Đại bổ linh chi sâm

Đại bổ linh chi sâm
Dạng bào chế:Viên nang cúng
Đóng gói:Hộp 3 vỉ x 10 viên; hộp 1 lọ 30 viên; hộp 1 lọ 60 viên

Thành phần:

Bột Đương quy 204mg; Cao khô hỗn hợp dược liệu (tương đương: Xuyên khung 204mg; Thục địa 272mg; Bạch thược 204mg; Sa nhân 136mg; Nhân sâm 410mg; Hoàng kỳ 342mg; Bạch linh 204mg; Bạch truật 204mg; Linh chi 410mg; Táo nhân 136mg; Cam thảo 136mg; Đại táo 136
SĐK:VD-28731-18
Nhà sản xuất: Công ty TNHH MTV dược phẩm Phước Sanh Pharma - VIỆT NAM Estore>
Nhà đăng ký: Công ty TNHH MTV dược phẩm Phước Sanh Pharma Estore>
Nhà phân phối: Estore>

Chỉ định:

Chủ trị:

-biếng ăn, tiêu hóa kém, người gầy gò.

- mất ngủ, ngủ trằn trọc dẫn đến cơ thể suy nhược

- mệt mỏi, thiếu máu, khí huyế suy yếu 

- xây xẩm , chóng mặt, đổ mồ hôi. 

Liều lượng - Cách dùng

- trẻ em từ 5 đến 10 tuổi - mỗi lần 1 viên

- trẻ em từ 10 đến 15 tuổi - mỗi lần 2 viên

- từ 15 tuổi trở lên             - mỗi lần 3 viên

ngày uống 2 lần.

Chống chỉ định:

không dùng cho phụ nữ có thai

trẻ em dưới 5 tuổi

những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc

Thông tin thành phần Thục địa

Mô tả:
Thục địa là phần rễ của Địa hoàng, là cây cỏ, cao 20-30cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Rễ mập thành củ. Lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, mọc tập trung thành hình hoa thị, mép khía răng tròn không đều. Gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp. Hoa hình ống, màu tím đỏ, mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt. Toàn cây có lông mềm.
Tác dụng :
Bộ phận dùng: Củ đã chế biến (Radix Rehmanniae). Loại chắc, mầu đen huyền, mềm, không dính tay, thớ dai là tốt.

Bào chế:

Củ Địa hoàng lấy về, ngâm nước, cạo sạch đất. Lấy những củ vụn nát nấu lấy nước, nước đó tẩm những củ đã được chọn rồi đem đồ, đồ xong lại phơi, phơi khô lại tẩm. Tẩm và đồ như vậy được 9 lần, khi màu thục đen nhánh là được. Khi nấu không dùng nồi kim loại như đồng, sắt. Tuỳ từng nơi, người ta áp dụng cách chế biến có khác nhau, có thể dùng rượu nấu rồi lại dùng nước gừng ngâm, lại nấu tiếp tới khi có thục màu đen. Do cách chế biến mà tính chất của Sinh địa và Thục địa có khác nhau.

Bảo quản:

Đựng trong thùng kín, tránh sâu bọ. Khi dùng thái lát mỏng hoặc nấu thành cao đặc hoặc đập cho bẹp, sấy khô với thuốc khác để làm thuốc hoàn, thuốc tán.

Mô tả Dược liệu:

Vị thuốc Thục địa là loại Sinh địa đã chế biến thành, là phần rễ hình thoi hoặc dải dài 8 – 24 cm, đường kính 2 – 9 cm. Phiến dày hoặc khối không đều. Mặt ngoài bóng. Chất mềm, dai, khó bẻ gẫy. Mặt cắt ngang đen nhánh, mịn bóng. Không mùi, vị ngọt.

Tính vị: Vị ngọt, tính hơi ôn.

Quy kinh: Vào 3 kinh Tâm, Can, Thận.

Thành phần hóa học: B-sitosterol, mannitol, stigmasterol, campesterol, rehmannin, catalpol, arginine, glucose.

Tác dụng:

Bổ âm, dưỡng huyết, sinh tân dịch, tráng thuỷ, thông thận. Dùng để chữa các chứng : Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát. Huyết hư, đánh trống ngực hồi hộp, kinh nguyệt không đều, rong huyết, chóng mặt ù tai, mắt mờ, táo bón.
Chỉ định :
- Bổ thận chữa di tinh, đau lưng, mỏi gối, ngủ ít, đái dầm...

- Bổ huyết điều kinh.

- Trừ hen suyễn do thận hư không nạp được phế khí.

- Làm sáng mắt (chữa quáng gà, giảm thị lực do can thận hư.

- Sinh tân, chỉ khát (chữa đái nhạt - đái đường).

Nên phối hợp vị thuốc với các vị hoá khí như Trần bì, Sa nhân, Sinh khương...để giảm tác dụng gây trệ của Thục địa.
Liều lượng - cách dùng:
12 - 64gam/ 24 giờ.
Chống chỉ định :
Người tỳ vị hư hàn.
Tác dụng phụ
Tiêu chảy, bụng đau, chóng mặt thiếu khí, hồi hộp. Những triệu chứng này thường hết khi ngưng uống thuốc (Chinese Herbal Medicine).

Thông tin thành phần Bạch thược

Mô tả:

Bạch thược là cây thảo sống lâu năm, cao 50-80cm, lá mọc so le, chụm hai hay chụm ba, kép, với 9-12 phần phân chia, các đoạn không đều, hình trái xoan ngọn giáo, dài 8-12cm, rộng 2-4 cm mép nguyên, phía cuống hơi hồng. Hoa rất to mọc đơn độc, có mùi hoa Hồng, trên mỗi thân mang hoa có 1-7 hoa, rộng 10-12cm. Đài có 6 phiến, cánh hoa xếp trên một dãy hoặc hai dãy, màu hồng trước khi nở, rồi chuyển dần sang màu trắng tinh; bao phấn màu da cam. Quả gồm 3-5 lá noãn. Có nhiều thứ trồng khác nhau, có hoa có độ lớn, số lượng cánh hoa, màu sắc... khác nhau. Hoa nở vào tháng 5-6.

Cây thuốc Bạch thược

Phân bố: Cây được trồng nơi núi cao, khí hậu mát, mọc dưới những cây bụi hoặc cây to.

Bộ phận dùng: Củ Thược dược hoa trắng. Radix Paeoniae Alba, thường gọi là Bạch thược. Củ Thược dược hoa đỏ - Radix Paeoniae Rubra, thường gọi là Xích thược.

Thu hái, sơ chế:

Thu hoạch sau 4 năm, vào khoảng tháng 8-10. Đào lên, cắt bỏ thân rễ và rễ con, rửa sạch, ngâm nước 1-2 giờ, ủ 1-2 ngày đêm hoặc có thể đồ. Sau khi đồ, nắn lại cho thẳng rồi phơi hay sấy khô. Có thể bào hay thái mỏng sau khi đồ rồi sao qua. Có khi tẩm giấm rồi sao qua hay sao cháy cạnh, hoặc tẩm rượu sao qua.

Mô tả dược liệu:

Dược liệu Bạch thược là rễ hình trụ tròn, thẳng hoặc hơi uốn cong. Mặt ngoài hơi trắng hoặc hồng nhạt, nhẵn hoặc đôi khi có nếp nhăn dọc và vết tích của rễ nhỏ. Chất rắn chắc, nặng, khó bẻ gẫy. Mặt cắt phẳng màu trắng ngà hoặc hơi phớt hồng.

Tính vị: Vị chua, hơi đắng, tính mát.

Quy kinh: Vào kinh Tâm, Tỳ, Phế, Can.

Thành phần hóa học: Trong rễ có paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyl-paeoniflorin, oxypaeoniflorinone, paeonolide, paeonol... còn có tinh bột, tanin, calci oxalat, tinh dầu, chất béo, chất nhầy, acid benzoic.



Tác dụng :
Bình can chỉ thống, dưỡng huyết điều kinh, liễm âm chỉ hãn, bổ huyết bình can, tiêu sưng viêm, làm mát dịu.
Chỉ định :
- Dùng dạng sống chữa nhức đầu, chân tay đau nhức, trị tả lỵ, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó, đái đường; giải nhiệt, chữa cảm mạo do chứng lo gây nên.

- Dạng sao tẩm chữa các bệnh về huyết, thông kinh nguyệt. Nếu sao cháy cạnh chữa băng huyết. Nếu sao vàng chữa đau bụng kinh, rong kinh…

Liều lượng - cách dùng:
Liều dùng: Ngày dùng 6 -12g, dạng thuốc sắc.

Ðơn thuốc:

+ Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, hoặc máu xấu ứ trệ sinh đau nhức: Bạch thược, Sinh địa mỗi vị 20g, Đương quy 10g,Xuyên khung 4g, Ngưu tất 20g sắc uống.

+ Chữa băng huyết, rong huyết, hành kinh không dứt hoặc ngừng rồi lại thấy: Bạch thược, Trắc bá diệp, sao sém đen, mỗi vị 12-20g sắc uống.

+ Chữa tiêu khát, đái đường: Bạch thược, cam thảo lượng bằng nhau tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3 lần.
Chống chỉ định :
Trúng hàn, đau bụng tiêu chảy, đầy bụng thì không nên dùng.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Hỏi đáp
Thuốc biệt dược
Hoàn sâm nhung TW3

Hoàn sâm nhung TW3

SĐK:V1542-H12-10

Hoàn lục vị TW3

Hoàn lục vị TW3

SĐK:VD-24300-16

Lục vị Vinaplant

Lục vị Vinaplant

SĐK:VD-31891-19

Bổ thận âm ĐDV

SĐK:VD-35155-21

Bát trân

SĐK:VD-35329-21

Nam Dược sáng mắt

SĐK:VD-35331-21

Thuốc gốc

Oseltamivir

Oseltamivir

Dequalinium

Dequalinium chloride

Semaglutide

Semaglutide

Apixaban

Apixaban

Sotalol

Sotalol hydrochloride

Tolvaptan

Tolvaptan

Palbociclib

Palbociclib

Axitinib

Axitinib

Fluticasone

Fluticasone propionate

Cefdinir

Cefdinir

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com