Thuốc chống loãng xương
Loãng xương xảy ra phổ biến nhất ở phụ nữ ở tuổi mãn kinh và ở người dùng corticosteroid lâu dài. Các nguy cơ khác gây loãng xương gồm có nhẹ cân, hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu, không hoạt động thể lực. Ngoài ra, loãng xương còn do một số bệnh gây ra như tăng năng giáp, giảm năng tuyến sinh dục, hội chứng Cushing, giảm năng cận giáp và viêm khớp dạng thấp.
Ảnh minh họa
Loãng xương xảy ra khi khối lượng xương bị giảm và vi cấu trúc mô xương bị biến đổi làm cho xương dòn, dễ gãy. Dựa trên phép đo mật độ khối lượng xương (MBD), TCYTTG đã định nghĩa loãng xương khi MBD thấp hơn 2 độ lệch chuẩn so với MBD trung bình của người trẻ tuổi.
Dự phòng là biện pháp tốt nhất để đối phó với loãng xương vì một khi khối lượng xương đã giảm thì khó có thể bù đắp lại, Do đó, điều rất quan trọng là phải tạo điều kiện cho khối xương được phát triển tối ưu bằng cách thường xuyên luyện tập mang nặng vừa phải và khi cơ thể đang lớn, chế độ ăn phải có đầy đủ calci.
Sau 30 tuổi, phải hạn chế tốc độ mất xương bằng cách thay đổi lối sống: không hút thuốc lá, không uống rượu nhiều, chế độ ăn có đủ calci và vitamin D (Mục 27.1), và luyện tập thường xuyên cử tạ vừa phải. Đối với nữ tuổi mãn kinh, có thể dùng liệu pháp hormon thay thế, nhưng có nguy cơ ung thư vú (18.4). Các thuốc chống tiêu xương có thể được cân nhắc.
Các thuốc chống loãng xương gồm hai loại:
Loại thứ nhất là ngăn chặn tiêu xương gồm có bisphosphonat (alendronat, etidronat, risedronat…) đã chứng tỏ làm tăng khối xương và làm giảm gãy xương. Calcitonin cũng có tác dụng chống loãng xương và còn có tác dụng giảm đau trong loãng xương, nhưng dùng calcitonin bị hạn chế vì hiện nay phải tiêm.
Calcitriol, một loại vitamin D, cũng đã được dùng, nhưng kết quả mâu thuẫn giữa các nghiên cứu. ở người cao tuổi, bổ sung vitamin D (Mục 27.1) vẫn có ích, đặc biệt đối với người cao tuổi phải luôn luôn ở trong nhà, có nguy cơ bị thiếu vitamin D và đối với người bị tăng năng cận giáp.
Loại thuốc thứ hai là thuốc thúc đẩy tạo xương:
Natri fluorid hoặc natri monofluorophosphat kích thích tạo cốt bào (osteoblast) và làm tăng tỷ trọng khối xương. Tuy nhiên, MBD tăng do fluorid không làm giảm gãy xương và có khi còn làm cho xương dòn. Các steroid đồng hoá cũng đã được dùng nhưng gây ra quá nhiều tác dụng phụ.
Để giảm nguy cơ loãng xương do corticosteroid, phải dùng liều thấp nhất đường uống có hiệu quả, và liệu trình càng ngắn càng tốt. Tỷ lệ mất xương cao nhất xảy ra vào 6 – 12 tháng đầu corticosteroid. Như vậy, dự phòng sớm là điều quan trọng. Dùng lâu dài corticosteroid khí dung cũng làm giảm tỷ trọng xương.
Bất cứ người nào dùng 1 corticosteroid nào tương dương với liều 7,5 mg prednisolon hoặc cao hơn, hàng ngày trong 3 tháng hoặc lâu hơn phải được đánh giá kiểm tra xương và khi cần phải cho điều trị dự phòng; người bệnh trên 65 tuổi có nguy cơ cao. Người uống corticosteroid bị gãy xương do sang chấn nhẹ phải được điều trị loãng xương.
Dự phòng và điều trị hiện nay đối với loãng xương do corticosteroid giống nhau: ngoài dùng liều thấp và ngắn ngày, nếu có nhiều nguy cơ, cho điều trị bằng liệu pháp hormon thay thế ở nữ, testosteron ở nam nếu thiếu hor- mon hoặc dùng một bisphosphonat như alendronat, etidronat, risedronat hoặc calcitriol, hoặc calcitonin nếu các thuốc trên không phù hợp.
Tổng hợp
- Thuốc giảm đau nhóm III(30/5/2019)
- Lutein và Zeaxanthin : tác dụng thế nào, cách bổ sung ra sao(10/5/2019)
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm(19/4/2019)
- Nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau (2/4/2019)
- Thuốc giảm đau nhóm Opioid: cơ chế tác dụng, các nguy cơ khi sử dụng(30/3/2019)
- Lutein là gì, tác dụng với sức khỏe thế nào(23/3/2019)
Các bài khác
- Thuốc Semaglutide giúp bệnh nhân tiểu đường Loại 1 cần ít hoặc không cần insulin(8/9/2023)
- Khám phá mở ra khả năng cho các loại thuốc nhắm mục tiêu kênh ion mới(7/9/2023)
- Chất chống oxy hóa kích thích lưu lượng máu trong khối u(5/9/2023)
- Cách thức hoạt động của vắc-xin chống lại bệnh ký sinh trùng(4/9/2023)
- Xét nghiệm máu mới tìm RNA không mã hóa để phát hiện ung thư(2/9/2023)
- Gen trường thọ từ chuột chũi giúp kéo dài tuổi thọ của loài chuột(31/8/2023)
- Liệu pháp gen xác định phương pháp điều trị mới tiềm năng cho bệnh ung thư gan(29/8/2023)
- Các tế bào miễn dịch góp phần gây ra bệnh Alzheimer(28/8/2023)
- Thuốc điều trị các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến khả năng điều hòa thân nhiệt của cơ thể(27/8/2023)
- Các biến thể dựa trên chủng tộc của vi khuẩn đường ruột xuất hiện khi trẻ được 3 tháng tuổi(26/8/2023)