Phalintop
Nhóm sản phẩm: Thuốc có nguồn gốc Thảo dược, Động vật
Dạng bào chế:Dung dịch thuốc nước
Đóng gói:Hộp 10 ống, hộp 20 ống x 10ml; hộp 1 lọ 60ml, 90ml, 100ml, 120ml, 200ml
Thành phần:
10ml dung dịch chứa: Cao lỏng (tương đương với: Đảng sâm nam chế 1,5g; cam thảo 0,5g) 3ml; Dịch chiết men bia (tương đương với men bia 10g) 4ml
SĐK:VD-24094-16
Nhà sản xuất: | Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh - VIỆT NAM | Estore> | |
Nhà đăng ký: | Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh | Estore> | |
Nhà phân phối: | Estore> |
Chỉ định:
Thuốc Phalintop được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp suy dinh dưỡng ở cả độ I và độ II, bao gồm những người bị thể tỳ hư và cam tích.
Thuốc được chỉ định cho những người trải qua tình trạng suy nhược cơ thể, thiếu chất dinh dưỡng, hoặc gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn.
Thuốc này sử dụng cho những người đang gặp các tình trạng như kém ăn, khó tiêu, đầy bụng, và rối loạn tiêu hóa.
Thuốc này cũng được sử dụng cho những người đang gặp tình trạng rối loạn đại tiện, bao gồm các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy.
Sử dụng thuốc cho trẻ em để giúp ăn ngon, ngủ ngon hơn, bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ.
Liều lượng - Cách dùng
Liều dùng của thuốc Phalintop sẽ tùy theo độ tuổi, theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì liều dùng của thuốc như sau:
Trẻ em 1 – 2 tuổi: Dùng 1 ống thuốc Phalintop (tương đương 10ml) mỗi lần.
Trẻ em 3 – 5 tuổi: Dùng 2 ống thuốc Phalintop (tương đương 20ml) mỗi lần.
Trẻ em 6 – 15 tuổi: Dùng từ 2 đến 3 ống thuốc Phalintop (tương đương 20 – 30ml) mỗi lần.
Ngoài liều dùng trên thì bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ/ dược sĩ chuyên môn để có liều lượng sử dụng phù hợp.
Cách dùng
Thuốc Phalintop được bào chế ở dạng dung dịch uống nên dùng theo đường uống.
Muốn sử dụng được thuốc thì trước hết bạn hãy bẻ gãy 2 đầu của ống thuốc Phalintop để mở nắp và thuốc có thể chảy ra.
Sau đó cho thuốc vào một cốc nhỏ, trước khi sử dụng thì bố mẹ nên gạn sang một cốc khác để lấy gặn phía dưới, sử dụng cho đảm bảo. Khi cảm thấy không có dị vật gì trong cốc thuốc thì mới sử dụng.
Chống chỉ định:
Không sử dụng thuốc Phalintop cho những người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
Không sử dụng cho những người bị bệnh tiểu đường.
Không sử dụng cho những người bị bệnh tiểu đường.
Chú ý đề phòng:
Thuốc này được bào chế ở dạng dung dịch thuốc uống, sử dụng thuốc theo đường uống, không sử dụng theo đường tiêm.
Sử dụng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc không gây ảnh hưởng.
Khi bẻ thuốc cần cẩn thận vì có thể làm đứt tay, trước khi bẻ thuốc thì lấy tay búng vào đầu thuốc định bẻ thuốc để thuốc nằm hết phía dưới. Sau khi lấy thuốc xong thì cần vứt vỏ đúng nơi, tránh vứt lung tung.
Nếu như thuốc đã hết hạn thì khuyến cáo không sử dụng.
Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Phalintop trước khi sử dụng.
Thông tin thành phần Cam thảo
Cam thảo là một cây sống lâu năm thân, cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.
Thu hái, chế biến:
Ở những cây đã được 3-4 năm thì thu hoạch vào cuối thu hoặc vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lúc này rễ chắc, nặng, nhiều bột, có chất lượng tốt. Hoặc có thể vào mùa xuân để kết hợp lấy hom giống nhưng chất lượng kém hơn. Rễ to nhỏ đều dùng được. Sau khi thu hoạch, làm sạch đất cát, phân loại to, nhỏ, phơi khô. Tỷ lệ tươi khô 2,5:1. Khi khô được 50%, bó thành bó, sau đó chỉ phơi đầu cắt, không phơi cả rễ, để cho vỏ vẫn giữ được màu nâu đỏ đẹp. Có thể dùng dạng sống (Sinh thảo), hoặc dạng tẩm mật (Chích thảo) hay dạng bột mịn.
Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây Cam thảo.
Bào chế: Rễ phun nước cho mềm, thái phiến, phơi hoặc sấy khô.
Mô tả Dược liệu sạch Cam thảo:
Vị thuốc Cam thảo: là rễ hình trụ tròn không phân nhánh, thẳng, dài khoảng 30cm, đường kính 0,8-2cm. Mặt ngoài màu nâu đất hay đỏ nâu, có nhiều nếp nhăn dọc và lỗ vỏ nằm ngang lồi lên, lưa thưa có vết của rễ con. Mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang màu vàng nhạt, để lộ lớp bần mỏng, tầng sinh gỗ và tia tủy tỏa tròn.
Vị thuốc Cam thảo
Tính vị: Vị ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị, phế và tâm
Thành phần hóa học: Triterpenoids, flavonoids
- Chỉ khái, hóa đàm, kích thích xuất tiết của hầu họng và khí quản, làm cho loãng đàm. Giải nhiệt, chống rối loạn nhịp tim.
- Là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế thuốc chữa cháy.
- Tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà tiêu lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư.
- Là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế thuốc chữa cháy.
- Tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà tiêu lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư.
Chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc, tâm khí hư, táo nhiệt thương tổn tân dịch, viêm họng, đinh nhọt sưng độc, trúng độc, điều hoà các vị thuốc.
Công dụng và liều dùng:
- Làm cho thuốc ngọt dễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc.
- Chữa loét dạ dày và ruột: Ngày uống 4 g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luôn 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.
- Chữa bệnh Ađidơ vì trong cam thảo có axit glyrectic cấu tạo như coctison, nên có tác dụng tới sự chuyển hóa các chất như điện giải cơ thể giữ lại natri và clorua trong cơ thể giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điều trị bệnh Ađidơ.
- Cam thảo kỵ Đại kích, Cam toại, Nguyên hoa, Hải tảo
- Tỳ vị hư yếu, tích trệ không dùng.
- Tỳ vị hư yếu, tích trệ không dùng.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ