Bác sĩ chỉ cách dùng thuốc paracetamol hạ sốt an toàn cho trẻ nhỏ
Liều lượng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ được tính tùy theo cân nặng, ví dụ bé 10 kg uống liều paracetamol 150 mg một lần.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, khoa Nội 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết thuốc chứa thành phần paracetamol có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Paracetamol dành cho trẻ em thường được bào chế dưới dạng gói bột và viên nhét hậu môn, với hàm lượng 80 mg, 150 mg và 250 mg. Viên nhét được dùng khi trẻ sốt li bì không uống được, hoặc bị nôn ói.
Trẻ 1-5 tháng tuổi cân nặng 4-6 kg sử dụng liều 80 mg. Trẻ 6-12 tháng nặng 7-12 kg dùng 150 mg. Trẻ 2-9 tuổi nặng 12-24 kg liều dùng 300 mg. Trẻ cân nặng 10 kg uống một gói thuốc bột paracetamol 150 mg.
"Tuyệt đối không được dùng paracetamol quá liều có thể gây cạn kiệt glutathion của gan dẫn đến tiêu hủy tế bào gan", bác sĩ Thanh khuyến cáo. Người lớn cũng không được tự ý cho trẻ dưới 3 tháng tuổi dùng thuốc hạ sốt mà không có chỉ định từ bác sĩ.
Thuốc phải còn hạn sử dụng. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về thời gian an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc để tránh tình trạng quá liều. Thông thường mỗi lần uống thuốc cách nhau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, ngày uống 3-4 lần. Tổng liều tối đa không quá 60 mg trên một kg cân nặng, trong 24 giờ.
Trong tủ thuốc gia đình, phụ huynh cần dự trữ 2 loại thuốc hạ sốt khác nhau là dạng gói bột và dạng viên nhét hậu môn (nếu nhà có trẻ nhỏ). Dạng gói bột thường vị ngọt, mùi thơm của trái cây, hợp với sở thích trẻ, hiệu quả hạ sốt nhanh, chỉ khoảng 15-30 phút sau khi uống.
Theo bác sĩ Phan Hồng Sáng, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, sốt không phải bệnh mà là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, phần lớn do nhiễm trùng.
Trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả đều là bệnh nặng gây nguy hiểm. Đôi khi, sốt là dấu hiệu tốt bởi về mặt y học, sốt chứng tỏ cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng bằng cách khởi động hệ miễn dịch. Vì thế cha mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần xác định rõ căn nguyên sốt để chăm sóc trẻ đúng cách và hiệu quả.
"Nếu dùng quá liều thuốc hạ sốt, trẻ có nguy cơ tổn thương gan, thận, suy hô hấp, suy tuần hoàn, thậm chí tử vong khi không can thiệp kịp thời", bác sĩ Sáng nói. Điển hình như trường hợp bé trai 2 tuổi ở Phú Thọ đang nguy kịch do uống thuốc hạ sốt paracetamol 500 mg với liều 4 viên một ngày, liên tục trong 4 ngày.
Các bác sĩ khuyên trẻ sốt kéo dài quá 3 ngày, dùng thuốc hạ sốt không có tác dụng hoặc bị dị ứng với thuốc, sốt 40-41 độ, cần đưa vào bệnh viện kiểm tra. Đặc biệt, trẻ em bị viêm gan, vàng da do tắc mật... cấm dùng thuốc tại nhà.
Phụ huynh nên để thuốc ngoài tầm thấy và tầm với của trẻ, tốt nhất nên cất giữ thuốc trong tủ có khóa an toàn. Bà mẹ đang cho con bú, khi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ điều trị, vì một số loại thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ bú sữa mẹ.
Theo VNE
- Các thuốc điều trị sỏi thận(3/7/2019)
- Thuốc điều trị viêm cầu thận(30/6/2019)
- Thuốc giảm đau nhóm III(30/5/2019)
- Lutein và Zeaxanthin : tác dụng thế nào, cách bổ sung ra sao(10/5/2019)
- Các thuốc điều trị bệnh phổi tắc mẽn mạn tính (COPD)(10/5/2019)
- Những hiểu biết cần thiết về thuốc giảm đau(30/4/2019)
Các bài khác
- AI và học máy có thể chẩn đoán thành công hội chứng buồng trứng đa nang(21/9/2023)
- 'Logic tuần hoàn' của RNA trong bệnh Parkinson(20/9/2023)
- Bệnh tự miễn: Protein được phát hiện là mục tiêu mới tiềm năng cho các liệu pháp điều trị(19/9/2023)
- Theo dõi sự hình thành cardenolide trong thực vật(19/9/2023)
- FDA chấp thuận Vắc xin phòng bệnh than Cyfendus(15/9/2023)
- Chất xơ chitin từ côn trùng, nấm thúc đẩy tiêu hóa giúp chống béo phì(14/9/2023)
- Người lớn tuổi có thể mắc bệnh tăng nhãn áp mà không nhận ra(12/9/2023)
- Hợp chất mới giải phóng hệ thống miễn dịch trên di căn(11/9/2023)
- Thuốc Zurzuvae điều trị bệnh trầm cảm sau sinh đầu tiên được FDA chấp nhận(9/9/2023)
- Thuốc Semaglutide giúp bệnh nhân tiểu đường Loại 1 cần ít hoặc không cần insulin(8/9/2023)