Phụ nữ mang thai có được tiêm vắc xin Covid-19? Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế
Sáng nay (10/8), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin Covid-19.Người có tiền sử dị ứng cần phải được sàng lọc và hỏi chi tiết trước khi tiêm, ảnh minh hoạ.
Theo đó, Bộ Y tế đã hướng dẫn cụ thể về vấn đề khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin Covid-19.
Nhân viên y tế khám sàng lọc phải hỏi tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe hiện tại, khám sức khoẻ hiện tại xem có sốt, mắc các bệnh cấp tính, bệnh mạn tính đang tiến triển, đặc biệt là tình trạng bệnh gợi ý Covid-19 hay không?
Đối với người có tiền sử tiêm vắc xin phòng Covid-19, nhân viên y tế cần khai thác chính xác loại vắc xin Covid-19 đã tiêm và thời gian đã tiêm vắc xin.
Đối với người có tiền sử dị ứng, nhân viên y tế cần phải hỏi chi tiết: Đã từng có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; Tiền sử dị ứng nặng, bao gồm cả phản vệ; Tiền sử dị ứng với vắc xin và bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
Ngoài ra, nhân viên y tế khám sàng lọc cần phải lưu ý tới vấn đề: Tiền sử mắc Covid-19; Tiền sử suy giảm miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đang điều trị hóa trị, xạ trị; Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.
Đặc biệt với phụ nữ mang thai (nếu có) hoặc đang cho con bú, nhân viên y tế cần lưu ý 2 vấn đề sau:
- Phụ nữ mang thai: hỏi tuổi thai. Giải thích nguy cơ/lợi ích, chỉ nên cân nhắc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai ≥13 tuần khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: chống chỉ định với vắc xin Sputnik V.
Ngoài ra, nhân viên y tế cũng cần:
- Đánh giá lâm sàng để phát hiện các bất thường về dấu hiệu sống: Đo thân nhiệt, huyết áp, đếm mạch tất cả những người đến tiêm; Đếm nhịp thở ở những người có bệnh nền.
- Quan sát toàn trạng: Đánh giá mức độ tri giác bằng cách hỏi những câu hỏi về bản thân người đến tiêm. Lưu ý những người có bệnh nền nặng nằm liệt giường, mất tri giác, mất năng lực hành vi; Ghi nhận bất kỳ biểu hiện bất thường nào quan sát thấy ở người đến tiêm để hỏi lại về tiền sử sức khỏe.
Theo hướng dẫn mới ban hành của Bộ Y tế, việc tiêm chủng được thực hiện như sau:
- Chỉ định tiêm chủng ngay cho những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng.
- Trì hoãn tiêm chủng cho những trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn tiêm chủng.
- Chuyển tiêm đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ cho những trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào.
- Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.
- Không chỉ định tiêm cho những người có chống chỉ định tiêm chủng.
Về phía nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và xử lý phản vệ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT của Bộ Y tế.
Nhân viên y tế được trang bị:
- Nhiệt kế, ống nghe, máy đo huyết áp.
- Bảng kiểm khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế tối thiểu cấp cứu phản vệ theo quy định tại Phụ lục V Thông tư số 51/2017/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.
- Lấy sẵn 1 bơm tiêm chứa Adrenalin 1mg/1ml.
Theo Doanh nghiep va Tiep thi
- Tiếp xúc với vitamin D khi còn trong bụng mẹ có thể giảm thiểu nguy cơ cao huyết áp cho trẻ sinh ra từ bà mẹ bị tiền sản giật(7/10/2020)
- Phụ nữ mang thai, người cao tuổi dễ bị phù do đâu, điều trị và phòng tránh thế nào(15/9/2020)
- Chia sẻ các mẹ cách giảm cân bằng gạo lứt muối mè sau sinh(1/5/2020)
- Trẻ chậm nói, khi nào cần can thiệp?(22/4/2020)
- Bệnh viện Nhi Trung ương đưa ra 8 khuyến cáo bố mẹ có con nhỏ cần nghiêm túc thực hiện trong mùa dịch COVID-19(19/3/2020)
- Một số loại kháng sinh được kê đơn trong thai kỳ liên quan đến dị tật bẩm sinh(28/2/2020)
Các bài khác
- Siro ho Otosan Fortuss - Công thức giàu hoạt tính từ mật ong Manuka & 7 loại thảo dược(14/10/2024)
- Thuốc Miplyffa để điều trị bệnh Niemann-Pick loại C(6/10/2024)
- Thuốc Aqneursa điều trị bệnh Niemann-Pick loại C(4/10/2024)
- Thuốc Otulfi điều trị bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh vẩy nến(3/10/2024)
- Thuốc tiêm Tecentriq Hybreza trị ung thư(1/10/2024)
- Thuốc Pavblu điều trị cho bệnh nhân thoái hóa điểm vàng(22/9/2024)
- Thuốc Ebglyss để điều trị bệnh viêm da dị ứng(19/9/2024)
- Thuốc Livdelzi điều trị viêm đường mật nguyên phát(18/9/2024)
- Thuốc Zunveyl (benzgalantamine) để điều trị bệnh Alzheimer(18/9/2024)
- Thuốc Pyzchiva trị vảy nến mảng bám(26/8/2024)