Povidone
Nhóm thuốc:Thuốc sát khuẩn
Tên khác :Povidon
Thuốc biệt dược mới :Hanvidon, LeoPovidone, Leopovidone gel, Povidon 10%, Povidon iod 10%, Povidon VCP
Dạng thuốc :dung dịch
Thành phần :
Povidone
Chỉ định :
Khử khuẩn và sát khuẩn các vết thương ô nhiễm và da, niêm mạc trước khi phẫu thuật. Lau rửa các dụng cụ y tế trước khi tiệt khuẩn.
Liều lượng - cách dùng:
Povidon là thuốc sát khuẩn có phổ kháng khuẩn rộng, khô nhanh, chủ yếu là dùng ngoài. Liều dùng tuỳ thuộc vào vùng và tình trạng nhiễm khuẩn, vào dạng thuốc và nồng độ.
Liều dùng thuốc Povidone phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn, dạng thuốc, nồng độ và vùng nhiễm khuẩn, chủ yếu là dùng ngoài.
– Dùng nguyên chất: để bôi lên vết thương (có thể bôi nhiều lần một ngày) khi khô tạo thành một lớp che vết thương, dễ rửa sạch bằng nước.
– Pha loãng: pha loãng thuốc 10 lần với nước sạch (hoặc nước muối sinh lý) để rửa vết thương.
– Để tưới lên vết thương, bạn dùng dung dịch pha loãng 2%.
– Vệ sinh tay: bạn dùng 3ml dung dịch nguyên chất bôi một phút trước khi làm việc.
– Tiệt khuẩn để phẫu thuật: bạn bôi dung dịch nguyên chất vào lòng bàn tay trong 5 phút, sau đó rửa bằng nước đã khử khuẩn.
– Trước khi tiêm hoặc phẫu thuật: bôi trước một phút với da ít tuyến bã nhờn, với da nhiều tuyến bã nhờn cần bôi trước 10 phút, luôn giữ da ẩm.
– Tẩy rửa dụng cụ y tế: pha loãng thuốc với nước sạch theo tỷ lệ 1/10, ngâm dụng cụ trong 30 phút, vớt dụng cụ ra rửa lại bằng nước sạch, lau khô đem tiệt trùng.
– Bệnh nấm da, nước ăn chân: Tẩm thuốc vào bông sạch, bôi lên vùng da bị tổn thương ngày 1–2 lần.
– Nếu có dùng băng gạc, bạn nên thay gạc hàng ngày hoặc cách ngày.
Cách dùng thuốc Povidone
Bạn nên dùng thuốc Povidone như thế nào?
Bạn phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kì điều gì bạn không rõ liên quan đến việc dùng thuốc.
Bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều chỉ định, không được tự ý ngưng thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Chống chỉ định :
Tiền sử quá mẫn với iod. Dùng thường xuyên ở người bệnh có rối loạn tuyến giáp (đặc biệt bướu giáp nhân coloid, bướu giáp lưu hành và viêm tuyến giáp Hashimoto), thời kỳ mang thai và thời kỳ cho con bú.
Thủng màng nhĩ hoặc bôi trực tiếp lên màng não.
Khoang bị tổn thương nặng.
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là sơ sinh.
Thủng màng nhĩ hoặc bôi trực tiếp lên màng não.
Khoang bị tổn thương nặng.
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là sơ sinh.
Tác dụng phụ
Chế phẩm có thể gây kích ứng tại chỗ, mặc dầu thuốc ít kích ứng hơn iod tự do. Dùng với vết thương rộng và vết bỏng nặng có thể gây phản ứng toàn thân.
- Thường gặp: Iod được hấp thu mạnh ở vết thương rộng à bỏng nặng có thể gây nhiễm acid chuyển hoá, tăng natri huyết và tổn thương chức năng thận.
Đôí với tuyến giáp: có thể gây giảm năng giáp và có thể gây cơn nhiễm độc giáp.
Huyết học: giảm bạch cầu trung tính (ở những người bệnh bị bỏng nặng).
Thần kinh: co giật (ở những người bệnh điều trị kéo dài).
- Ít gặp:
Huyết học: giảm bạch cầu trung tính (ở những người bệnh bị bỏng nặng).
Thần kinh: cơn động kinh (nếu điều trị PVP – I kéo dài).
Dị ứng, như viêm da do iod, đốm xuất huyết, viêm tuyến nước bọt, nhưng với tỷ lệ rất thấp.
- Thường gặp: Iod được hấp thu mạnh ở vết thương rộng à bỏng nặng có thể gây nhiễm acid chuyển hoá, tăng natri huyết và tổn thương chức năng thận.
Đôí với tuyến giáp: có thể gây giảm năng giáp và có thể gây cơn nhiễm độc giáp.
Huyết học: giảm bạch cầu trung tính (ở những người bệnh bị bỏng nặng).
Thần kinh: co giật (ở những người bệnh điều trị kéo dài).
- Ít gặp:
Huyết học: giảm bạch cầu trung tính (ở những người bệnh bị bỏng nặng).
Thần kinh: cơn động kinh (nếu điều trị PVP – I kéo dài).
Dị ứng, như viêm da do iod, đốm xuất huyết, viêm tuyến nước bọt, nhưng với tỷ lệ rất thấp.
Thận trọng lúc dùng :
Cần thận trọng khi dùng thường xuyên trên vết thương đối với người bệnh có tiền sử su thận, đối với người bệnh đang điều trị bằng lithi.
Tránh dùng thuốc này cho phụ nữ có thai và cho con bú vì iod qua được hàng rào nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ.
Tránh dùng thuốc này cho phụ nữ có thai và cho con bú vì iod qua được hàng rào nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ.
Tương tác thuốc :
Tác dụng kháng khuẩn bị giảm khi có kiềm và protein.
Xà phòng không làm mất tác dụng.
Tương tác với các hợp chất thuỷ ngân: gây ăn da.
Thuốc bị mất tác dụng với natri thiosulfat, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao, và các thuốc sát khuẩn khác.
Có thể cản trở test thăm dò chức năng tuyến giáp.
Xà phòng không làm mất tác dụng.
Tương tác với các hợp chất thuỷ ngân: gây ăn da.
Thuốc bị mất tác dụng với natri thiosulfat, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao, và các thuốc sát khuẩn khác.
Có thể cản trở test thăm dò chức năng tuyến giáp.
Dược lực :
Povidon là thuốc sát khuẩn.
Bảo quản:
Bảo quản trong lọ kín, ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ánh sáng.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Hỏi đáp
Thuốc biệt dược
Tearidone eye drops
SĐK: VN-1803-06Povidone
Betadine Cream 5% w/w
SĐK: VN-18390-14Povidone Iode 5% kl/kl
Betadine Vaginal Douche
SĐK: VN-14885-12Povidone Iodine
LeoPovidone
SĐK: VN-20463-17Povidone iode
Povidine 10%
SĐK: VNB-1021-03Povidone Iodine
Povidon 10%
SĐK: VD-33839-19Mỗi 100 g chứa: Povidon iod 10g
- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn.
- Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế,
chẩn đoán hoặc điều trị.
- Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn |
|
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC. © Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com |