Vụ sản xuất Vinaca ung thư CO3.2 từ bột than tre: Bộ Y tế nói gì?
Qua kiểm tra, xác minh Bộ Y tế khẳn định không cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào cấp phép cho sản phẩm Vinaca ung thư Co3.2.Bên trong cơ sở sản xuất Vinaca. (Ảnh: Vietnamnet)
Sau hàng loạt những ồn ào của sản phẩm Vinaca ung thư Co3.2, từ việc dùng than tre để sản xuất thuốc, đến việc lọt vào tốp 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam, mới đây Bộ Y tế đã chính thức lên tiếng về vấn đề này.
Bộ Y tế khẳng định, sản phẩm "Vinaca ung thư Co3.2" không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào cấp phép lưu hành và cũng không được cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng.
Từ kết quả kiểm tra, xác minh và xử lý của các cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng, Sở Y tế Hải Phòng trước đó đã kết luận:
Sản phẩm "Vinaca ung thư Co3.2" không phải là thuốc và cũng không phải là mỹ phẩm, mà là sản phẩm giả sản phẩm thực phẩm chức năng, trên nhãn sản phẩm này có ghi rõ nội dung "Sản phẩm này không phải là thuốc và không dùng thay thế thuốc chữa bệnh", phần công dụng có ghi "Hỗ trợ điều trị ung thư, u bướu…".
Cơ sở sản xuất sản phẩm "Vinaca ung thư Co3.2" là cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng nhưng không có giấy phép sản xuất thực phẩm chức năng.
Sau khi tiến hành kiểm tra, xác minh các nội dung báo cáo và kết luận của Sở Y tế Hải Phòng, Bộ Y tế nhận định báo cáo của Sở Y tế Hải Phòng là đúng và chỉ đạo thu hồi toàn bộ các sản phẩm có tên Vinaca của cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng Vinaca nói trên.
"Người dân không sử dụng sản phẩm này và đề nghị
người dân khi phát hiện những cơ sở sản xuất tương tự cũng như các đối tượng đang rao bán những sản phẩm này thì báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất kịp thời xử lý, ngăn chặn", Bộ Y tế khuyến cáo.
Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bộ Y tế cũng mong muốn các cơ quan báo chí đưa tin kịp thời, chính xác giúp người dân biết và tránh được việc sử dụng các sản phẩm này có thể gây hậu quả xấu cho sức khỏe.
- Cô gái bị biến dạng khuôn mặt vì tự ý dùng thuốc kháng sinh(10/2/2018)
- Sự thật đau lòng vụ nữ sinh nguy kịch sau uống trà sữa(29/1/2018)
- Hà Nội: Bé gái 8 tháng tuổi hôn mê nguy kịch nghi do tiêm nhầm thuốc(20/1/2018)
- Học sinh ngộ độc nặng nghi do uống trà sữa không rõ nguồn gốc(19/1/2018)
- Ngất lả, tiền hôn mê gan sau uống thực phẩm giảm cân?(18/1/2018)
- Một phụ nữ tử vong sau khi ăn hàu sống(16/1/2018)
Các bài khác
- Việt Nam nhận hơn 800.000 liều vắc xin đầu tiên từ Covax(1/4/2021)
- BMI1 - một gen hứa hẹn để bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer(31/3/2021)
- Có cần tiêm mũi thứ hai vắc-xin COVID-19 nếu đã từng nhiễm SARS-CoV-2(30/3/2021)
- Nên ăn gì trước khi đi bộ để tập thể dục? (30/3/2021)
- Trẻ em có phản ứng kháng thể với Covid-19 mạnh hơn người lớn(29/3/2021)
- Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn có thể mắc ung thư(28/3/2021)
- Nhiễm virus viêm gan B có ảnh hưởng khả năng sinh con?(28/3/2021)
- Ăn mặn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe(27/3/2021)
- Tiêm kháng thể là một phương pháp điều trị rất được mong đợi cho những người mắc các bệnh mãn tính(26/3/2021)
- Làm thế nào con người phát triển bộ não lớn hơn các loài vượn khác(26/3/2021)