Ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ
Alzheimer là bệnh gây mất trí nhớ phổ biến ở người cao tuổi. Việc điều trị bệnh này vẫn còn hạn chế nên việc phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng.Ảnh minh họa
Tập thể dục thường xuyên: Theo Tổ chức nghiên cứu bệnh Alzheimer, tập thể dục thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên đến 50%. Hoạt động thể chất không chỉ giữ cho máu lưu thông lên não mà còn làm tăng hóa chất bảo vệ não. Tập thể dục cũng làm giảm nguy cơ lão hóa sớm.
Giao tiếp nhiều hơn: Giao tiếp xã hội nhiều thực sự có thể bảo vệ bộ não chống lại bệnh Alzheimer. Điều quan trọng là duy trì và phát triển mối quan hệ với mọi người để ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Nó không chỉ có lợi cho não bộ, mà còn tốt cho sức khỏe tâm thần của chúng ta.
Cải thiện chế độ ăn uống của bạn: Bệnh Alzheimer thường được mô tả là “tiểu đường não”. Đây là bởi vì một số bằng chứng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các rối loạn chuyển hóa và não bộ. Đối với bệnh Alzheimer, sự hiện diện của viêm và insulin trong cơ thể khiến các tế bào thần kinh bị tổn thương và ngăn ngừa sự giao tiếp giữa các tế bào não. Bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, bạn có thể giúp giảm viêm và bảo vệ não.
Học những điều mới: Nghiên cứu cho thấy rằng những người luôn học hỏi nhiều kiến thức về các đối tượng khác nhau ít có khả năng phát triển bệnh Alzheimer hoặc mất trí nhớ hơn so với những người khác. Có nhiều hoạt động kích thích trí não khác nhau có thể dễ dàng kết hợp trong lối sống hàng ngày để đảm bảo sự kích thích tinh thần tối đa.
Ngủ đủ giấc: Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng giấc ngủ bị gián đoạn là một triệu chứng của bệnh Alzheimer, và cũng là yếu tố nguy cơ của căn bệnh này. Giấc ngủ kém tương đương với mức beta-amyloid cao hơn - đó là một protein làm tắc nghẽn não ngăn cản giấc ngủ sâu. Nếu thiếu ngủ ảnh hưởng đến suy nghĩ và tâm trạng của bạn, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn.
Kiểm soát căng thẳng: Sự lo lắng và căng thẳng mãn tính có thể gây tổn hại nặng nề đến não bộ. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí. Khi chúng ta bị căng thẳng, chúng ta tạo ra một protein gọi là beta-amyloid làm tổn hại tế bào thần kinh và dẫn tới bệnh Alzheimer.
Bỏ thuốc lá: Một nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và mất trí nhớ cao hơn 80% so với những người không hút thuốc. Khi bạn bỏ hút thuốc, bạn sẽ có nhiều oxy hơn trong não và giúp cải thiện tuần hoàn.
- Giao mùa trở lạnh, người cao tuổi dễ mắc bệnh gì?(25/11/2020)
- Những cụ siêu sống thọ từ 110 tuổi trở lên đều có các tế bào T miễn dịch đặc biệt(6/4/2020)
- Kích thích điện não bộ - giúp người già có trí nhớ tốt như hồi 20 tuổi(21/10/2019)
- Nếu có biểu hiện này, bạn dễ sống khỏe qua tuổi 85(3/9/2019)
- Những bệnh người cao tuổi dễ mắc khi trời giá lạnh(20/1/2019)
Các bài khác
- Giấc ngủ không lành mạnh có liên quan đến bệnh tiểu đường(30/7/2024)
- Những chuyên gia chăm sóc sức khỏe này có thể là vũ khí bí mật chống lại bệnh tăng huyết áp(29/7/2024)
- Kháng thể tự miễn gây ra nguy cơ nhiễm virus suốt đời(24/7/2024)
- Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer có tần suất mắc các triệu chứng sức khỏe tâm thần cao hơn(22/7/2024)
- Nanobody Llama: Một bước đột phá trong việc xây dựng khả năng miễn dịch HIV(21/7/2024)
- Việc tắt protein gây viêm dẫn đến tuổi thọ dài hơn và khỏe mạnh hơn ở chuột(20/7/2024)
- Bước tiến mới trong việc tạo ra vắc-xin phòng ngừa HIV hiệu quả(9/7/2024)
- AI có thể cho bạn biết bạn có nguy cơ bị loãng xương không?(8/7/2024)
- Aspirin liều thấp có thể giúp ngăn ngừa biến chứng thai kỳ do nhiễm cúm(6/7/2024)
- Thuốc tương lai có thể được cá nhân hóa trên máy in 3D(5/7/2024)