Những lợi ích không ngờ của thói quen tắm nước lạnh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của việc tắm nước lạnh, nhất là vào buổi sángẢnh minh họa
Tăng cường hệ miễn dịch
Hơn 3.000 người tham gia nghiên cứu tại Hà Lan năm 2015 được chia thành 4 nhóm và được yêu cầu tắm nước ấm mỗi ngày trong suốt một tháng. Trong đó, 3 nhóm được yêu cầu kết thúc quá trình tắm bằng nước lạnh trong vòng 30 giây, 60 giây và 90 giây. Nhóm đối chứng còn lại chỉ tắm bằng nước ấm.
Sau thời gian theo dõi 3 tháng, các nhà khoa học công bố kết quả trên chuyên san PloS One cho biết 3 nhóm tắm nước lạnh đã giảm 29% số lần phải nghỉ việc vì ốm so với những người tắm nước ấm. Các nhà khoa học cho rằng kết quả này có liên quan đến việc tăng cường hệ thống miễn dịch.
Một nghiên cứu khác từ Cộng hòa Czech công bố trên tập san European journal of applied physiology and occupational physiology ghi nhận những thanh niên khỏe mạnh đã được tăng cường hệ miễn dịch khi ngâm mình trong nước lạnh 3 lần một tuần trong vòng 6 tuần.
Tăng cường lưu thông máu
Nước lạnh cũng giúp kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, một phần của hệ thống thần kinh chi phối phản ứng “đánh - hay - tránh” (một phản ứng sinh lý tự nhiên đối với một sự kiện được coi là nguy hiểm, căng thẳng hoặc đáng sợ). Khi tắm nước lạnh, điều này được kích hoạt làm gia tăng hormone noradrenaline. Đây là nguyên nhân gây ra sự gia tăng nhịp tim và huyết áp, từ đó cải thiện sức khỏe.
Ngâm nước lạnh cũng đã được chứng minh là cải thiện lưu thông máu. Khi tiếp xúc với nước lạnh, lưu lượng máu đến da bị giảm. Khi ngừng tiếp xúc, cơ thể phải tự làm ấm, do đó lượng máu lên bề mặt da sẽ tăng lên, giúp cải thiện lưu thông máu. Một nghiên cứu đăng trên tập san International journal of sports medicine năm 2020 cho biết lưu lượng máu đến và đi từ cơ bắp đã được cải thiện sau 4 tuần ngâm mình trong nước lạnh sau khi tập thể dục.
Kiểm soát cân nặng
Một nghiên cứu đăng trên chuyên san European journal of applied physiology chứng minh việc ngâm nước lạnh ở nhiệt độ 14oC làm tăng sự trao đổi chất lên 350%. Trao đổi chất là quá trình cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, do đó sự trao đổi chất cao hơn tương đương với lượng năng lượng được đốt cháy nhiều hơn.
Cải thiện sức khỏe tinh thần
Bên cạnh những lợi ích về thể chất, tắm nước lạnh cũng có lợi cho sức khỏe tinh thần. Ngâm nước lạnh làm tăng sự tỉnh táo của tinh thần do kích thích phản ứng “đánh - hay - tránh”.
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học Đức, sử dụng nước lạnh để rửa mặt và cổ đã được chứng minh là giúp cải thiện chức năng não ở người lớn tuổi.
Tắm nước lạnh cũng có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, theo nghiên cứu được tiến sĩ Nikolai A Shevchuk thực hiện và đăng tải trên chuyên san y khoa Medical hypotheses.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý: Dội nước lạnh đột ngột vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm cho những người có tiền sử bị bệnh tim và có thể dẫn đến nhịp tim bất thường. Do vậy, khi tắm bằng nước lạnh, mọi người cần thực hiện từ từ, từ chân lên trên.
Theo The Conversation
- Lo lắng là một phần của cuộc sống, nhưng rối loạn lo âu thì cần phải điều trị(30/10/2021)
- RỐI LOẠN GIẤC NGỦ LIÊN QUAN ĐẾN NHỊP SINH HỌC(25/10/2021)
- Đi tìm nguyên nhân để điều trị mất ngủ hiệu quả hơn!(25/10/2021)
- Ngủ quá ít và quá nhiều có liên quan đến suy giảm nhận thức(22/10/2021)
- Nhịp tim chậm là tốt hay xấu?(9/10/2021)
- Thực phẩm giúp hạ mỡ máu tốt nhất(7/10/2021)
Các bài khác
- Giấc ngủ không lành mạnh có liên quan đến bệnh tiểu đường(30/7/2024)
- Những chuyên gia chăm sóc sức khỏe này có thể là vũ khí bí mật chống lại bệnh tăng huyết áp(29/7/2024)
- Kháng thể tự miễn gây ra nguy cơ nhiễm virus suốt đời(24/7/2024)
- Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer có tần suất mắc các triệu chứng sức khỏe tâm thần cao hơn(22/7/2024)
- Nanobody Llama: Một bước đột phá trong việc xây dựng khả năng miễn dịch HIV(21/7/2024)
- Việc tắt protein gây viêm dẫn đến tuổi thọ dài hơn và khỏe mạnh hơn ở chuột(20/7/2024)
- Bước tiến mới trong việc tạo ra vắc-xin phòng ngừa HIV hiệu quả(9/7/2024)
- AI có thể cho bạn biết bạn có nguy cơ bị loãng xương không?(8/7/2024)
- Aspirin liều thấp có thể giúp ngăn ngừa biến chứng thai kỳ do nhiễm cúm(6/7/2024)
- Thuốc tương lai có thể được cá nhân hóa trên máy in 3D(5/7/2024)