Sử dụng thuốc hợp lý Thứ sáu, ngày 10/5/2019

Các thuốc điều trị bệnh phổi tắc mẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thường được gọi là COPD, đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm từ từ, không hồi phục các giá trị chức năng thông khí phổi.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
1, Nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hút thuốc lá

Nguyên nhân hàng đầu của COPD là hút thuốc lá. Có khoảng 20-30% những người hút thuốc mãn tính có thể mắc bệnh COPD rõ ràng trên lâm sàng.  Ngay cả khi bạn không phải là người hút thuốc, bạn vẫn có thể bị COPD khi sống chung với một ngườI nghiện hút thuốc lá.

Môi trường sống ô nhiễm

Tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí, khói bụi và khói bụi, khói và hóa chất (thường liên quan đến công việc) có thể gây ra COPD. Ở các nước đang phát triển, COPD thường xảy ra ở những người tiếp xúc với khói từ việc đốt nhiên liệu để nấu ăn và sưởi ấm trong những ngôi nhà thông gió kém.

Thiếu alpha-1-antitrypsin

Một số ít người mắc một dạng COPD hiếm gặp gọi là khí phế thũng liên quan đến thiếu hụt alpha-1-1-antitrypsin. Dạng COPD này là do di truyền ảnh hưởng đến khả năng sản xuất protein (Alpha-1-1-antitrypsin) của cơ thể bảo vệ phổi.

2, Các triệu chứng của COPD là gì?

Các triệu chứng ban đầu có thể nhẹ, bắt đầu bằng ho liên tục và khó thở. Khi tiến triển, tần suất triệu chứng liên tục hơn khiến bệnh nhân ngày càng khó thở. Đôi khi bệnh nhân bị khò khè và tức ngực hoặc có đờm.

Các triệu chứng sớm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn bao gồm:

Thỉnh thoảng khó thở, đặc biệt là sau khi tập thể dục
Ho nhẹ nhưng tái phát nhiều lần, phải hắng giọng thường xuyên.
Khi phổi trở nên hư hỏng hơn, bạn có thể gặp phải: Khó thở nhiều hơn, khò khè, tức ngực, ho mãn tính, có hoặc không có đờm.

Trong các giai đoạn sau của COPD, các triệu chứng cũng có thể bao gồm mệt mỏi, sưng bàn chân, mắt cá chân hoặc chân, giảm cân.

Các triệu chứng sẽ tồi tệ hơn nhiều nếu người bệnh đang hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.

3, Các thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 

Điều trị có thể làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng và nói chung là làm chậm tiến triển bệnh.Thuốc giãn phế quản giúp giãn các cơ của đường thở, mở rộng đường thở để bệnh nhân có thể thở dễ dàng hơn. Glucocorticosteroid có thể được thêm vào để giảm viêm ở đường thở. Một số loại thuốc giãn phế quản bao gồm:

1.1. Thuốc chủ vận beta-2-chọn lọc

Thuốc kích thích β2 tác dụng kéo dài (LABA) đã được sử dụng những năm 1990,gồm formoterol và salmeterol, giúp cải thiện chức năng phổi, các triệu chứng khó thở và gắng sức, chất lượng cuộc sống, và có thể giảm tỷ lệ đợt cấp và ít tác dụng phụ. 
Formoterol và salmeterol có thời gian tác dụng kéo dài 12 giờ sử dụng đơn độc hay phối hợp với ICS đã trở thành thường qui trong điều trị duy trì COPD giai đoạn ổn định. Tuy nhiên hiện nay, một số LABA tác dụng 24 giờ và hiệu quả hơn đã được nghiên cứu là lần lượt được cấp phép sử dụng. Indacaterol, một LABA có thời gian tác dụng 24 giờ.Kết quả sơ bộ từ các thử nghiệm lâm sàng lớn cho thấy indacaterol cải thiện chức năng phổi so với giả dược và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài khác. LABA khác gồm carmoterol, vilanterol trifenatate và oldaterol cũng có tác dụng kéo dài 24 giờ tương tự  và hiệu quả.

Các thuốc phổ biến trong nhóm này là: Salbutamol/ Ventolin, Terbutaline…


1.2 Thuốc kháng cholinergic. 

Những thuốc giãn phế quản này hoạt động bằng cách ức chế acetylcholine gây giãn phế quản và giảm tiết dịch nhầy giúp mở rộng đường thở của bạn để thông khí tốt hơn. Chúng cũng giúp cơ thể bạn làm sạch chất nhầy từ phổi. 

Nhóm thuốc này thường được sử dụng ở dạng thuốc xịt, thay thế cho những bệnh nhân bị tác dụng phụ với thuốc chủ vận ß2 và được chia làm 2 nhóm:

Nhóm tác động ngắn hạn như: ipratropium.
Nhóm tác động dài hạn như: tiotropium.
Hai loại thuốc giãn phế quản này có thể được dùng riêng hoặc kết hợp bằng ống hít hoặc với máy phun sương. Sự  phân bố chủ yếu của các thụ thể Cholinergic tạo điều kiện cho sự giãn phế quản vùng trung tâm  của thuốc kháng cholinergic và  tác dụng của β2-agonist ở ngoại vi nơi thụ thể β2 tập trung nhiều nhất. Đây  là một cơ chế trong đó một thuốc  giãn phế quản  này tạo điều kiện tiếp cận và tác dụng  cho  thuốc giãn phế quản  khác

1.3 Corticosteroid

Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài thường được kết hợp với glucocorticosteroid dạng hít. Một glucocorticosteroid có thể làm giảm viêm trong đường thở và giảm sản xuất chất nhầy.
Corticosteroid cũng có sẵn ở dạng thuốc viên.Tuy nhiên, sử dụng lâu dài các loại thuốc này có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như tăng cân, tiểu đường, loãng xương, đục thủy tinh thể và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Một số thuốc corticoid dùng trong  COPD: prednisolon, fluticason, budesonid, beclomethason…

1.4 Thuốc ức chế phosphodiesterase-4

Một loại thuốc mới được chấp thuận cho những người bị COPD nặng và các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính là roflumilast (Daliresp), một chất ức chế phosphodiesterase-4. Thuốc này làm giảm viêm đường thở và thư giãn đường thở. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm tiêu chảy và giảm cân.

1.5 Theophylline

Thuốc trực tiếp làm giãn cơ trơn phế quản và mạch máu phổi. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, nhức đầu, nhịp tim nhanh và run. Tác dụng phụ liên quan đến liều, và liều thấp được khuyến cáo. Nói chung, đây không phải là phương pháp điều trị đầu tay trong điều trị COPD.

Kháng sinh 

Nhiễm trùng hô hấp, chẳng hạn như viêm phế quản cấp tính, viêm phổi và cúm, có thể làm nặng thêm các triệu chứng COPD . Thuốc kháng sinh giúp điều trị đợt cấp tính, nhưng chúng thường không được khuyến cáo để phòng ngừa. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy azithromycin kháng sinh ngăn ngừa các đợt trầm trọng.

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com