Bong tróc da và nứt đầu ngón tay
Xin chào bác sỹ, mười đầu ngón tay của cháu tôi bị tróc da, nứt nẻ, nếu dùng xà phòng hay nước rửa chén càng bị nặng hơn . tôi đã đưa cháu đi khám thì họ bảo nấm cho thuốc về uông và bôi nhưng vẫn không đỡ, đặc biệt là về mùa đông nó nứt chảy máu ra rất đau kính nhờ bác sỹ tư vấn dùm xem bị bệnh gì tôi xin chân thành cảm ơn
Trả lời: Theo mô tả trong thư thì có thể cháu bạn bị bệnh viêm da bàn tay, bàn chân hay còn gọi là bệnh á sừng. Bệnh không phải do thiếu vitamin C hay nấm như người ta vẫn tưởng. Nguyên nhân là do ngày nay chúng ta phải tiếp xúc quá nhiều các chất hoá học không có lợi cho sức khỏe. Phần lớn các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt hàng ngày như xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh, một số loại xà phòng dùng cho máy giặt có hàm lượng chất tẩy trắng cao tổn hại đến sự bền vững của các tế bào da.
Khi tiếp xúc với bột giặt nhiều; tay chân phải ngâm nước thường xuyên, lớp tế bào sừng ở ngoài cùng có tác dụng bảo vệ da bị bong đi. Lớp tế bào bên trong lại chưa kịp trưởng thành đầy đủ để chống đối với môi trường bên ngoài (cũng lại là các chất tẩy rửa), sẽ bong hết lần này đến lần khác, có thể bong thành mảng lớn khi bị ngâm nước nhiều.
Ngoài ra, bệnh á sừng còn chịu tác động của nhiều yếu tố thông thường như sự thay đổi thời tiết, thức ăn có chứa các protein có trọng lượng phân tử cao như tôm, cua, cá, nhộng...; dễ xuất hiện hơn cả với người có cơ địa dễ dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa. Nếu phản ứng mạnh hơn, da có thể bị đỏ lên, sưng nề nhẹ, ngứa; sau đó tại các vùng da này có thể nổi sẩn hoặc những mụn nước nhỏ như rôm hoặc lớn hơn. Khi bệnh kéo dài, thượng bì mất nước thường xuyên, da khô và bong vảy nhiều hơn; đôi khi nứt nẻ, chảy máu gây đau.
Điều trị bệnh á sừng
Ngay khi phát hiện thấy những triệu chứng mà bệnh xuất hiện thì bạn nên điều trị cho cháu ngay để hạn chế tình trạng viêm nhiễm lan rộng gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bé. Để điều trị bệnh á sừng thường có thể áp dụng 2 phương pháp đó là dùng thuốc Tây y và thuốc Đông y, bạn có thể tham khảo cả 2 phương pháp này để cân nhắc điều trị bệnh á sừng.
Điều trị bệnh á sừng theo phương pháp Tây y
Với phương pháp chữa bệnh á sừng bằng tây y, loại thuốc bôi được sử dụng chủ yếu là những thuốc có chứa chất kháng viêm để giảm hiện tượng viêm. Trong trường hợp bệnh nhân nặng thì có thể phải sử dụng thêm các thuốc uống chống viêm, tránh tình trạng bệnh bùng phát trên diện rộng như kháng sinh, giảm đau.
Kết hợp với đó, bệnh nhân nên dùng các sản phẩm tăng độ ẩm, làm mềm mịn những vùng da bị dày sừng. Người bị bệnh á sừng cũng nên uống thêm các vitamin A, C, E hoặc dùng nhiều loại thực phẩm chứa các vitamin trên để giúp những vùng da bị tổn thường tái tạo nhanh hơn cũng như tăng sức khỏe cho da. Một số loại thuốc thường dùng như:
- Giữ cho da luôn sạch, có thể bôi các chất làm ẩm da, làm dịu da khiến da bớt viêm và bớt rát về mùa khô như: Aderma-Exomega cream (là chất được chiết xuất từ yến mạch, acid béo omega, vitamin E, glycerin... ). Bạn thoa ngày 2 lần sau khi đã rửa sạch da.
- Uống các vitamin nhóm B như BC complex ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, Vitamin A 5.000UI uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 10 ngày.
Trong quá trình sử dụng các loại thuốc trên người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên dùng thuốc cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Nhiều trẻ nhỏ do làm dụng thuốc nên đã gây kích ứng nàn da mẫn cảm của bé.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị bệnh á sừng
Khi điều trị bệnh á sừng, ngoài việc lựa chọn cho mình loại thuốc trị bệnh hiệu quả thì chế độ ăn uống và sinh hoạt là vô cùng quan trọng. Một số lời khuyên về chế độ ăn uống sinh hoạt trong khi điều trị bệnh á sừng như sau:
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: xà phòng, dầu gội, sữa tắm, nước rửa bát… phải đeo găng tay khi tiếp xúc với các hóa chất đó. Nếu được bạn nên lựa chọn các loại thảo dược thiên nhiên để tắm sạch da.
- Thận trong với thời tiết: Khi thời tiết thay đổi, những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với môi trường, cần phải chú ý trang bị đầy đủ như: đeo kính, khẩu trang, găng tay…
- Hạn chế gãi, chà xát mạnh vùng da bị bệnh, tránh gây chảy máu dẫn đến nhiễm trùng.
- Mùa đông nên đi tất đi găng tay sớm hơn người khác để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ làm nứt nẻ.
- Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là dùng các loại thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải…
- Thận trọng với những loại đồ ăn có nhiều protein và tanh: Tôm, cua, cá, lạp xưởng...
- Uống nhiều nước.
- Chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để bài tiết mồ hôi
Bệnh á sừng là bệnh ngoài da nhưng tuyệt đối mọi người không nên xem thường, vì nhiều trường hợp viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn da do vi khuẩn. Khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
Chúc bạn mau khỏi!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Khi tiếp xúc với bột giặt nhiều; tay chân phải ngâm nước thường xuyên, lớp tế bào sừng ở ngoài cùng có tác dụng bảo vệ da bị bong đi. Lớp tế bào bên trong lại chưa kịp trưởng thành đầy đủ để chống đối với môi trường bên ngoài (cũng lại là các chất tẩy rửa), sẽ bong hết lần này đến lần khác, có thể bong thành mảng lớn khi bị ngâm nước nhiều.
Ngoài ra, bệnh á sừng còn chịu tác động của nhiều yếu tố thông thường như sự thay đổi thời tiết, thức ăn có chứa các protein có trọng lượng phân tử cao như tôm, cua, cá, nhộng...; dễ xuất hiện hơn cả với người có cơ địa dễ dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa. Nếu phản ứng mạnh hơn, da có thể bị đỏ lên, sưng nề nhẹ, ngứa; sau đó tại các vùng da này có thể nổi sẩn hoặc những mụn nước nhỏ như rôm hoặc lớn hơn. Khi bệnh kéo dài, thượng bì mất nước thường xuyên, da khô và bong vảy nhiều hơn; đôi khi nứt nẻ, chảy máu gây đau.
Điều trị bệnh á sừng
Ngay khi phát hiện thấy những triệu chứng mà bệnh xuất hiện thì bạn nên điều trị cho cháu ngay để hạn chế tình trạng viêm nhiễm lan rộng gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bé. Để điều trị bệnh á sừng thường có thể áp dụng 2 phương pháp đó là dùng thuốc Tây y và thuốc Đông y, bạn có thể tham khảo cả 2 phương pháp này để cân nhắc điều trị bệnh á sừng.
Điều trị bệnh á sừng theo phương pháp Tây y
Với phương pháp chữa bệnh á sừng bằng tây y, loại thuốc bôi được sử dụng chủ yếu là những thuốc có chứa chất kháng viêm để giảm hiện tượng viêm. Trong trường hợp bệnh nhân nặng thì có thể phải sử dụng thêm các thuốc uống chống viêm, tránh tình trạng bệnh bùng phát trên diện rộng như kháng sinh, giảm đau.
Kết hợp với đó, bệnh nhân nên dùng các sản phẩm tăng độ ẩm, làm mềm mịn những vùng da bị dày sừng. Người bị bệnh á sừng cũng nên uống thêm các vitamin A, C, E hoặc dùng nhiều loại thực phẩm chứa các vitamin trên để giúp những vùng da bị tổn thường tái tạo nhanh hơn cũng như tăng sức khỏe cho da. Một số loại thuốc thường dùng như:
- Giữ cho da luôn sạch, có thể bôi các chất làm ẩm da, làm dịu da khiến da bớt viêm và bớt rát về mùa khô như: Aderma-Exomega cream (là chất được chiết xuất từ yến mạch, acid béo omega, vitamin E, glycerin... ). Bạn thoa ngày 2 lần sau khi đã rửa sạch da.
- Uống các vitamin nhóm B như BC complex ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, Vitamin A 5.000UI uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 10 ngày.
Trong quá trình sử dụng các loại thuốc trên người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên dùng thuốc cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Nhiều trẻ nhỏ do làm dụng thuốc nên đã gây kích ứng nàn da mẫn cảm của bé.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị bệnh á sừng
Khi điều trị bệnh á sừng, ngoài việc lựa chọn cho mình loại thuốc trị bệnh hiệu quả thì chế độ ăn uống và sinh hoạt là vô cùng quan trọng. Một số lời khuyên về chế độ ăn uống sinh hoạt trong khi điều trị bệnh á sừng như sau:
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: xà phòng, dầu gội, sữa tắm, nước rửa bát… phải đeo găng tay khi tiếp xúc với các hóa chất đó. Nếu được bạn nên lựa chọn các loại thảo dược thiên nhiên để tắm sạch da.
- Thận trong với thời tiết: Khi thời tiết thay đổi, những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với môi trường, cần phải chú ý trang bị đầy đủ như: đeo kính, khẩu trang, găng tay…
- Hạn chế gãi, chà xát mạnh vùng da bị bệnh, tránh gây chảy máu dẫn đến nhiễm trùng.
- Mùa đông nên đi tất đi găng tay sớm hơn người khác để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ làm nứt nẻ.
- Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là dùng các loại thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải…
- Thận trọng với những loại đồ ăn có nhiều protein và tanh: Tôm, cua, cá, lạp xưởng...
- Uống nhiều nước.
- Chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để bài tiết mồ hôi
Bệnh á sừng là bệnh ngoài da nhưng tuyệt đối mọi người không nên xem thường, vì nhiều trường hợp viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn da do vi khuẩn. Khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
Chúc bạn mau khỏi!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
TAG: bong da đầu ngón taynứt đầu ngón tayviêm da taybệnh á sừng
- Điều trị bong da ở đầu ngón tay