Cảnh báo gia tăng dịch bệnh kỳ nghỉ tết
PGS-TS Trần Đắc Phu lưu ý dịch sởi thường xảy ra vào mùa đông xuân, với tốc độ lây nhiễm rất cao, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm phế quản...
Ảnh minh họa
Dịp nghỉ tết là thời điểm mùa đông xuân, với sự gia tăng giao lưu, du lịch, cùng tỷ lệ tiêm vắc xin còn chưa cao tại khu vực có mật độ dân cư cao, thường xuyên biến động dân cư và một số nơi khó tiếp cận dịch vụ y tế là nguy cơ xuất hiện dịch sởi do chưa có miễn dịch bảo vệ.
Bộ Y tế lưu ý, trẻ nhỏ từ 9 - 12 tháng cần tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Ngoài ra, trẻ trên 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm vắc xin sởi cần được tiêm vắc xin tại các điểm tiêm chủng dịch vụ; nếu không tiêm, sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh sởi bất kỳ lúc nào.
PGS-TS Trần Đắc Phu lưu ý dịch sởi thường xảy ra vào mùa đông xuân, với tốc độ lây nhiễm rất cao, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não... có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ bị mắc sởi trong khi cơ thể đã có bệnh nền. Đối với phụ nữ bị mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sẩy thai, đẻ non.
Cẩn trọng với cúm và tiêu chảy
Thông tin từ Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội) cho biết vừa qua BV này đã tiếp nhận một số bệnh nhân bị viêm đường hô hấp, trong đó có bệnh nhân nhiễm cúm bị bội nhiễm gây viêm phổi, phế quản. Đáng lưu ý, đã ghi nhận bệnh nhân là nam giới nhiễm cúm A tử vong.
“Trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa lễ hội tới đây, điều kiện khí hậu đông xuân, nhiệt độ môi trường liên tục thay đổi, đặc biệt sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn khiến sức đề kháng của cơ thể giảm, những người sức khỏe yếu, trẻ em không thích nghi kịp sẽ dễ bị nhiễm bệnh, ốm”, ông Phu lưu ý.
Mặt khác, điều kiện môi trường trong thời gian này rất thuận lợi cho các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút) phát triển và lây lan, càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho người, nhất là các bệnh như: cúm, bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi), sởi, rubella, tiêu chảy…
Với những người mắc các bệnh mãn tính thì đây cũng là thời gian để bệnh dễ tiến triển thành các đợt cấp, nặng hơn, nhất là người già và trẻ em. Sự gia tăng sử dụng thực phẩm và giao lưu đi lại của người dân trong dịp tết và mùa lễ hội làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.
Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người dân cần chủ động phòng bệnh kỳ nghỉ tết, bằng cách chú trọng giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu…; hạn chế đến những chỗ đông người. Khi có các dấu hiệu sốt, ho, đau ngực, khó thở và bất cứ các triệu chứng bất thường về sức khỏe, phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời.
Theo VNE
- Dịch sởi quay lại TP HCM, tăng gấp 50 lần cùng kỳ năm trước(15/1/2019)
- Bệnh sốt xuất huyết: triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh(29/12/2018)
- Uống 1 viên thuốc PrEP mỗi ngày có thể tránh HIV(2/12/2018)
- Dịch tay chân miệng: Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh(1/12/2018)
- Sốt xuất huyết có tái phát?(27/11/2018)
- 2 bé trai miền Tây mắc chân tay miệng cấp độ 4 được cứu sống(14/11/2018)
Các bài khác
- Cơ quan quản lý Dược phẩm Pháp: chống chỉ định mới của retinoid dùng ngoài da điều trị mụn trứng cá trong thai kỳ(15/11/2018)
- Khẩn thiết kêu gọi hiến máu nhóm O(21/8/2018)
- Rút giấy đăng ký lưu hành 22 loại thuốc tại Việt Nam(24/6/2018)
- Hà Nội đình chỉ lưu hành hai loại thuốc Nexium và Neopeptine(9/6/2018)
- Bộ Y tế thông tin về thuốc có chứa hoạt chất paracetamol dạng giải phóng biến đổi(8/4/2018)
- Nỗ lực đưa người mắc hội chứng tự kỉ hoà nhập vào cuộc sống(31/3/2018)
- Hơn 1000 ca cúm trong tháng đầu năm, Bộ Y tế họp khẩn phòng chống dịch(13/2/2018)
- Cảnh báo một loại thuốc tiêm có hại với người dị ứng protein sữa bò(7/10/2017)
- Lao động là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ 100% kinh phí đóng BHXH(26/7/2017)
- 40 bệnh viện đầu tiên thực hiện liên thông xét nghiệm(26/6/2017)