Các loại rau, củ, quả màu tím có khả năng trị đái tháo đường
Anthocyanin trong thực vật có đặc tính làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, một bài báo đánh giá mới cho thấy. Anthocyanin là các sắc tố màu đỏ, tím và xanh có trong trái cây, rau, củ.Ảnh minh họa
Các sắc tố đỏ, tím và xanh lam trong trái cây, rau và củ được gọi là anthocyanin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng, hệ vi sinh vật đường ruột và tình trạng viêm nhiễm. Một bài báo đánh giá mới so sánh các kết quả nghiên cứu trong chủ đề cho thấy rằng tác dụng có lợi của anthocyanin đối với bệnh tiểu đường loại 2 sẽ tăng lên nếu anthocyanin bị acyl hóa, nghĩa là một nhóm acyl được thêm vào các gốc đường của anthocyanin.
Một lượng lớn anthocyanin acyl hóa có thể được tìm thấy trong khoai tây tím, khoai lang tím, củ cải, cà rốt tím và bắp cải đỏ, trong khi quả việt quất và dâu tằm chứa hầu hết anthocyanin không acyl hóa. Anthocyanin acyl hóa được hấp thụ kém trong quá trình tiêu hóa, nhưng chúng có đặc tính sinh học và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hiệu quả hơn so với anthocyanin không acyl hóa.
Nhà nghiên cứu sau tiến sĩ Kang Chen tại Đơn vị Khoa học Thực phẩm, Đại học Turku, Phần Lan cho biết: "Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngoài việc thay đổi các tính chất vật lý và hóa học, quá trình acyl hóa ảnh hưởng đến cách hấp thụ và chuyển hóa anthocyanin".
Anthocyanin acyl hóa là chất chống oxy hóa hiệu quả hơn so với anthocyanin không acyl hóa và chúng cũng có thể cải thiện hàng rào ruột cho phép hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Hơn nữa, các anthocyanin đã acyl hóa duy trì cân bằng nội môi của hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn chặn các con đường gây viêm và điều chỉnh quá trình chuyển hóa glucose và lipid.
Chen cho biết: "Kiểu gen của cây xác định loại anthocyanin mà chúng tạo ra. Nói chung, các loại rau màu tím chứa nhiều anthocyanin đã được acyl hóa. Ngoài ra, khoai tây tím, đặc biệt là giống Phần Lan có tên là 'Synkeä Sakari', có nhiều anthocyanin đã được acyl hóa".
Anthocyanin acyl hóa đi qua cơ thể chúng ta từ đường tiêu hóa trên đến đại tràng, nơi chúng được chuyển hóa bởi hệ vi sinh vật đường ruột. Các chất vận chuyển glucose tham gia vào quá trình hấp thụ anthocyanin, nhưng các chất vận chuyển glucose khác nhau chịu trách nhiệm hấp thụ anthocyanin acyl hóa và không acyl hóa. Các anthocyanin acyl hóa và không acyl hóa cũng có những tác động khác nhau đối với các enzym tham gia vào quá trình trao đổi chất.
"Nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng anthocyanin acyl hóa và không acyl hóa có thể tác động đến bệnh tiểu đường loại 2 theo những cách khác nhau," Chen tóm tắt.
Theo Science daily
- Sử dụng rượu có thể làm thay đổi vi khuẩn đường ruột(13/8/2022)
- Bệnh tiểu đường có thể làm suy yếu răng và thúc đẩy bệnh sâu răng(3/6/2022)
- Thay đổi lối sống để ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường Loại 2(29/5/2022)
- Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đái tháo đường(12/5/2022)
- Hormone mới được xác định có thể là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2(14/12/2021)
- Chăm sóc bàn chân đái tháo đường sao cho đúng cách (3/11/2021)
Các bài khác
- Xịt mũi họng lợi khuẩn Altawell Bionasa - TBYT - Tác dụng, liều dùng, cách dùng (25/10/2024)
- Itovebi là thuốc gì?(18/10/2024)
- Sản phẩm từ thiên nhiên có thực sự hiệu quả với bệnh Tai Mũi Họng ở trẻ? Lời giải đáp từ Otosan(16/10/2024)
- Combo sản phẩm cho bà bầu bị viêm mũi xoang(16/10/2024)
- Thuốc Cobenfy trị bệnh tâm thần phân liệt(16/10/2024)
- Thuốc Yorvipath điều trị bệnh suy tuyến cận giáp ở người lớn(14/10/2024)
- Itovebi điều trị kết hợp ung thư vú tiến triển dương tính với thụ thể hormone(14/10/2024)
- Siro ho Otosan Fortuss - Công thức giàu hoạt tính từ mật ong Manuka & 7 loại thảo dược(14/10/2024)
- Thuốc Miplyffa để điều trị bệnh Niemann-Pick loại C(6/10/2024)
- Thuốc Aqneursa điều trị bệnh Niemann-Pick loại C(4/10/2024)