Ăn sáng kiểu này vẫn dễ tiểu đường dù không ăn ngọt
Nghiên cứu mới của Pháp tìm ra nguyên nhân bất ngờ khiến nhiều người không ghiền ăn bánh kẹo nhưng vẫn có thể bị tiểu đường bởi những thực phẩm tiện dụng mà mọi người hay dùng để ăn sáng.Ảnh minh họa
Các nhà khoa học từ Đại học Paris 13 (Pháp) đã theo dõi hơn 104.000 tình nguyện viên và phát hiện ra ngoài các món ăn ngọt, thực phẩm "siêu chế biến" - tức các món đồ nguội, đồ ăn vặt chế biến sẵn và đóng gói, cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến bệnh tiểu đường cho dù người dùng chúng chưa chắc đã bị béo phì!
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học JAMA Interal Medicine.
Thực phẩm chế biến sẵn có thể kể đến các loại xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, các thanh cá, hải sản đóng gói... và cả những đồ ăn vặt có vị mặn thay vì ngọt.
Tất nhiên nếu bạn ăn chúng quá nhiều, bạn dễ béo phì, mà béo phì làm tăng nguy cơ tiểu đường. Tuy nhiên theo nghiên cứu này, ngay cả khi chúng chỉ chiếm 10% khẩu phần và người dùng không bị béo phì, họ cũng đã bị tăng tới 15% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Các tác giả cho biết nguyên nhân cốt lõi của tác động đáng sợ này là các hóa chất sinh ra trong quá trình chế biến các thực phẩm đóng hộp, gói sẵn. Chúng bao gồm một số hóa chất mà giới khoa học vẫn chưa hiểu biết rõ sinh ra khi chiên thực phẩm trước đóng gói hoặc hydro hóa chúng; các chất tạo ngọt hóa học, chất làm đặc, dầu, đường, phụ gia; các chất ngấm vào thực phẩm từ bao bì nhựa.
Theo một cách nào đó, các hóa chất này đã làm rối loạn quá trình chuyển hóa của cơ thể, từ đó gây ra tiểu đường. Tất nhiên, nếu bạn có kèm theo các yếu tố nguy cơ khác như thừa cân, kém vận động, hút thuốc, nguy cơ tiểu đường càng tăng chóng mặt.
Theo Người lao động
- Khoai lang tốt cho bệnh nhân tiểu đường(6/5/2020)
- 5 điều người bệnh tiểu đường nên thực hiện vào mùa hè(3/5/2020)
- Bệnh đái tháo đường không đến bất ngờ: Nếu có 4 biểu hiện trong khi ngủ, bạn nên đi khám(3/4/2020)
- Ăn ít calo giúp “đảo ngược” căn bệnh tiểu đường(1/3/2020)
- Bạn có thể bị tiểu đường do ăn quá nhiều đường?(4/2/2020)
- Cách đơn giản giúp phòng tránh bệnh tiểu đường(1/1/2020)
Các bài khác
- Itovebi là thuốc gì?(18/10/2024)
- Sản phẩm từ thiên nhiên có thực sự hiệu quả với bệnh Tai Mũi Họng ở trẻ? Lời giải đáp từ Otosan(16/10/2024)
- Combo sản phẩm cho bà bầu bị viêm mũi xoang(16/10/2024)
- Thuốc Cobenfy trị bệnh tâm thần phân liệt(16/10/2024)
- Thuốc Yorvipath điều trị bệnh suy tuyến cận giáp ở người lớn(14/10/2024)
- Itovebi điều trị kết hợp ung thư vú tiến triển dương tính với thụ thể hormone(14/10/2024)
- Siro ho Otosan Fortuss - Công thức giàu hoạt tính từ mật ong Manuka & 7 loại thảo dược(14/10/2024)
- Thuốc Miplyffa để điều trị bệnh Niemann-Pick loại C(6/10/2024)
- Thuốc Aqneursa điều trị bệnh Niemann-Pick loại C(4/10/2024)
- Thuốc Otulfi điều trị bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh vẩy nến(3/10/2024)