Những thay đổi cơ thể khi mang thai
Cơ thể người phụ nữ khi mang thai có rất nhiều thay đổi. Những thay đổi này có thể là thay đổi sinh lý,đôi khi cũng có liên quan đến bệnh lý. Do vậy các mẹ bầu cần nắm rõ những thay đổi này để phân biệt.
Ảnh minh họa
Thay đổi hormone trong quá trình mang thai
Phụ nữ mang thai trải qua sự gia tăng đột ngột hormone estrogen và progesterone. Ngoài ra cũng có qua những thay đổi về số lượng và chức năng của một số hormone khác. Những thay đổi này không những ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ bầu mà còn hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Estrogen và progesterone là hormone thai kỳ chính. Một người phụ nữ sẽ sản xuất nhiều estrogen hơn trong một lần mang thai hơn là trong suốt cuộc đời của cô ấy khi không mang thai. Sự gia tăng estrogen khi mang thai cho phép tử cung và nhau thai cải thiện mạch máu, chuyển hóa dinh dưỡng và giúp thai nhi phát triển và trưởng thành.
Nồng độ estrogen tăng đều đặn trong thai kỳ và đạt đến đỉnh điểm trong 3 tháng cuối. Sự gia tăng nhanh chóng nồng độ estrogen trong ba tháng đầu tiên có thể gây ra buồn nôn, nôn hay còn gọi là ốm nghén. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, estrogen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ống dẫn sữa làm nở ngực.
Nồng độ progesterone cũng cực kỳ cao trong thai kỳ. Những thay đổi trong progesterone gây ra sự lỏng lẻo hoặc nới lỏng dây chằng và khớp trên khắp cơ thể. Ngoài ra, nồng độ progesterone cao khiến cấu trúc bên trong tăng kích thước, chẳng hạn như niệu quản. Niệu quản kết nối thận với bàng quang của mẹ. Progesterone cũng rất quan trọng để chuyển đổi tử cung từ kích thước của một quả lê nhỏ - ở trạng thái không mang thai - thành tử cung có thể chứa một em bé đủ tháng.
Mặc dù các hormone này cực kỳ quan trọng để mang thai thành công, nhưng chúng cũng có thể làm cho việc tập thể dục trở nên khó khăn hơn. Vì dây chằng lỏng lẻo, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị bong gân và căng mắt cá chân hoặc đầu gối cao hơn. Toàn bộ tư thế của bà bầu thay đổi. Ngực phát triển to lên. Bụng biến đổi từ phẳng hoặc lõm sang rất lồi, làm tăng độ cong của lưng. Hiệu ứng kết hợp làm dịch chuyển trọng tâm về phía trước và có thể dẫn đến những thay đổi trong cảm giác cân bằng của mẹ bầu.
Tăng cân, giữ nước và hoạt động thể chất
Tăng cân ở phụ nữ mang thai làm tăng trọng lượng và trọng lực lên bộ khung trên cơ thể, làm chậm quá trình lưu thông máu và dịch cơ thể, đặc biệt là ở các chi dưới. Kết quả là, phụ nữ mang thai thường bị phù ở mặt và tay chân. Nhiều phụ nữ bắt đầu nhận thấy sưng nhẹ trong 3 tháng giữa thai kỳ. Nó thường tiếp tục vào tam cá nguyệt thứ ba. Để giảm tích nước, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, tránh đứng lâu, ăn nhạt.
Thay đổi cảm giác
Mang thai có thể thay đổi đáng kể cách người phụ nữ trải nghiệm thế giới thông qua thị giác, vị giác và khứu giác.
Thay đổi tầm nhìn
Một số phụ nữ cảm thấy thay đổi thị lực khi mang thai, đặc trưng bởi tăng cận thị. Các nhà nghiên cứu không biết các cơ chế sinh học chính xác đằng sau những thay đổi về thị giác. Hầu hết phụ nữ trở lại tầm nhìn trước khi sinh.
Những thay đổi phổ biến khi mang thai bao gồm nhìn mờ và khó chịu với kính áp tròng, tăng áp lực nội nhãn. Phụ nữ bị tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về mắt hiếm gặp như giảm thị lực và bong võng mạc.
Vị giác và khứu giác thay đổi
Hầu hết phụ nữ thay đổi cảm giác vị giác trong khi mang thai. Họ thường thích thực phẩm mặn, chua hơn và thực phẩm ngọt hơn phụ nữ không mang thai. Một số sở thích hương vị có thể thay đổi theo theo kỳ. Nhiều trường hợp mẹ bầu cảm giác vị kim loại trong miệng.
Phụ nữ mang thai cũng có thể xuất hiện những thay đổi về khứu giác. Nhiều người mô tả một nhận thức cao và nhạy cảm với nhiều loại mùi. Điều này có thể làm nặng thêm tình trạng buồn nôn, ốm nghén và làm mất cân bằng chất dinh dưỡng cho mẹ bầu.
Thay đổi vú và cổ tử cung
Thay đổi nội tiết tố, bắt đầu trong ba tháng đầu tiên, sẽ dẫn đến nhiều thay đổi sinh lý trên toàn cơ thể. Những thay đổi này giúp chuẩn bị cho cơ thể người mẹ mang thai, sinh nở và cho con bú. Ngực của phụ nữ mang thai trải qua một loạt thay đổi đáng kể trong thai kỳ khi cơ thể chuẩn bị cung cấp sữa cho em bé sơ sinh. Hormone thai kỳ ảnh hưởng đến sắc tố da thường làm mờ quầng vú. Khi ngực phát triển, phụ nữ mang thai có thể cảm thấy đau hoặc nhạy cảm và nhận thấy rằng các tĩnh mạch tối hơn và núm vú nhô ra nhiều hơn trước khi mang thai. Một số phụ nữ có thể xuất hiện vết rạn trên ngực.
Những vết sưng nhỏ trên quầng vú thường xuất hiện. Hầu hết phụ nữ sẽ bắt đầu sản xuất, và thậm chí rò rỉ, một lượng nhỏ chất màu vàng, dày trong 3 tháng giữa thai kỳ. Chất này còn được gọi là sữa non. Ngoài việc sản xuất sữa non cho bé ăn đầu tiên, các ống dẫn sữa ở vú mở rộng để chuẩn bị cho việc sản xuất và lưu trữ sữa. Một số phụ nữ có thể thấy các khối u nhỏ trong mô vú do các ống dẫn sữa bị tắc. Nếu các khối u không biến mất sau một vài ngày xoa bóp vú và làm ấm nó bằng nước hoặc khăn lau, bác sĩ nên kiểm tra khối u ở lần khám tiền sản tiếp theo.
Trong thời kỳ đầu mang thai, cổ tử cung sản xuất một chất nhầy dày để bịt kín tử cung. Trước khi sinh, cổ tử cung giãn ra đáng kể, làm mềm và thon, cho phép em bé đi qua kênh sinh. Các mô của cổ tử cung dày lên và trở nên săn chắc. Cho đến một vài tuần trước khi sinh, cổ tử cung có thể mềm và giãn ra một chút từ áp lực của em bé đang lớn.
Thay đổi trên da
Đại đa số phụ nữ mang thai trải tăng sắc tố da trong thai kỳ, bao gồm một tông màu da sẫm trên các bộ phận cơ thể như quầng vú, bộ phận sinh dục. Ngoài ra, khoản 70% phụ nữ mang thai xuất hiện nám da, tàn nhang. Rất may là chúng thường biế mất sau khi sinh.
Rạn da là sự thay đổi da phổ biến nhất ở thai kỳ, gây ra bởi sự kết hợp của sự kéo căng vật lý của da và ảnh hưởng của sự thay đổi hormone đối với độ đàn hồi của da. 90% phụ nữ phát triển các vết rạn da trong ba tháng cuối của thai kỳ, thường ở ngực và bụng. Mặc dù các vết rạn màu hồng tím có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn, chúng thường mờ dần theo màu của vùng da xung quanh và thu nhỏ kích thước sau sinh. Vết rạn da có thể ngứa, vì vậy hãy thoa kem để làm mềm và giảm ham muốn gãi và có thể làm hỏng da.
- Làm cách nào để tối ưu hóa khả năng có thai tự nhiên(27/5/2019)
- Vừa chào đời, bé trai Quảng Ninh đã to bằng trẻ 3 tháng khiến bác sĩ ngỡ ngàng(22/5/2019)
- 9X sinh cùng lúc 3 bé trai giống nhau, 200 triệu ca mới có 1(20/5/2019)
- Chứng ợ nóng, trào ngược axit khi mang thai(9/5/2019)
- Thời điểm nào không nên thụ thai?(18/4/2019)
- Tiểu đường thai kỳ: triệu chứng, nguy cơ và cách phòng chống(30/3/2019)
Các bài khác
- Hệ thống miễn dịch hoạt động trong ruột để kiểm soát vi khuẩn(14/3/2023)
- Mục tiêu điều trị mới tiềm năng cho các bệnh viêm nhiễm như lupus và nhiễm trùng huyết(13/3/2023)
- Thuốc mới có thể ngăn chặn các biến thể COVID-19 kháng thuốc(12/3/2023)
- Sự thích nghi di truyền giúp quần thể người Amazon chống lại nhiễm trùng Chagas(11/3/2023)
- Giấc ngủ ngon có thể kéo dài tuổi thọ của bạn(10/3/2023)
- Sinh đôi kỹ thuật số mở ra cách điều trị hiệu quả các bệnh viêm nhiễm(6/3/2023)
- Hệ vi sinh vật đường ruột trên một con chip(5/3/2023)
- Rối loạn cơ trơn hiếm gặp bắt nguồn từ một đột biến duy nhất trong gen không mã hóa(3/3/2023)
- Sửa đổi RNA cho protein liên quan đến thoái hóa thần kinh trong ALS(3/3/2023)
- Cải thiện chẩn đoán nhiễm trùng phổi, tai và xoang mãn tính ở trẻ nhỏ(2/3/2023)