Thoái hóa cột sống thắt lưng chữa trị thế nào
Thoái hóa cột sống thắt lưng gây nên những cơn đau lưng âm ỉ, khó chịu nếu không điều trị thì cơn đau sẽ theo mãi không khỏi. Để có được một cột sống khỏe mạnh, cuộc sống sinh hoạt thoải mái hơn thì người bệnh và người nhà bệnh nhân nên tìm hiểu về cách điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả nhất.
Ảnh minh họa
Thoái hóa cột sống thắt lưng (Spondylosis hoặc Oteoarthritis of lumbar spine) là một căn bệnh mạn tính thường tiến triển từ từ sau đó tăng dần gây đau đớn, làm hạn chế vận động của bệnh nhân, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện nào của viêm nhiễm. Bệnh thoái hóa đốt sống lưng xuất hiện do tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm của cột sống phối hợp với các thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
Bệnh thoái hóa cột sống thường là hậu quả của nhiều yếu tố như tuổi cao, những người hay lao động nặng, hoặc do một số yếu tố khác như: tiền sử bị chấn thương cột sống, tiền sử phẫu thuật cột sống, bị bất thường trục ở chi dưới, yếu cơ, di truyền, hay tư thế lao động không đúng…
Nếu áp lực lên sụn khớp và đĩa đệm lớn gây quá tải, đặc biệt là trong nhiều năm sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương phần sụn khớp, phần xương dưới sụn, làm mất tính đàn hồi của đĩa đệm, thậm chí gây xơ cứng dây chằng bao khớp từ đó gây nên các triệu chứng và biến chứng của thoái hóa đốt sống.
Điều trị thoái hóa cột sống như thế nào
Hiện nay, việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống đang có nhiều phương pháp được bệnh viện sử dụng như dùng thuốc, thủy châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, hay vật lý trị liệu… Việc điều trị thoái hóa cột sống cần dựa trên sự kết hợp giữa:
- Sử dụng các thuốc điều trị các triệu chứng như thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ từ đó sẽ làm giảm tình trạng viêm và co thắt cơ vùng thắt lưng… và kết hợp với các thuốc chống thoái hóa.
- Ngoài ra, bệnh nhân nên phối hợp với các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, các bài tập phục hồi chức năng. Việc duy trì tập vật lý trị liệu rất tốt, nó giúp các cơ cạnh sống và dây chằng của người bệnh chịu được các hoạt động hàng ngày. Đối với trường hợp có chèn ép rễ các bác sỹ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa.
Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để các bác sỹ thăm khám từ đó xác định tình trạng bệnh, và đưa ra được phác đồ điều trị tổng thể. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các thuốc giảm đau bừa bãi, bởi các thuốc giảm đau chỉ giúp cắt cơn đau tạm thời không chữa được căn nguyên gây bệnh và hơn nữa các thuốc giảm đau thường gây ra các tác dụng phụ cho đường tiêu hóa.
Ngoài các biện pháp được bác sỹ chỉ định để điều trị thoái hóa cột sống, có thể sử dụng một số cách sau để giảm đau cho người bệnh:
- Chườm nóng vào phần cột sống bị đau
- Nên xoa bóp, vận động nhẹ phần cột sống
- Cần nằm nghỉ nếu cảm thấy đau nhức, tư thế nằm ngửa trên ván phẳng, duỗi thẳng hai chân và kê đầu bằng gối thấp.
- Có thể sử dụng nạng hoặc gậy để hỗ trợ việc đi lại nhằm giảm áp lực tỳ đè lên bề mặt khớp.
Phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống
Ngoài ra, để phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống tái phát, cũng như góp phần tăng hiệu quả của việc điều trị thoái hóa cột sống thì bệnh nhân cần ăn nhiều thức ăn dinh dưỡng, đặc biệt là các thức ăn giàu các chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C có trong nhiều loại rau quả.
Đối với người cao tuổi nên uống bổ sung vitamin D và canxi hằng ngày để cột sống chắc khỏe.
Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày nên giữ tư thế đúng, hạn chế những động tác mạnh và đột ngột như xách, đẩy, mang, vác, nâng… cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lý để tránh tình trạng béo phì.
Bệnh nhân cần tập thể dụng thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, làm cho sụn khớp phát triển và phòng chống bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng tốt hơn.
- Nguyên nhân đau nhức khớp khi uống rượu bia(16/6/2019)
- Các thuốc điều trị Viêm khớp(24/4/2019)
- Khi nào bị tê chân, tay là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng?(8/4/2019)
- Viêm gân Achilles(21/3/2019)
- Biểu hiện bệnh viêm khớp dạng thấp(2/1/2019)
- Bọt nano (nanosponges) và hy vọng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp(19/12/2018)
Các bài khác
- Công dụng chữa bệnh của quả mướp(19/1/2021)
- Vi khuẩn đường ruột có nguy cơ gây ung thư vú(18/1/2021)
- Hợp chất mới ngăn chặn quá trình đọc thông tin di truyền trong ti thể để tiêu diệt các tế bào ung thư.(17/1/2021)
- Thiết bị không dây nhỏ bé giúp chống béo phì(15/1/2021)
- Thuốc Danyelza (naxitamab-gqgk) để điều trị u nguyên bào thần kinh(14/1/2021)
- Hỗn dịch Eysuvis (loteprednol etabonate) để điều trị ngắn hạn các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh khô mắt(13/1/2021)
- Mướp đắng giúp giảm nồng độ men gan(12/1/2021)
- Nhóm thực phẩm là thần dược đẩy lùi ung thư ruột(11/1/2021)
- Uống rượu gây thiếu vitamin B1, dẫn đến căn bệnh nguy hiểm khi có tuổi(10/1/2021)
- Theo nghiên cứu cho thấy virus COVID-19 xâm nhập vào não(9/1/2021)