Gửi thông tin thuốc

Calcium gluconate

Nhóm thuốc:Khoáng chất và Vitamin
Tên khác :Calci gluconat
Thuốc biệt dược mới :Calci gluconate + D3, Calcium Magnesium Zinc, Green Calcium, Calci gluconat, Calci gluconat 10%, Calci gluconat 200mg/5ml
Dạng thuốc :Dung dịch tiêm; viên nén

Thành phần :

Calci gluconate
Calcium gluconate

Tác dụng :

Calci gluconat tiêm là nguồn cung cấp ion calci có sẵn và được dùng điều trị hạ calci huyết trong các bệnh cần tăng nhanh nồng độ ion calci huyết như: co giật do hạ calci huyết ở trẻ sơ sinh, do suy cận giáp, hạ calci huyết do bù chất điện giải, sau phẫu thuật cường cận giáp, thiếu vitamin D, nhiễm kiềm. Calci gluconat có thể được sử dụng như một chất bù điện giải, một chất chống tăng kali và magnesi huyết. Calci gluconat tiêm chỉ được tiêm bắp thịt, tiêm vào cơ tim, tiêm dưới da hoặc không được để thuốc thoát ra khỏi mạch vào các mô khi tiêm vì có thể gây hoại tử mô và hoặc tróc vẩy và apxe.
Calci gluconat dạng uống được dùng điều trị hạ calci huyết mạn và thiếu calci. HẠ calci huyết trong các trường hợp: suy cận giáp mạn và giả suy cận giáp, nhuyễn xương, suy thận mạn, hạ calci huyết do dùng thuốc chống co giật, hoặc khi thiếu vitamin D.
Giảm calci huyết gây ra các chứng: co giật, cơn tetani, rối loạn hành vi và nhân cách, chậm lớn và chậm phát triển trí não, biến dụng xương, thường gặp nhất là còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn. Sự thay đổi xảy ra trong xương ống chân và thắt lưng, yếu toàn thân kèm đi lại khó và gẫy xương tự phát.
Calci gluconat tiêm cũng được dùng trogn trường hợp hạ calci huyết do ngộ độc ethylen glycol (phụ thuộc vào nồng độ calci trong máu), hạ calci huyết và hạ huyết áp do nhiễm độc toàn thân acid hydrofluoric.

Chỉ định :

Hạ calci huyết cấp (tetani trẻ sơ sinh, do thiểu năng cận giáp, do hội chứng hạ calci huyết, do tái khoáng hoá sau phẫu thuật tăng năng cận giáp, do thiếu vitamin D), dự phòng thiếu calci huyết khi thay máu. 

Điều trị bằng thuốc chống co giật trong thời gian dài (tăng huỷ vitamin D). 

Chế độ ăn thiếu calci, đặc biệt trong thời kỳ nhu cầu calci tăng: thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, người cao tuổi.

Tăng Kali huyết, tăng magnise huyết.
Quá liều thuốc chẹn calci hoặc ngộ độc ethylen glycol.
Sau truyền máu khối lượng lớn chứa calci citrat gây giảm Ca++ máu.

Liều lượng - cách dùng:

Cách dùng: calci gluconate có thể tiêm, uống hoặc dùng tại chỗ, tính theo calci nguyên tố.
Liều dùng:
Liều uống:
- Người lớn: chống giảm calci huyết hoặc bổ sung dinh dưỡng, uống 8,8 đến 16,5 g (800 - 1500 mg calci ion) mỗi ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
- Trẻ em: chống giảm calci huyết: uống 500 - 720 mg (45 - 65 mg calci ion)/kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
Liều tiêm:
- Người lớn: chống giảm calci huyết cấp hoặc bồi phụ điện giải, tiêm tĩnh mạch 970 mg (94,7 mg calci ion) cho chậm với tốc độ không vượt quá 5 ml (47,5 mg calci ion)/phút. Liều có thể lặp lại nếu cần, cho tới khi kiểm soát được tetani.
Hội chứng xương tái khoáng hoá: calci gluconat pha loãng trong dung dịch đẳng trương và cho truyền tĩnh mạch liên tục với liều 0,5 - 1 mg/phút (cho tới 2 mg hoặc hơn mỗi phút).
Chống tăng kali huyết: tiêm tĩnh mạch 1 - 2 g (94,7 - 189 mg calci ion) cho chậm với tốc độ không vượt quá 5 ml (47,5 mg calci ion)/phút.
Chống tăng magnesi huyết: tiêm tĩnh mạch 1 - 2 g (94,7 - 189 mg calci ion) cho với tốc độ không vượt quá 5 ml (47,5 mg calci ion)/phút.
Liều kê đơn giới hạn cho người lớn là 15 g (1,42 g calci ion)/phút).
Trẻ em: chống hạ calci huyết cấp: tiêm tĩnh mạch 200 - 500 mg (19,5 - 48,8 mg calci ion) cho làm 1 liều duy nhất, với tốc độ không vượt qúa 5 ml (47,5 mg calci ion)/phút. lặp lại nếu cần, cho tới khi kiểm soát được tetani.
Thay máu ở trẻ sơ sinh: tiêm tĩnh mạch 97 mg (9,5 mg calci ion) cho sau mỗi lần thay 100 ml máu citrat.
Bỏng do acid hydrofluoric: bôi gel gluconat sau khi đã rửa bằng nhiều nước. Tiêm dưới da chỉ trong trường hợp này, có tác dụng rất tốt trong điều trị bỏng acid hydrofluoric ở da. Dùng kim tiêm cỡ 25 - 30, với liều lượng 0,5 ml/cm2 da, tiêm dưới da vào dưới mô bị bỏng.
Ngộ độc acid hydrofluoric toàn thân: thêm 20 ml dung dịch calci gluconat 10% (189 mg ion calci) vào 1 lít dịch truyền đầu tiên.

Qúa liều :

Nồng độ calci máu vượt quá 2,6 mmol/lít (10,5 mg/100 ml) được coi là tăng calci huyết. Ngừng tiêm calci hoặc bất cứ thuốc gì có khả năng gây tăng calci huyết sẽ có thể giải quyết được tình trạng tăng calci huyết nhẹ ở người bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và có chức năng thận bình thường.
Khi nồng độ calci huyết vượt quá 2,9 mmol/lít (12 mg/100ml) phải ngay lập tức dùng các biện pháp sau đây:
Bù dịch bằng truyền tĩnh mạch natri clorid 0,9%.
Theo dõi nồng độ kali và magnesi trong máu và thay thế máu sớm để đề phòng biến chứng trong điều trị.
Theo dõi điện tâm đồ và có thể sử dụng các chất chẹn beta - adrenergic để phòng loạn nhịp tim nặng.
Có thể thẩm phân máu, có thể thẩm phân máu, có thể dùng calcitonin và adrenocorticoid trong điều trị.
Xác định nồng độ calci máu theo từng khoảng thời gian nhất định một cách đều đặn để có định hướng cho điều trị.

Chống chỉ định :

Rung thất trong hồi sức tim; bệnh tim và bệnh thận; tăng calci huyết; u ác tính phá huỷ xương; calci niệu nặng và loãng xương do bất động; người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).

Tác dụng phụ

Thường gặp: hạ huyết áp (chóng mặt), giãn mạch ngoại vi, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, đỏ da, nổi ban, đau và hoặc có cảm giác ấm lên hạơc nóng.
Ít gặp: vã mồ hôi, loạn nhịp, rối loạn chức năng tim cấp.
Hiếm gặp: huyết khối.

Thận trọng lúc dùng :

Tránh dùng đường tiêm tĩnh mạch quá nhanh (trên 5 ml/phút) và thoát ra ngoài tĩnh mạch, dùng thận trọng trong trường hợp suy hô hấp hoặc nhiễm toan máu, tăng calci huyết có thể xảy ra khi chức năng thận giảm, cần thường xuyên kiểm tra calci huyết, tránh nhiễm toan chuyển hoá (chỉ dùng 2 -3 ngày sau đó chuyển sang dùng các muối calci khác). Phải tránh dùng calci tiêm cho người bệnh đang dùng glycosid trợ tim, trường hợp thật cần thiết, calci phải tiêm chậm với lượng nhỏ và theo dõi chặt chẽ điện tâm đồ.

Tương tác thuốc :

Những thuốc sau đây ức chế thải trừ calci qua thận, các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, chlorthalidon, thuốc chống co giật.
Calci làm giảm hấp thu demeclocyclin, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, oxytetracyclin, tetracyclin, enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, sắt, kẽm, và những chất khoáng thiết yếu khác.
Calci làm tăng độc tính đối với tim của các glycosid, digitalis vì tăng nồng độ calci huyết sẽ làm tăng tác dụng ức chế Na+ - K+ - ATPase của glycosid tim.
Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thu calci qua đường tiêu hoá. Chế độ ăn có phytat, oxalat làm giảm hấp thu calci và tạo thành những phức hợp khó hấp thu. Phosphat, calcitonin, natri sulfat, furosemid, magnesi, cholesteramin, estrogen, một số thuốc chống co giật cũng làm giảm calci huyết.
Thuốc lợi niệu thiazid, trái lại làm tăng nồng độ calci huyết.

Dược lực :

Calcium gluconate là thuốc bổ sung calci.

Dược động học :

Sự hấp thu calci ở ruột tỷ lệ nghịch với lượng calci ăn vào, vì vậy khi chế độ ăn ít calci sẽ dẫn đến tăng hấp thu bù, phần nào do tác động của vitamin D. Mức độ hấp thu giảm đáng kể theo tuổi. Các bệnh có kèm chứng phân có mỡ, ỉa chảy, kém hấp thu mạn tính ở ruột cũng tăng thải calci qua phân.
Sau khi dùng, lượng ion calci được thải qua nước tiểu là hiệu số lượng được lọc tại cầu thận và lượng được tái hấp thu. Sự tái hấp thu ở ống thận rất có hiệu lực vì có đến hơn 98% lượng ion calci lọc qua cầu thận được tái hấp thu vào máu. Hiệu quả tái hấp thu được điều hoà chính bởi hormon cận giáp và cũng bị ảnh hưởng bởi sự thanh lọc Na+, sự có mặt của các anion không bị tái hấp thu, và các chất lợi niệu. Thuốc lợi niệu tác động tại nhánh lên của quai henle làm tăng calci niệu. Ngược lại chỉ có thuốc lợi niệu thiazid là không gắn liền sự thải trừ Na+ và Ca++, dẫn đến giảm calci niệu. Hormon cận giáp luôn điều hoà nồng độ ion calci huyết bằng tác động lên ống thận. Calci niệu chỉ bị ảnh hưởng ít bởi chế độ ăn calci ở người bình thường. Một lượng calci đáng kể được thải trừ vào sữa trong thời kỳ cho con bú, một phần thải qua mồ hôi và qua phân.

Bảo quản:

Bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ phòng (dưới 40 độ C) tốt nhất trong khoảng 15 -30 phút. Tránh để đóng băng.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Hỏi đáp
Thuốc biệt dược
Calci gluconate + D3

Calci gluconate + D3

SĐK: VN-0780-06
Calcium gluconate, Vitamin D3

Calcium Magnesium Zinc

Calcium Magnesium Zinc

SĐK:
Vitamin D3 (as Cholecalciferol) 600IU, Calcium (as Calcium Carbonate and Calcium Gluconate) 1000mg ( ...

Green Calcium

Green Calcium

SĐK: 2499/2018/ĐKSP
Calcium Gluconate: 1000mg, Vitamin D3: 400IU, Vitamin K2, Magie: 200mg, Vitamin C: 100mg.

Calci gluconat

SĐK: V893-H12-05
Calcium gluconate

Calci gluconat 10%

SĐK: VNA-4094-01
Calcium gluconate

Calci gluconat 200mg/5ml

SĐK: V898-H12-05
Calcium gluconate

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com