Thuốc Tussistad: công dụng, cách dùng
Xin được tư vấn bệnh : Tôi bị viêm phế quản. Có uống thuốc theo đơn thuốc bệnh viện có huốc Tussistad .xin bs cho thông tin về loại thuốc này.Cảm ơn bs
Trả lời:
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Tên biệt dược: Tussistad
1. Dạng bào chế và hàm lượng
- Dạng bào chế: Siro
- Thành phần: Trong 5 ml siro chứa:
Dextromethorphan HBr …………………. 5 mg
Clorpheniramin maleat ………………. 1,33 mg
Glyceryl guaiacolat …………………….. 50 mg
Amoni clorid …………………………… 50 mg
Natri citrate ……………………………..133 mg
2. Tác dụng của thuốc Tussistad
Thuốc Tussistad có tác dụng giúp kiểm soát các cơn ho do cảm lạnh, cúm, lao, viêm phế quản, ho gà, sởi, viêm phổi, viêm phổi - phế quản, viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm khí phế quản cấp, màng phổi bị kích ứng, hút thuốc lá quá độ, hít phải chất kích ứng và ho có nguồn gốc tâm sinh.
3. Cơ chế tác dụng của thuốc Tussistad
Cơ chế tác dụng của thuốc Tussistad là sự hiệp đồng của các thành phần, cụ thể:
- Dextromethorphan hydrobromid: Ức chế lên trung tâm ho ở hành não, từ đó làm giảm ho.
- Clorpheniramin maleat: Có tác dụng phong bế cạnh tranh thụ thể histamin H1, nhờ đó làm giảm tác dụng của histamin liên quan đến những biểu hiện dị ứng của các bệnh viêm đường hô hấp trên. Những thuốc phong bế thụ thể histamin H1 làm ức chế hoạt động của histamin trên cơ trơn, tính thấm mao mạch và có thể có cả hai tác dụng kích thích và ức chế hệ thần kinh trung ương.
- Glyceryl guaiacolat: Kích thích thụ thể ở niêm mạc dạ dày, làm tăng tiết dịch từ các tuyến tiết của hệ tiêu hóa và làm tăng lượng dịch từ các tuyến niêm mạc đường hô hấp. Kết quả là làm tăng thể tích và giảm độ nhớt của dịch tiết phế quản.
- Amoni clorid: Được sử dụng như một chất long đàm trong điều trị các chứng ho bằng cách kích thích các tuyến chất nhầy ở cuống phổi.
4. Dược động học của thuốc Tussistad
Thuốc Tussistad là sự kết hợp của 5 thành phần hoạt chất, dưới đây là dược động học của từng thành phần hoạt chất có trong thuốc Tussistad:
- Dextromethorphan hydrobromid: Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, có tác dụng sau khi uống 15 – 30 phút và kéo dài khoảng 3 – 6 giờ. Thuốc được chuyển hóa tại gan và bài tiết qua đường nước tiểu dưới dạng không biến đổi.
- Clorpheniramin maleat: Hấp thu tương đối chậm qua đường tiêu hóa, nồng độ đạt đỉnh trong huyết tương sau khi uống trong khoảng 2,5 – 6 giờ. Sinh khả dụng thấp, đạt từ 25 – 50%. Khoảng 70% Clorpheniramin kết hợp với protein huyết tương. Thời gian bán thải khác nhau giữa các cá thể, từ 2 – 43 giờ. Thuốc được phân bố rộng khắp cơ thể và thấm được vào hệ thần kinh trung ương. Clorpheniramin được đào thải qua nước tiểu dưới dạng không biết đổi và dạng chuyển hóa.
- Glyceryl guaiacolat: Hấp thu tốt qua đường
tiêu hóa và được chuyển hóa và thải trừ qua đường nước tiểu.
- Amoni chlorid: Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Ion amoni được chuyển đổi thành urê trong gan, các anion clorid được phóng thích vào máu và dịch ngoại bào gây ra toan chuyển hóa và làm giảm độ pH nước tiểu.
- Natri citrat: Được chuyển hóa mạnh, dưới 5% liều uống được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi.
5. Liều dùng của thuốc Tussistad
Trẻ từ 2 – 6 tuổi: Uống 5 ml (1 muỗng cà phê), chia thành 3 – 4 lần/ ngày, cách nhau 6 – 8 giờ hoặc theo chỉ dẫn khác của bác sỹ, dược sỹ.
Trẻ từ 7 – 12 tuổi: Uống 10 ml (2 muỗng cà phê), chia thành 3 – 4 lần/ ngày, cách nhau 6 – 8 giờ hoặc theo chỉ dẫn khác của bác sỹ, dược sỹ.
Người > 12 tuổi: Uống 15 ml (1 muỗng canh), chia thành 3 – 4 lần/ ngày, cách nhau 6 – 8 giờ hoặc theo chỉ dẫn khác của bác sỹ, dược sỹ.
6. Cách dùng của thuốc Tussistad
Dùng đường uống
7. Tác dụng phụ của thuốc Tussistad
Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Tussistad bao gồm: Ngủ gà, an thần, nhìn mờ, khô miệng, buồn nôn, nôn, táo bón, đau thượng vị, mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, đỏ bừng, nổi mề đay, suy hô hấp.
Đây không phải là tất cả các tác dụng phụ của thuốc Tussistad không phải ai cũng có biểu hiện các triệu chứng như trên. Bạn nên thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ khi gặp phải các triệu chứng bất thường.
8. Thận trọng khi sử dụng thuốc Tussistad
Trước khi sử dụng thuốc Tussistad, bạn nên thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ:
- Những loại thuốc mà bạn bị dị ứng hoặc bạn bị di ứng với các thành phần của thuốc Tussistad.
- Những thuốc, thực phẩm chức năng mà bạn đang hoặc dự định sẽ dùng. Những thuốc, sản phẩm thực phẩm chức năng đó có thể gây tương tác làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ có hại cho bạn.
- Bạn có thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú: Vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu về độ an toàn của thuốc Tussistad khi sử dụng cho nhóm đối tượng này. Do đó, trước khi sử dụng cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
- Bạn đang mắc bệnh gan, thận hoặc đã mắc bệnh gan, thận.
- Bệnh nhân bị suy hô hấp tiến triển, hen xuyễn.
- Bệnh nhân bị glocom góc hẹp.
- Bệnh nhân bị tắc cổ bàng quang.
9. Tương tác của thuốc Tussistad
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc hoặc gia tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ có hại. Vì vậy, để tránh xảy ra tương tác thuốc trong quá trình điều trị, bạn nên thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ những thuốc, thực phẩm chức năng, thảo dược mà bạn đang hoặc dự định sẽ dùng trong quá trình điều trị thuốc Tussistad.
Cần cân nhắc việc sử dụng đồng thời thuốc Tussistad với thuốc ức chế MAO (amiodaron, haloperidol, propafenon, quinidin, SSRIs và thioridazin…), thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc chống loạn nhịp (Quinidin), rượu, thuốc an thần, phenytonin.
10. Quá liều/ Xử trí
Khi dùng quá liều thuốc Tussistad có thể sẽ gây ra các triệu chứng như sau:
Trẻ em: Sốt cao, co giật
Người lớn: Mất ngủ, bồn chồn, tim đập nhanh, run, co giật cơ và các cơn động kinh.
Bạn cần đưa ngay người bệnh đến các bệnh viện để các bác sỹ xử lý kịp thời
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ