Gửi thông tin thuốc

Valproic acid

Nhóm thuốc:Thuốc hướng tâm thần
Tên khác :Acid Valproic
Tên Biệt dược :Valproat 200mg
Thuốc biệt dược mới :Encorate Chrono 200, Intasprol 500, Depakote 500mg, Encorate Chrono 500, Valopixim 500mg, Valparin chrono 500
Dạng thuốc :Viên nén bao phim tan ruột

Thành phần :

Valproic axit
Valproic acid

Tác dụng :

Tác dụng chống động kinh của valproat có lẽ thông qua chất ức chế dẫn truyền thần kinh là acid gama - aminobutyric(GABA). Valproat có thể làm tăng nồng độ GABA do ức chế chuyển hoá GABA hoặc tăng hoạt tính của GABA ở sau sinap. Do vậy, valproat có thể dùng trong nhiều loại cơn động kinh.

Chỉ định :

Ðộng kinh cơn vắng đơn giản & phức tạp. Ðộng kinh co giật trương lực toàn thân. Ðộng kinh múa giật. Ðộng kinh hỗn hợp bao gồm cả những tấn công cơn vắng.

Liều lượng - cách dùng:

Người lớn: 600mg/ngày, tăng dần 1/2 viên mỗi 2 ngày cho tới khi đạt hiệu quả, tối đa 2,55g/ngày. Trẻ < 20kg: 20mg/kg; Trẻ > 40kg: 450mg/ngày. Tối đa 40mg/kg.

Qúa liều :

Quá liều valproat có thể gây ngủ gà, block tim và hôn mê sâu. Đã có trường hợp tử vong. Vì valproat được hấp thu nhanh, nên lợi ích của rửa dạ dày hoặc gây nôn phụ thuộc vào thời gian kể từ khi uống thuốc. Cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ chung, đặc biệt când duy trì lượng nước tiểu bài xuất.
Naloxon làm mất tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của valproat dùng quá liều. Nhưng naloxon cũng có thể làm mất tác dụng chống động kinh của valproat, vì thế cần thận trọng khi dùng naloxon.

Chống chỉ định :

Viêm gan cấp, viêm gan mạn, có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị viêm gan nặng.
Rối loạn chuyển hoá porphyrin, quá mẫn với valproat.

Tác dụng phụ

Thoáng qua: biếng ăn, buồn nôn & nôn. Ðau, thất điều, run rẩy: hiếm. Phát ban, rụng tóc & kích thích sự ngon miệng. Tăng men gan. Hiếm khi: viêm gan đột phát, viêm tụy cấp & tăng ammonia huyết.

Thận trọng lúc dùng :

Trẻ dưới 2 tuổi. Có thai & cho con bú. Cần đếm tiểu cầu, thông số đông máu trước khi phẫu thuật. Lái xe hay vận hành máy móc.

Tương tác thuốc :

Rượu. Thuốc gắn kết mạnh với protein. Phenobarbital, primidon. Phenytoin. Clonazepam.

Dược lực :

Valproic acid là thuốc chống động kinh( dẫn chất của acid béo ).

Dược động học :

- Hấp thu: Valproat được hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ ion valproat trong huyết tương đạt vào 1-4 giờ sau khi uống liều duy nhất valproat.
Khi dùng cùng với thức ăn, thuốc được hấp thu chậm hơn, nhưng không ảnh hưởng đén tổng lượng hấp thu.
- Phân bố: Valproat liên kết với protein huyết tương nhiều(90%) ở liều điều trị, tuy nhiên sự liên kết phụ thuộc vào nồng độ và giảm khi nồng độ valproat cao. Sự liên kết này thay đổi tuỳ theo người bệnh và có thể bị ảnh hưởng bởi các acid béo hoặc các thuốc liên kết mạnh như salicylat.
- Chuyển hoá: Valproat chuyểnh oá chủ yếu ở gan. Các đường chuyển hoá chính là glucuronid hoá, beta oxy hoá ở ty lạp thể và oxy hoá ở microsom. Các chất chuyển hoá chính được tạo thành là chất liên hợp glucuronid, acid 2-propyl-3-ceto-pentanoic và các acid 2 - propyl - hydroxypentanoic.
- Thải trừ: chủ yếu qua nước tiểu.

Bảo quản:

Thuốc độc bảng B.
Bảo quản ở nhiệt độ 15-25 độ C, nơi khô ráo.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Hỏi đáp
Thuốc biệt dược

Depakine

SĐK: VN-7992-03
Valproic acid

Depakine chrono

SĐK: VN-6724-02
Valproic acid, Valproate sodium

Depakote 500mg

SĐK: VN3-103-18
Valproic acid(dưới dạng Valproate semisodium (natri divalproex) 538,200mg) 500mg

Encorate Chrono 500

Encorate Chrono 500

SĐK: VN-11330-10
Natri Valproate; Valproic acid

Valopixim 500mg

SĐK: VN-9690-10
Sodium Valproate 333mg, Valproic acid 145mg

Valparin chrono 500

SĐK: VN-7748-03
sodium valproate, Valproic acid

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com