Sử dụng kháng sinh ngắn nhất giúp hạn chế vi khuẩn kháng thuốc
Thử nghiệm lâm sàng SAFER cho thấy sử dụng amoxicillin liều cao trong 5 ngày có hiệu quả tương đương phác đồ 10 ngày với liều tiêu chuẩn trong điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em không có bệnh nền.
Ảnh minh họa
Viêm phổi cộng đồng là một nhiễm khuẩn thông thường và hay được điều trị theo kinh nghiệm bằng phác đồ kháng sinh 10 ngày. Tuy nhiên, từ lâu đã có nhiều bác sĩ cho rằng phác đồ dài như vậy là không cần thiết và cũng đã có các nghiên cứu trên người lớn cho kết quả ủng hộ giả thuyết này.
Để trả lời câu hỏi tương tự đối với trẻ em, nhóm của PGS.BS. Jeffrey Pernica, Trưởng khoa truyền nhiễm tại ĐH McMaster, Canada đã thực hiện nghiên cứu trên 281 trẻ từ 6 tháng tới 10 tuổi có biểu hiện sốt, triệu chứng hô hấp, kết quả chụp lồng ngực thấy có viêm phổi và được chẩn đoán viêm phổi nguyên phát thể không biến chứng. Bệnh nhi được phân thành hai nhóm: (1) sử dụng amoxicillin liều cao trong 5 ngày rồi dùng giả dược hoặc (2) sử dụng amoxicillin liều cao trong 5 ngày rồi thay bằng một loại amoxicillin liều cao khác trong 5 ngày.
Kết quả cho thấy tỉ lệ trẻ khỏi bệnh sau 2-3 tuần từ khi nhập viện là tương đương ở hai nhóm (85,7% ở nhóm 1 và 84,1% ở nhóm 2). “Những bằng chứng mới này ủng hộ giả thuyết của nhiều bác sĩ rằng phác đồ ngắn ngày vẫn hiệu quả cho viêm phổi cộng đồng” BS. Pernica nhận xét: Ttuy nhiên, chỉ một thử nghiệm là không đủ và chúng tôi vẫn hoan nghênh các đồng nghiệp làm thêm các thử nghiệm tiếp nối.
Ông cũng bổ sung thêm: Trước nguy cơ ngày càng nhiều kháng sinh bị kháng thì hơn bao giờ hết chúng ta cần áp dụng các phác đồ kháng sinh ngắn nhất có hiệu quả cho các nhiễm khuẩn thông thường dựa trên bằng chứng, thay vì theo thói quen kê đơn. Điều này đòi hỏi các hướng dẫn điều trị hiện hành cần cập nhật phác đồ amoxicillin liều cao trong 5 ngày cho trẻ em mắc viêm phổi cộng đồng.
Theo SH
- Cần làm gì để phòng tránh sốt do thuốc(25/1/2021)
- Khuyến cáo hữu ích cho người bệnh ung thư để chống lây nhiễm COVID-19(19/4/2020)
- Bộ Y tế cảnh báo việc tự ý mua thuốc tẩy giun, thuốc chữa HIV để 'chống' COVID-19(17/4/2020)
- Sai lầm thường gặp khi dùng kháng sinh(31/12/2019)
- Lạm dụng thuốc giảm đau sẽ dẫn đến nhiều hệ quả với sức khỏe(7/12/2019)
- 30% các trẻ em nhập Viện nhi có vi khuẩn kháng thuốc(18/11/2019)
Các bài khác
- Bị đau lưng nên đi gặp bác sĩ vì có thể do nguyên nhân bệnh nghiêm trọng(2/4/2021)
- Việt Nam nhận hơn 800.000 liều vắc xin đầu tiên từ Covax(1/4/2021)
- BMI1 - một gen hứa hẹn để bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer(31/3/2021)
- Có cần tiêm mũi thứ hai vắc-xin COVID-19 nếu đã từng nhiễm SARS-CoV-2(30/3/2021)
- Nên ăn gì trước khi đi bộ để tập thể dục? (30/3/2021)
- Trẻ em có phản ứng kháng thể với Covid-19 mạnh hơn người lớn(29/3/2021)
- Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn có thể mắc ung thư(28/3/2021)
- Nhiễm virus viêm gan B có ảnh hưởng khả năng sinh con?(28/3/2021)
- Ăn mặn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe(27/3/2021)
- Tiêm kháng thể là một phương pháp điều trị rất được mong đợi cho những người mắc các bệnh mãn tính(26/3/2021)