Thông tin Sức khỏe Thứ tư, ngày 12/8/2020

Rối loạn tiền đình, tưởng đơn giản nhưng gây nhiều phiền toái

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai, có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay người,... tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ tư thế thăng bằng cho cơ thể.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo… Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc, và chất lượng cuộc sống.
 
1. NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

Rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi trưởng thành thường chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều. Rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng ở đối tượng lao động trí óc. Người bị rối loạn tiền đình do thiếu máu não có nguy cơ đột qụy cao.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình:

-Stress: Mất ngủ thường xuyên dẫn đến stress là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn tiền đình. Ngoài ra stress cũng gây ra một loạt các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, thần kinh, tim mạch…
-Môi trường: Môi trường sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng gây nên rối loạn tiền đình như ô nhiễm âm thanh, cơ thể bị nhiễm độc do dùng một số loại thuốc trị bệnh, hóa chất, thói quen ăn uống, sử dụng rượu, bia, chất kích thích,…

-Dân văn phòng, người lao động trí óc với áp lực công việc lớn và phải thường xuyên ngồi trước máy tính là những đối tượng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình tương đối cao. 

- Người cao tuổi do một số cơ quan bị suy giảm máu không đủ lên não nên thường có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn ở những người trẻ.

-  Mất máu, thiếu máu: Thiếu máu với phụ nữ có thể do sau khi sinh, còn đối với nam giới có thể do trấn thương gây mất máu nhiều. Hoặc cũng có thể do mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu mất máu quá nhiều.

- Do bệnh nhân có một số bệnh lý tiền sử như: bệnh về máu và tim mạch, bệnh thiếu máu não, bệnh huyết áp, xoang…

2. ĐIỀU TRỊ DÙNG THUỐC TRONG RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

Điều trị rối loạn tiền đình ngày nay chủ yếu là điều trị nội khoa và hoàn toàn phải do bác sĩ chỉ định về chế độ thuốc men và thời gian, tuyệt đối người bệnh không được tự ý điều trị hoặc điều trị không tuân thủ chế độ y lệnh của bác sĩ.

Chóng mặt do rối loạn tiền đình phải cần dùng thuốc và có nhiều thuốc chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Các nhóm thuốc trị chóng mặt do rối loạn tiền đình:

-Thuốc an thần: Diazepam, Lorazepam…, dùng trong mấy ngày đầu bị chóng mặt để giảm lo lắng ở bệnh nhân.

-Thuốc tăng tuần hoàn não, tăng tuần hoàn đến bộ phận tiền đình: thường được sử dụng sau giai đoạn cấp, thường để điều trị duy trì, sử dụng lâu dài; gồm: Betahistin, phối hợp Almitrin – Raubasin.

-Thuốc ức chế kênh canxi, đặc biệt chọn lọc mạch máu não: Flunarizin, Cinnarizin 
-Thuốc hỗ trợ điều chỉnh sự suy giảm chức năng tiền đình: Piracetam. Ginkgo biloba

 thuoc-rl.jpg


3. LƯU Ý THỰC PHẨM DÀNH CHO NGƯỜI CÓ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH  

Người bị rối loạn tiền đình nên bổ sung các loại vitamin là rất cần thiết đối với người bị rối loạn tiền đình. Chúng sẽ góp phần tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiền đình của người bệnh. Sau đây là một số vitamin thích hợp cho người bị rối loạn tiền đình.
– Vitamin B6
Vitamin B6 có vai trò hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Thiếu vitamin B6 sẽ ảnh hưởng tới hệ điều hành tiền đình, gây ra các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Đây cũng là một trong những triệu chứng của người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy người bệnh cần bổ sung loại vitamin này để khắc phục tình trạng kể trên.
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6: Thịt gà, cá…; Các loại trái cây như: Cam, táo, chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, quả hạnh nhân…; Ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, các loại đậu, hạt, cà chua, bí ngô, rau bina…

– Vitamin C

Bổ sung đầy đủ vitamin C là cách để giảm bớt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình gây nên. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Quả có múi (cam, chanh, bưởi…), kiwi, dứa, súp lơ xanh, dâu tây, đu đủ, cà chua, rau cải xoăn, ớt đỏ, ổi…

– Vitamin D

Vitamin D giúp khắc phục xơ cứng tai – một triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy mà bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết rất quan trọng đối với người bệnh. Chất dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh.
Vitamin D được tìm thấy nhiều trong cá, trứng, sữa; Các loại ngũ cốc;…\

thuc-pham-rl.jpg

- Vitamin B9 (Acid folic/ Folate)

Acid folic giúp giảm bớt các vấn đề về cân bằng ở người lớn tuổi do có tác dụng sửa chữa những khiếm khuyết trong hệ thuốc tiền đình. Các loại rau như rau chân vịt hay rau cải xanh, các loại đỗ và ngũ cốc, gan, thịt gà, và một số hoa quả như cam, bưởi.
 
Người mắc bệnh rối loạn tiền đình cần phải đặc biệt tránh các loại thực phẩm, thức uống không tốt cho tình hình bệnh: 

Các thực phẩm chứa lượng đường, muối cao; 
Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ; 
Các thức uống chứa chất kích thích (cà phê), thức uống chứa cồn (bia, rượu).

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com