PGS Nguyễn Huy Nga: Ho như thế nào thì nghi nhiễm Covid-19?
"Theo báo cáo của nhiều trường hợp là đã ho thì ho khan liên tục...", PGS Nguyễn Huy Nga nói.Ảnh minh họa
User Ngân Vy hỏi: Thưa PGS, triệu chứng nhiễm bệnh Covid-19 là ngày nào cũng ho hay là chỉ ho 1, 2 ngày là hết ạ? Nếu chỉ ho và không sốt thì có cần phải đến cơ sở y tế làm xét nghiệm không ạ?
Trả lời: Với người bị nhiễm virus Covid-19, tình trạng ho thường kéo dài cho đến khi được điều trị. Không cắt ho được bằng các loại thuốc ho thông thường vì có viêm phổi.
Nếu bạn có tiếp xúc với người nghi nhiễm, dù không sốt nhưng ho nhiều thì bạn cũng phải gọi điện dây nóng tư vấn (1900-9095 hoặc 1900-3228) hoặc đi khám ngay.
User Anh Nguyễn: Cho cháu hỏi triệu chứng khi nhiễm virus Covid -19 là ho liên tục và xảy ra nhiều lần trong ngày, điều này đúng hay sai ạ?
Trả lời: Theo báo cáo của nhiều trường hợp là đã ho thì ho khan liên tục. Tuy nhiên cũng vẫn có người nhiễm virus Covid-19 mà không ho, không sốt.
User Lê Tấn Cảnh: Tôi ho đã hơn 10 ngày nay mà không có biểu hiện sốt. Tôi cũng không tiếp xúc với ai bị nhiễm bệnh. Vậy tôi có cần phải thực hiện cách ly và xin xét nghiệm hay không? Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời: Bạn cần khám bác sĩ để chữa ho.
User Nguyễn Trần Minh Thư: Thưa bác, họng của cháu đỏ. Lúc đầu họng cháu chưa có đờm, bây giờ lại có. Cháu thấy khó ngủ vào buổi tối. Cháu đi xét nghiệm nhưng họ chưa cho cháu kết quả. Cháu phải làm gì bây giờ ạ, có cần phải tự cách ly không bác sĩ?
Trả lời: Nếu có nghi ngờ tiếp xúc với người bị bệnh thì phải tự cách ly. Cháu có sốt không? Có khó thở không? Nếu không, có thể cháu bị viêm họng thường.
User Lê Văn Tiến Nghĩa: Thưa bác, làm sao để phân biệt viêm xoang với corona ạ?
Trả lời: Viêm xoang thường có tiền sử từ trước, có đau trong xoang, nhức đầu nhiều hơn, có triệu chứng ở mũi. Ít ho hơn. Nhưng quan trọng là bạn có yếu tố dịch tễ hay không?
Theo TTT
- Sẽ không có miễn dịch suốt đời với SARS-CoV-2(23/3/2020)
- Bỉ tiến gần hơn tới thuốc điều trị Covid-19(23/3/2020)
- Thuốc kháng HIV không chữa được Covid-19 nặng(22/3/2020)
- Trung Quốc ba ngày không thêm ca nhiễm nCoV nội địa(22/3/2020)
- Phòng dịch COVID-19 công sở: 10 thứ dễ lây nhiễm vi trùng, vi rút cần lưu ý để phòng tránh(22/3/2020)
- WHO: Dịch suy yếu tại Trung Quốc là hy vọng cho thế giới(22/3/2020)
Các bài khác
- Quyết định 42/QĐ-QLD: Rút giấy đăng ký lưu hành thuốc ra khỏi danh mục các thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam(10/2/2019)
- Cơ quan quản lý Dược phẩm Pháp:Khuyến cáo sử dụng các kháng sinh Quinolon và fluoroquinolon(17/11/2018)
- Cơ quan quản lý Dược phẩm Pháp: chống chỉ định mới của retinoid dùng ngoài da điều trị mụn trứng cá trong thai kỳ(15/11/2018)
- Sẽ cấm bán kháng sinh khi không có đơn của bác sĩ(22/11/2015)
- Ứng dụng thành công nano curcumnin trong phòng bệnh(30/10/2013)
- Thận trọng sử dụng thuốc giảm đau có codein(28/9/2013)
- Phương pháp mới trong chẩn đoán ung thư buồng trứng(5/1/2013)
- Top 10 đột phá y học thế giới năm 2012(24/12/2012)
- Công nghệ tế bào gốc sẽ được chuyển giao bài bản, đồng bộ vào Việt Nam (30/11/2012)
- Cô gái gốc Việt đoạt giải y học tại Đức(12/11/2012)