Bướu mỡ là gì, cách điều trị bướu mỡ
Thưa Bác Sỹ! trong cơ thể tôi có rất nhiều bướu mỡ vị trí: ở cánh tay; bụng; đùi..tôi không biết bệnh này điều trị như thế nào ? có ảnh hưởng đến sức khoẻ không ? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Bướu mỡ là một tổ chức thường thấy xuất hiện ở dưới da và ở bất cứ chỗ nào (bụng, vai, lưng, mặt, cổ, tay, chân, mông...). Bướu mỡ gồm một màng mỏng, bao bọc một khối tế bào mỡ, có mạch máu nuôi. Bướu có thể nhỏ chừng vài milimét nhưng cũng có thể lớn đến 10, 15 centimét. Ở những nơi nền xương tiếp giáp với da (trán chẳng hạn), bướu có khuynh hướng lan toả theo chiều rộng. Còn ở nơi nhiều mỡ hoặc cơ (lưng, bụng, mông...), bướu thường phát triển theo cả chiều ngang lẫn chiều sâu. Một hoặc nhiều bướu mỡ có thể xuất hiện cùng một lúc. Đa phần bướu mỡ là lành tính.
Bướu mỡ không nguy hiểm, nhưng làm giảm thẩm mỹ nếu nó mọc trên mặt, cánh tay... Đôi khi bướu lớn quá, gây chèn ép thần kinh thì có thể có cảm giác đau nhẹ. Nguyên nhân xuất hiện của bướu là do rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Để đánh giá rối loạn này, cần làm những xét nghiệm về chuyển hóa nhưng khó chữa, và không phải cứ kiêng ăn mỡ là sẽ hết bướu mỡ đâu.
Do bướu mỡ hiền lành như vậy nên không cần thiết phải bỏ chúng đi. Hiện chưa có biện pháp nào giúp ngăn chặn cho cơ thể đừng bị mọc bướu mỡ, hoặc làm chúng nhỏ lại được.
Với những trường hợp như: bướu mỡ trở nên đau, bị nhiễm trùng tái đi tái lại, chảy dịch có mùi hôi, việc mọc bướu mỡ gây ảnh hưởng đến vận động hoặc chức năng của vùng cơ thể liên quan, gia tăng kích thước, hoặc gây ảnh hưởng thẩm mỹ hay gây khó chịu cho người bệnh thì, có thể can thiệp bằng cách phẫu thuật cắt bỏ.
Để giải quyết bướu, chỉ có một cách duy nhất là mổ, bóc tách nó ra. Đây là tiểu phẫu, chỉ cần gây tê. Nếu thầy thuốc có tay nghề cao, bướu được lấy ra nguyên khối, không bể, vỡ, hạn chế nhiễm trùng hoặc tái phát. Khi khâu, thầy thuốc sẽ khâu bằng loại chỉ rất nhỏ (nhỏ hơn cả sợi tóc). Và nếu cơ địa của bạn không bị "lồi", không nhiễm trùng sau mổ thì sẹo chỉ là một vết nhỏ, mờ nhạt.
Gần đây, y văn cũng ghi nhận các biện pháp trị liệu bướu mỡ không gây sẹo như chích các chất làm tiêu hủy mỡ hoặc dùng sóng siêu âm để phá hủy mô mỡ, việc làm này tương tự như dùng sóng siêu âm để tán sỏi thận mà chúng ta đã nghe qua.
Bạn có thể đang bị bướu tuyến bã hoặc bướu mỡ, cả hai đều là bướu lành, nhưng những bất thường mới phát hiện gần đây thì bạn nên đi khám ngay chuyên khoa ung bướu.
Chúc bạn sức khỏe!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Bướu mỡ không nguy hiểm, nhưng làm giảm thẩm mỹ nếu nó mọc trên mặt, cánh tay... Đôi khi bướu lớn quá, gây chèn ép thần kinh thì có thể có cảm giác đau nhẹ. Nguyên nhân xuất hiện của bướu là do rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Để đánh giá rối loạn này, cần làm những xét nghiệm về chuyển hóa nhưng khó chữa, và không phải cứ kiêng ăn mỡ là sẽ hết bướu mỡ đâu.
Do bướu mỡ hiền lành như vậy nên không cần thiết phải bỏ chúng đi. Hiện chưa có biện pháp nào giúp ngăn chặn cho cơ thể đừng bị mọc bướu mỡ, hoặc làm chúng nhỏ lại được.
Với những trường hợp như: bướu mỡ trở nên đau, bị nhiễm trùng tái đi tái lại, chảy dịch có mùi hôi, việc mọc bướu mỡ gây ảnh hưởng đến vận động hoặc chức năng của vùng cơ thể liên quan, gia tăng kích thước, hoặc gây ảnh hưởng thẩm mỹ hay gây khó chịu cho người bệnh thì, có thể can thiệp bằng cách phẫu thuật cắt bỏ.
Để giải quyết bướu, chỉ có một cách duy nhất là mổ, bóc tách nó ra. Đây là tiểu phẫu, chỉ cần gây tê. Nếu thầy thuốc có tay nghề cao, bướu được lấy ra nguyên khối, không bể, vỡ, hạn chế nhiễm trùng hoặc tái phát. Khi khâu, thầy thuốc sẽ khâu bằng loại chỉ rất nhỏ (nhỏ hơn cả sợi tóc). Và nếu cơ địa của bạn không bị "lồi", không nhiễm trùng sau mổ thì sẹo chỉ là một vết nhỏ, mờ nhạt.
Gần đây, y văn cũng ghi nhận các biện pháp trị liệu bướu mỡ không gây sẹo như chích các chất làm tiêu hủy mỡ hoặc dùng sóng siêu âm để phá hủy mô mỡ, việc làm này tương tự như dùng sóng siêu âm để tán sỏi thận mà chúng ta đã nghe qua.
Bạn có thể đang bị bướu tuyến bã hoặc bướu mỡ, cả hai đều là bướu lành, nhưng những bất thường mới phát hiện gần đây thì bạn nên đi khám ngay chuyên khoa ung bướu.
Chúc bạn sức khỏe!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
TAG: bướu mỡđiều trị bướu mỡbướu mỡ có ảnh hưởng đến sức khỏe không
- Bướu mỡ và cách trị bướu mỡ