Thuốc tránh thai khẩn cấp không nên dùng quá 3 lần/năm, nếu lạm dụng rất nhiều tác hại
Nhiều chị em phụ nữ hiện nay đang tùy tiện sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thay vì áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn hơn. Đây là lời cảnh báo của bác sĩ, bạn nên xem lại.Ảnh minh họa
Thuốc tránh thai khẩn cấp không nên dùng quá 3 lần/năm
Hiện nay, việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn khấp được các chuyên gia sản khoa đánh giá là khá phổ biến, đặc biệt là trong nhóm thanh niên trẻ.
Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp là một biện pháp phổ biến để tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng biện pháp tránh thai khác hoặc sợ bị thất bại trong việc ngừa thai.
Sau khi quan hệ tình dục trong vòng 72 giờ, bạn uống thuốc càng sớm thì hiệu quả tránh thai càng cao.
Nếu để quá hơn 72 giờ, tác dụng tránh thai thường không lý tưởng hoặc thậm chí là tránh thai thất bại.
Có thể bạn không biết hoặc chưa quan tâm đủ rằng, biện pháp dùng thuốc tránh thai khẩn cấp 72 giờ là con dao hai lưỡi với một số tác dụng phụ và tác hại nhất định, vì vậy các chuyên gia sản khoa trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ) khuyên rằng bạn không nên dùng quá 3 lần trong một năm.
Các phản ứng bất lợi chính của biện pháp tránh thai khẩn cấp sau đây là điều thật sự đáng lưu tâm, đặc biệt là ở chị em phụ nữ trẻ, đối tượng chính đang sử dụng loại thuốc tránh thai khẩn cấp này.
Những tác hại nguy hiểm khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
1, Ảnh hưởng lên hệ thống tiêu hóa
Dễ bị buồn nôn, nôn và các triệu chứng kích thích hệ tiêu hóa khác
Thông thường, loại biện pháp tránh thai khẩn cấp này được dùng bằng đường uống, và nhiều phụ nữ sẽ bị buồn nôn rõ ràng sau khi dùng, điều này có liên quan đến sự gia tăng đột ngột nồng độ estrogen.
Nếu các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa trở nên nghiêm trọng, hiện tượng nôn ói có thể xảy ra, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là nếu bạn nôn trong vòng 1 giờ sau khi uống, bạn nên dùng thuốc bổ sung thay thế càng sớm càng tốt vì lần uống trước không còn tác dụng ngừa thai.
Nếu những phụ nữ có dạ dày không ổn, mắc bệnh về đường tiêu hóa, có thể dễ bị loét dạ dày do bị tác dụng kích thích của thuốc trên mô niêm mạc của thành dạ dày sau khi dùng thuốc.
2, Ảnh hưởng lên hệ thống sinh sản
Dễ gây chảy máu chức năng trong thời kỳ rụng trứng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và các bệnh phụ khoa khác.
Nhiều phụ nữ có thể bị chảy máu âm đạo dai dẳng sau khi dùng thuốc, và một số phụ nữ có thể bị chảy máu bất thường trong quá trình rụng trứng.
Ngoài ra, do sự rối loạn tạm thời của nồng độ hormone trong cơ thể sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, nó cũng có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt ở các chị em phụ nữ. Điều này dẫn đến sự rối loạn kéo dài, có thể chị em sẽ cần một vài chu kỳ kinh nguyệt để điều chỉnh tình hình trở lại như bình thường.
3, Ảnh hưởng khả năng sinh con và hỏng buồng trứng
Việc sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp có thể gây ra suy buồng trứng sớm
Hàm lượng Estrogen cao hơn trong thuốc tránh thai sẽ ức chế chức năng bài tiết estrogen từ buồng trứng, tạo ra kháng estrogen, suy buồng trứng sớm và có thể khiến chị em phụ nữ rơi vào vào thời kỳ mãn kinh sớm.
Không những thế, chị em có thể dễ bị hội chứng tiền mãn kinh tấn công nặng nề hơn như đổ mồ hôi vào ban đêm, nóng bừng cả người giống như triệu chứng bốc hỏa, khô âm đạo và chức năng hoạt động của bộ phận sinh dục kém đi.
4. Có thể gây ra bệnh ác tính
Ung thư do lạm dụng biện pháp tránh thai.
Việc bổ sung một hàm lượng Estrogen cao thông qua uống thuốc ngừa thai khẩn cấp là một trong những nguyên nhân gây ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư nội mạc tử cung.
Trong trường hợp estrogen tăng cao, dễ gây tăng sản vú, tăng sản nội mạc tử cung, ức chế chức năng buồng trứng,… không có lợi cho sức khỏe của các cơ quan này và chúng là nguy cơ cao dễ tiến triển và trở thành ung thư theo thời gian.
Có nhiều biện pháp hiệu quả hơn giúp bạn tránh thai an toàn và giảm thiểu tác dụng phụ.
Vì vậy, chị em phụ nữ nên chọn cho mình những giải pháp tránh thai an toàn, phù hợp để hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể gây ra cho sức khỏe.
*Theo BS Gia đình (TQ)
- Thuốc giảm đau nhóm III(30/5/2019)
- Lutein và Zeaxanthin : tác dụng thế nào, cách bổ sung ra sao(10/5/2019)
- Thuốc chống loãng xương(26/4/2019)
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm(19/4/2019)
- Thuốc dùng trong điều trị bệnh gút(15/4/2019)
- 4 nhóm người cần đặc biệt chú ý khi uống thuốc: Uống sai cách có thể gây nguy hiểm(8/4/2019)
Các bài khác
- Thuốc Crexont điều trị bệnh Parkinson(24/8/2024)
- Thuốc Kisunla điều trị bệnh Alzheimer có triệu chứng sớm(22/8/2024)
- Những chủng bệnh lao nào có khả năng lây nhiễm cao nhất?(12/8/2024)
- Các nhà khoa học tạo ra một tế bào ngăn chặn sự phát triển u ác tính(10/8/2024)
- Cải thiện việc điều trị HIV ở trẻ em và thanh thiếu niên (9/8/2024)
- Hợp chất vi khuẩn tự nhiên mang lại hiệu quả làm sáng da an toàn(8/8/2024)
- Mô hình AI tìm ra manh mối ung thư với tốc độ cực nhanh(7/8/2024)
- Nghiên cứu các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật(31/7/2024)
- Giấc ngủ không lành mạnh có liên quan đến bệnh tiểu đường(30/7/2024)
- Những chuyên gia chăm sóc sức khỏe này có thể là vũ khí bí mật chống lại bệnh tăng huyết áp(29/7/2024)