Sulfarin

Sulfarin
Dạng bào chế:Thuốc nhỏ mũi
Đóng gói:Hộp 50 lọ x 8ml thuốc nhỏ mũi

Thành phần:

Hàm lượng:
8ml
SĐK:VNB-0777-01
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần TRAPHACO - VIỆT NAM Estore>
Nhà đăng ký: Estore>
Nhà phân phối: Estore>

Thông tin thành phần Ephedrine

Dược lực:
Ephedrine là thuốc giống thần kinh giao cảm.
Dược động học :
Ephedrin được hấp thu dễ dàng và hoàn toàn tại ống tiêu hóa. Thuốc không bị tác động của enzym monoamin oxydase và đào thải nhiều qua nước tiểu dưới dạng không biến đổi. Nửa đời trong huyết tương từ 3 đến 6 giờ, tùy thuộc vào pH của nước tiểu:nước tiểu càng acid thì đào thải càng tăng và nửa đời càng ngắn.
Tác dụng :
Ephedrin là thuốc giống thần kinh giao cảm có tác dụng trực tiếp và gián tiếp lên các thụ thể adrenergic. Thuốc có tác dụng lên cả thụ thể alpha và beta, chủ yếu nhờ giải phóng noradrenalin hệ thần kinh trung ương. So với tác dụng của adrenalin thì ephedrin có tác dụng yếu hơn nhưng kéo dài hơn. Với liều điều trị, ephedrin làm tăng huyết áp do tăng lưu lượng tim và co mạch ngoại vi. Nhịp tim nhanh có thể xảy ra nhưng không hay gặp bằng adrenalin. Ephedrin còn gây giãn phế quản, giảm trương lực và nhu động ruột, làm giãn cơ thành bàng quang, trong khi làm co cơ thắt cổ bàng quang nhưng lại làm giãn cơ mu bàng quang và thường làm giảm co bóp tử cung. Thuốc kích thích trung tâm hô hấp, làm giãn đồng tử nhưng không ảnh hưởng lên phản xạ ánh sáng. Sau khi dùng ephedrin một thời gian có thể có hiện tượng quen thuốc, đòi hỏi phải tăng liều.
Chỉ định :
Điều trị triệu chứng sung huyết mũi, thường đi kèm với cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang. 

Đề phòng co thắt phế quản trong hen (nhưng không phải là thuốc chọn đầu tiên).
Liều lượng - cách dùng:
Điều trị sung huyết mũi kèm theo cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi hay viêm xoang: nhỏ mũi hay xịt dung dịch 0,5% (với trẻ nhỏ: dung dịch 0,25 – 0,5%). Không dùng quá 7 ngày liền, không nên dùng cho trẻ dưới 3 tuổi. 

Phòng cơn co thắt phế quản trong bệnh hen: ephedrin hydroclorid hay ephedrin sulfat uống 15 đến 60mg, chia làm 3 đến 4 lần mỗi ngày, hoặc tiêm dưới da 15 – 50mg, nếu cần có thể tiêm nhắc lại, tối đa 150mg/ngày. 

Hiện nay ephedrin không được coi là thuốc chọn lọc để chữa hen nữa, người ta ưa dùng các thuốc kích thích chọn lọc lên thụ thể beta 2 hơn, ví dụ như salbutamol.
Chống chỉ định :
Người bệnh quá mẫn với ephedrin.
Người bệnh tăng huyết áp.
Người bệnh đang điều trị bằng thuốc ức chế monoaminoxydase.
Người bệnh cường giáp và không điều chỉnh được.
Người bệnh hạ kali huyết chưa được điều trị.
Tác dụng phụ
Ephedrin có thể gây bí đái. Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra ngay với liều thường dùng. Không loại trừ khả năng gây nghiện thuốc kiểu amphetamin.
Thường gặp:
Tuần hoàn: đánh trống ngực.
Thần kinh trung ương: ở người bệnh nhạy cảm, ngay cả với liều thấp ephedrin cũng có thể gây mất ngủ, lo lắng và lú lẫn, đặc biệt khi dùng đồng thời với cafein.
Tiết niệu: bí đái, đái khó.
Ít gặp:
Toàn thân: chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi.
Tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn.
Thần kinh: run, mất ngủ, lo lắng, bồn chồn.
Cơ xương: yếu cơ.
Khác: khát.
Hiếm gặp:
Tiêm ephedrin trong lúc đẻ có thể gây nhịp tim thai nhanh.
Ephedrin có thể gây an thần nghịch thường ở trẻ em.
Tự dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến loạn tâm thần, nghiện thuốc.

Thông tin thành phần Sulfacetamide

Dược lực:

Sulfacetamide là sulfonamid kháng khuẩn.

Dược động học :

Sulfacetamid được hấp thu không đáng kể qua niêm mạc. Nhưng sau khi nhỏ dung dịch sulfacetamid 30% vào mắt thì một lượng nhỏ có thể được hấp thu vào giác mạc.
Tác dụng :
Sulfacetamid natri là một dẫn chất sulfonamid dễ tan trong nước, cho dung dịch trung tính nên ít kích ứng kết mạc hơn các sulfonamid khác và thường được sử dụng thuốc nhỏ mắt. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn nhưng ở nồng độ rất cao có thể có tác dụng diệt khuẩn. Sulfacetamid cản trở vi khuẩn sử dụng acid para aminobenzoic (PABA) hoặc acid para aminobenzoic glutamic trong quá trình sinh tổng hợp acid folic, cần thiết cho sự phát triển của các vi khuẩn nhạy cảm. Chỉ những vi khuẩn tự tổng hợp acid folic mới bị ức chế bởi các sulfonamid. Tác dụng chống vi khuẩn của sulfonamid bị giảm khi có máu hoặc có mủ vì chúng có chứa acid para-aminobenzoic.
Phổ tác dụng: In vitro, sulfonamid có phổ tác dụng kháng khuẩn rộng chống vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm và một số vi khuẩn khác bao gồm: Chlamydia trachomatis.
Những vi khuẩn kháng với một sulfonanid thường kháng chéo với tất cả các sulfonamid. Những vi khuẩn kháng cao với sulfonamid thường kháng vĩnh viễn, nhưng trường hợp kháng nhẹ và trung bình thì có thể lại nhạy cảm.
Chỉ định :
Nhiễm trùng mắt do vi khuẩn nhạy cảm như viêm kết mạc, loét giác mạc, bệnh mắt hột & mắt hột bội nhiễm.
Phòng nhiễm khuẩn sau khi lấy dị vật hoặc khi có tổn thương ở mắt.
Liều lượng - cách dùng:
Nhỏ mắt 5-6 lần/ngày.
Chống chỉ định :
Quá mẫn cảm với sulfamide.
Tác dụng phụ
Dùng lâu có thể gây viêm kết mạc-mí mắt.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Hỏi đáp
Thuốc biệt dược

C-Cold

SĐK:VN-5495-08

Coughtex

SĐK:VN-5332-08

Sulfadrin

SĐK:VD-1226-06

Sulfedrin

SĐK:VNA-3198-00

Rhinarin

SĐK:VNA-4006-01

Sunfarin

SĐK:VNA-0395-02

sunfarin 1%

SĐK:V1290-h12-06

Sulfarin

SĐK:VD-1954-06

Thuốc gốc

Acid acetic

Axit axetic

Aflibercept

Aflibercept

Brolucizumab

brolucizumab

BRIZO-EYE 1%

Brinzolamide 50mg

Pilocarpin

Pilocarpine

Idoxuridin

Idoxuridine

Carteolol

Carteolol

Sulfacetamide

Sulfacetamide

Salicylic acid

Acid salicylic

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com