Tại ven biển, đất cát xốp củ to hơn, dễ đào hơn. Đối với nhà nông, đây là một loại cỏ rất khó tiêu diệt. Chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ nhỏ cũng đủ phát triển. Còn thấy mọc những ở nước khác vùng châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Inđônêxia.
Cây thuốc Hương phụ
Bộ phận dùng: Củ, rễ của cây Hương phụ.
Thu hái và chế biến:
Thường hay đào về mùa xuân, nhưng đào về mùa thu củ chắc và tốt hơn.Sau khi đào toàn cây, người ta phơi cho khô, vun thành đống để đốt, lá và rễ con cháy hết, còn lại củ lấy riêng rửa sạch, phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học:
- Hương phụ có từ 0,3 đến 2,8% tinh dầu màu vàng, mùi thơm nhẹ đặc biệt. Thành phần tinh dầu gồm 32% cyperen C^H^, 49% rượu cyperola. Ngoài ra còn có các axit béo, phenol. Trong tinh dầu hương phụ Ấn Độ còn chứa cyperon. Ngoài ra trong hương phụ còn chứa rất nhiều tinh bột.
- Do nguồn gốc hương phụ khác nhau, thành phần tinh dầu của hương phụ cũng không hoàn toàn giống nhau. Trong tinh dầu hương phụ Trung quốc có thành phần chủ yếu là cyperen (độ sôi 104nC/5mm thủy ngân) và izocyperotundone, còn trong tinh dầu hương phụ Nhật bản có thành phẩn chủ yếu là cyperol, cyperenol (độ chảy 94°C) chiếm 49%, cyperen 32% và Ct-cyperon (độ sôi 177°c/20mm thủy ngân), cyperotundon và cyperolon (độ chày 41- 42°C) (Lâm Khải Thọ, 1977, 580).
Vị thuốc Hương phụ
Tính vị: Vị cay, hơi đắng, ngọt, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh can, tam tiêu.
Hành khiếu, khai uất, thông kinh, tiêu sưng giảm đau. Hương phụ dùng sống có tác dụng giải cảm. Ở Ấn Ðộ, người ta cho là nó có tác dụng lợi tiểu, điều kinh, trị giun sán, làm ra mồ hôi, làm se và kích thích.
Ðược dùng chữa kinh nguyệt không đều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua, giúp ăn uống mau tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng đi lỵ và tiêu chảy.
Còn dùng trị đòn ngã tổn thương, chữa rối loạn của dạ dày và kích thích của ruột.
Liều dùng: 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc cao hoặc thuốc viên. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Ðơn thuốc:
- Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, huyết áp cao:
Hương phụ 3 g, Ích mẫu 3 g, Ngải cứu 3 g, Bạch đồng nữ 3 g. Sắc với nước chia làm 3 lần uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh (thuốc hương ngải).
- Chữa kinh nguyệt không đều, kinh đến muộn, bụng dưới đau tức, lúc hành kinh có màu cục tím:
Hương phụ 5 g, Đương quy 10 g, Thược dược 10 g, Xuyên khung 5 g, Ô dược 7 g, Ngải diệp 3 g. sắc nước uống.
- Chữa băng huyết, rong huyết:
Hương phụ sao đen tán bột, mỗi lần uống 6 g; ngày 2 lần. Nếu có kèm theo mê man, gia thêm bẹ mốc đốt thành than tán bột uống với nước cơm.
- Chữa kinh nguyệt không đều do huyết nhiệt, kinh thường thấy trước kì, lượng huyết nhiều màu sẫm, mùi hôi, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ:
Hương phụ (tử chế 12 g), cỏ nhọ nồi 30 g, sinh địa 16 g, cỏ roi ngựa 25 g, Ích mẫu16 g, rau má tươi 30 g, ngưu tất 12 g. Sắc nước uống ngày một thang.
- Chữa đau bụng nôn mửa:
Hương phụ, Riềng, Gừng khô, mỗi vị lượng bằng nhau, tán thành bột nhỏ, mỗi lần uống 6 g, ngày 3 lần.
Thông tin thành phần Quế chi
Mô tả:
Quế là cây thân gỗ cao 10-15m, phân cành nhiều, có vỏ dày và sù sì. Lá mọc đối, hình trái xoan thuôn, nguyên, nhọn, dài 10-18cm, rộng 4-5cm, có 3 gân chính rõ. Cụm hoa là những xim có hoa đều, màu trắng, đế hoa dạng chén, trên mép chén dính các mảnh bao hoa và các nhị; bầu 1 ô chứa 1 noãn ở gốc đáy chén. Quả mọng, dài 1-1,5cm, màu đen. Quế ra hoa tháng 1-3, quả tháng 8-9.
Ở nước ta, Quế mọc hoang và được trồng từ Nghệ An trở vào Côn Sơn, Phú Quốc, nhưng tốt nhất là Quế Thanh Hóa. Ngoài ra, quế còn phân bố ở Tây Ấn Ðộ, Xri Lanca và được trồng ở nhiều xứ nhiệt đới khác.
Thu hái, sơ chế: Thu vào mùa xuân, phơi khô trong bóng râm hoặc ngoài nắng, cắt thành lát mỏng hoặc miếng.
Tính vị: Vị ngọt, cay, tính đại nhiệt.
Quy kinh: Vào hai kinh Can và Thận.
Thành phần hóa học: Cinnamic aldehyde, cinnamic acid, cinnamyl acetate
Thông kinh, tán hàn, ôn huyết, hành khí
- Ngoại cảm phong hàn dùng Quế chi với Ma hoàng để phát hãn, giải cảm như trong bài Ma Hoàng Thang. Y học hiện đại tìm ra rằng nước sắc của quế có tính kháng một số loại khuẩn bệnh cúm.
- Hành kinh bị đau dùng Quế chi thể ấm huyết, tán ứ, hành khí.
- Thể phong hàn của hội chứng hư biểu biểu hiện như ra mồ hôi, sợ gió, sốt dùng Quế chi với Bạch thược trong bài Quế chi Thang.
- Ðau khớp do nhiễm phong, hàn và thấp biểu hiện như đau các khớp, chân tay, vai và lưng dùng Quế chi với Phụ tử.
- Tâm Tỳ dương hư biểu hiện như trống ngực, phù và thở nông dùng Quế chi với Phục linh và Bạch truật.
- Dương suy ở ngực biểu hiện như đau ngực, trống ngực hoặc rối loạn nhịp tim dùng Quế chi với Giới bạch, Qua lâu, Đào nhân, Mẫu đơn bì và Phục linh trong bài Quế chi Phục Linh Thang.
Liều dùng: 3 - 9g
Không phải hư hàn không nên dùng. Thận trọng khi dùng Quế chi cho thai phụ.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ