Viêm não Nhật Bản ở trẻ em cực kỳ nguy hiểm trong mùa nắng nóng
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm, một tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính hệ thần kinh trung ương chủ yếu do virus gây ra thường gặp ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chưa có điều trị đặc hiệu. Hằng năm có khoảng 67.900 trường hợp viêm não Nhật Bản. Tỉ lệ tử vong 25-30%, khoảng 50% người bệnh sống có di chứng nặng nề.Cấp cứu viêm não Nhật Bản ở trẻ em. Ảnh: Internet
Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm virus cấp tính có tổn thương hệ thần kinh trung ương do virus viêm não Nhật Bản gây ra. Bệnh này xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt gia tăng nhanh trong mùa nắng nóng.
Vật trung gian truyền bệnh là muỗi. Ở nước ta, loài muỗi truyền bệnh này xuất hiện đa số ở miền Bắc, tăng nhiều vào những tháng thuộc mùa nóng. Muỗi đốt hút máu động vật nhiễm virus viêm não Nhật Bản là những động vật có vú nhỏ và một số loại chim, ngựa... rồi đốt sang người, lây bệnh cho người.
Bệnh gây viêm màng não, viêm não để lại di chứng, hôn mê, thiểu năng trí tuệ, liệt thần kinh sọ não... tỷ lệ tử vong khá cao. Ngoài ra còn dẫn đến các biến chứng như: viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, suy kiệt, loét, suy hô hấp… Sau khi chữa khỏi có thể để lại các di chứng rất nặng nề như: rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường...
Dấu hiệu phát hiện bệnh:
· Trẻ bị viêm não điển hình thường gồm các dấu hiệu như sau: sốt, choáng váng, đau họng, đau bụng, sổ mũi, hắt hơi, ho. Sau đó bệnh nhi thấy đau đầu, có dấu hiệu màng não, sợ ánh sáng và nôn.
· Nếu tổn thương não sâu hơn bệnh nhi có các biểu hiện: ngủ lịm, hôn mê, thiểu năng trí tuệ (chẳng hạn bạn đố trẻ làm toán thì chúng sẽ thực hiện sai 7 phép trừ liên tục). Trường hợp bệnh nặng hơn, trẻ bị rối loạn định hướng và hôn mê.
· Một số triệu chứng thường gặp khác là rung giật, mất phản xạ ở bụng, liệt dây thần kinh sọ não, liệt nửa người, khó nuốt...
· Một số bệnh nhi có sốt đột ngột, co giật ngoại ý và các triệu chứng thần kinh trung ương. Thường gặp dấu hiệu cổ cứng, kích thích màng não, run, co giật, liệt dây thần kinh sọ, liệt chân tay, tăng phản xạ gân xương ở sâu, mất phản xạ nông và có phản xạ bệnh lý.
· Viêm não cấp tính thường kéo dài từ 1- 3 tuần, song sự hồi phục là rất chậm, phải mất từ vài tuần đến vài tháng bệnh nhi mới hồi phục được chức năng tối đa.
· Bệnh nhi thường khó tập trung, mệt, run và thay đổi tính cách trong giai đoạn phục hồi.
Sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 5-15 ngày, viêm não Nhật Bản sẽ phát triển theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn khởi phát, kéo dài từ 1-6 ngày. Bé có sẽ có một số dấu hiệu như sốt đột ngột, thường kèm theo ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn hoặc đau đầu.
Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn toàn phát. Ở giai đoạn này bé tiếp tục bị sốt cao (38-40OC). Lúc này, bé cũng có một số dấu hiệu của viêm màng não như đau đầu; cứng gáy; táo bón; nôn và buồn nôn. Ngoài ra, bé còn có một số biểu hiện của rối loạn ý thức như li bì; hôn mê hoặc bé cũng có thể có những biểu hiện của tổn thương thần kinh trung ương như co giật (ngón tay, lưỡi, mi mắt hoặc toàn thân bị run giật) kèm theo rối loạn thần kinh thực vật.
Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn hồi phục. Nếu qua được giai đoạn này, bé có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên trong một số trường hợp nghiêm trọng, viêm não Nhật Bản có thể để lại một số di chứng nghiêm trọng như liệt cứng ở chi trên hoặc chi dưới, liệt mặt hoặc rối loạn tinh thần, mất ổn định về tình cảm, thay đổi tính tình, chậm phát triển trí tuệ.
Cách phòng tránh bênh viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ:
Bệnh viêm não Nhật Bản hiện chưa có thuốc đặc trị vì thế việc phòng ngừa là quan trọng nhất.
Bệnh lây truyền qua trung gian muỗi vì thế việc quan trọng nhất cần phải diệt trung gian truyền bệnh. Phòng chống muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài tay, quần dài hạn chế muỗi đốt. Dùng các biện pháp trừ khử muỗi như: vệ sinh môi trường sinh sống, dùng thuốc trừ muỗi,...Cho bé mặc áo dài tay và quần dài khi ở ngoài trời. Sử dụng lưới chống muỗi cho nôi của trẻ sơ sinh.Giữ bé tránh xa những nơi có nhiều côn trùng hoặc những vũng nước đọng.
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản là đưa bé đi tiêm phòng viêm não Nhật Bản. Hiện nay đã có vaccin ngừa viêm não Nhật Bản chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên. Trẻ chỉ cần tiêm 1 mũi cơ bản và sau đó sẽ được tiêm nhắc mũi thứ 2 sau mũi tiêm thứ nhất (mũi cơ bản) từ 12 đến 24 tháng. Tiêm ngừa là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất và an toàn cho trẻ.
Theo TPO
- Chế độ ăn ở trẻ em có tác động suốt đời(9/2/2021)
- Nạo VA gây suy giảm miễn dịch cho trẻ?(24/1/2021)
- Không cho trẻ ăn dầu mỡ: Sai lầm nghiêm trọng của mẹ Việt(23/1/2021)
- Cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ em khác nhau thế nào?(2/12/2020)
- Uống 1-2 ly nước ép trái cây trong thời thơ ấu đem lại nhiều lợi ích sức khỏe dài lâu(8/10/2020)
- Cảnh giác với bệnh tay chân miệng dễ gây biến chứng nguy hiểm ở trẻ(23/7/2020)
Các bài khác
- Itovebi là thuốc gì?(18/10/2024)
- Sản phẩm từ thiên nhiên có thực sự hiệu quả với bệnh Tai Mũi Họng ở trẻ? Lời giải đáp từ Otosan(16/10/2024)
- Combo sản phẩm cho bà bầu bị viêm mũi xoang(16/10/2024)
- Thuốc Cobenfy trị bệnh tâm thần phân liệt(16/10/2024)
- Thuốc Yorvipath điều trị bệnh suy tuyến cận giáp ở người lớn(14/10/2024)
- Itovebi điều trị kết hợp ung thư vú tiến triển dương tính với thụ thể hormone(14/10/2024)
- Siro ho Otosan Fortuss - Công thức giàu hoạt tính từ mật ong Manuka & 7 loại thảo dược(14/10/2024)
- Thuốc Miplyffa để điều trị bệnh Niemann-Pick loại C(6/10/2024)
- Thuốc Aqneursa điều trị bệnh Niemann-Pick loại C(4/10/2024)
- Thuốc Otulfi điều trị bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh vẩy nến(3/10/2024)