Minirin
Nhóm thuốc: Hocmon, Nội tiết tố
Dạng bào chế:Viên nén-0,1mg
Đóng gói:Hộp 1 chai 30 viên
Thành phần:
SĐK:VN-0319-06
Nhà sản xuất: | Ferring AB - THỤY ĐIỂN | Estore> | |
Nhà đăng ký: | Diethelm & Co., Ltd | Estore> | |
Nhà phân phối: | Estore> |
Chỉ định:
Trong đái nhiều và uống nhiều:
Desmopressin được dùng để dự phòng hay kiểm soát hiện tượng đái nhiều, uống nhiều, và mất nước đi kèm với bệnh đái tháo nhạt do thiếu vasopressin (hormon chống lợi niệu) của thùy sau tuyến yên (bệnh đái tháo nhạt do thùy sau tuyến yên); đồng thời được dùng để điều trị hiện tượng đái nhiều và uống nhiều nhất thời do chấn thương hay phẫu thuật vùng tuyến yên. Do hiệu quả của nó, với ưu điểm dễ dùng, thời gian tác dụng dài và tương đối ít tác dụng phụ, desmopressin là thuốc được chọn dùng trong bệnh đái tháo nhạt do trung ương. Ðể chỉ định cho trẻ em, người ta ưa dùng desmopressin hơn dùng vasopressin tiêm và các thuốc chống lợi niệu uống do hay gặp tác dụng không mong muốn của các thuốc này ở trẻ em. Trẻ em thường đáp ứng tốt với điều trị bằng desmopressin.
Desmopressin không có tác dụng trong điều trị đái tháo nhạt do thận hay trường hợp đái nhiều do đái tháo nhạt tâm thần, bệnh thận, hạ kali huyết, tăng calci huyết, hoặc trường hợp dùng demeclocyclin hay lithi.
Liều lượng - Cách dùng
Đái tháo nhạt trung ương người lớn khởi đầu 0,1 mg x 3 lần/ngày, sau đó chuẩn liều theo đáp ứng bệnh nhân, liều dùng tối ưu thường là 0,1-0,2 mg x 3 lần/ngày. Đái dầm ban đêm tiên phát khởi đầu 0,2 mg lúc đi ngủ, có thể tăng đến 0,4 mg. Tiểu đêm khởi đầu 0,1 mg lúc đi ngủ, có thể tăng cách tuần tới liều 0,2-0,4 mg.
Lưu ý
Nguyên nhân thực thể làm tăng số lần đi tiểu và tiểu đêm. Ứ nước và/hoặc hạ natri máu khi không kết hợp giảm thu nhận dịch. Có thai. Người cao tuổi, người có khả năng mất cân bằng dịch hoặc điện giải.
Chống chỉ định:
Chứng khát nhiều do thói quen hoặc do tâm thần, suy tim, đang điều trị bằng lợi tiểu, suy thận trung bình & nặng, hội chứng tiết hormon chống bài niệu không thích hợp (SIADH), hạ natri máu. Quá mẫn cảm với thành phần thuốc.
Tác dụng phụ:
Ít gặp và hiếm gặp, ADR <1/1000
Tim mạch (khi tiêm tĩnh mạch): Huyết áp có thể hạ khi tiêm tĩnh mạch với tốc độ nhanh, bốc hỏa ở mặt kèm tăng nhịp tim có bù trừ; chứng huyết khối (huyết khối mạch não cấp, nhồi máu cơ tim cấp); tăng huyết áp; đau đầu tạm thời.
Thần kinh trung ương: Co giật sau khi phun vào mũi hay tiêm tĩnh mạch.
Tiêu hóa: Buồn nôn, co cứng bụng nhẹ, rối loạn tiêu hóa.
Biểu hiện khác: Nổi mẩn đỏ từng vùng, sưng và đau như bỏng ở vị trí tiêm; đau âm hộ. Viêm kết mạc, phù mắt, chảy nước mắt (rối loạn tuyến lệ), chóng mặt, suy nhược, ớn lạnh, sung huyết mũi, đau lỗ mũi, viêm mũi, chảy máu cam, đau họng, ho, nhiễm khuẩn hô hấp trên sau khi bơm thuốc vào mũi.
Giảm natri huyết hay nhiễm độc nước (hôn mê, lú lẫn, lơ mơ, giảm bài niệu, co giật, lên cân nhanh).
Tim mạch (khi tiêm tĩnh mạch): Huyết áp có thể hạ khi tiêm tĩnh mạch với tốc độ nhanh, bốc hỏa ở mặt kèm tăng nhịp tim có bù trừ; chứng huyết khối (huyết khối mạch não cấp, nhồi máu cơ tim cấp); tăng huyết áp; đau đầu tạm thời.
Thần kinh trung ương: Co giật sau khi phun vào mũi hay tiêm tĩnh mạch.
Tiêu hóa: Buồn nôn, co cứng bụng nhẹ, rối loạn tiêu hóa.
Biểu hiện khác: Nổi mẩn đỏ từng vùng, sưng và đau như bỏng ở vị trí tiêm; đau âm hộ. Viêm kết mạc, phù mắt, chảy nước mắt (rối loạn tuyến lệ), chóng mặt, suy nhược, ớn lạnh, sung huyết mũi, đau lỗ mũi, viêm mũi, chảy máu cam, đau họng, ho, nhiễm khuẩn hô hấp trên sau khi bơm thuốc vào mũi.
Giảm natri huyết hay nhiễm độc nước (hôn mê, lú lẫn, lơ mơ, giảm bài niệu, co giật, lên cân nhanh).
Thông tin thành phần Desmopressin
Desmopressin là thuốc chống lợi niệu, chống xuất huyết.
- Hấp thu: Sau khi uống, desmopressin bị phân huỷ ở ống tiêu hoá, sinh khả dụng chỉ dưới 0,5% song lượng thuốc hấp thu vẫn đủ để có tác dụng điều trị khi dùng liều cao. Thuốc được hấp thu qua niêm mạc mũi với sinh khả dụng lớn hơn 10-20 %.
- Phân bố: Sự phân bố của Desmopressin chưa được xác đinh đầy đủ. Người ta chưa biết thuốc có qua nhau thai hay không. Desmopressin được phân bố vào sữa.
- Chuyển hoá: Sự chuyển hoá của thuốc chưa biết rõ. Khác với vasopressin, desmopressin không bị thoái giáng bởi các aminopeptidase hay các peptidase khác cắt oxytocin và vasopressin nội sinh trong huyết tương ở cuối thai kỳ.
- Phân bố: Sự phân bố của Desmopressin chưa được xác đinh đầy đủ. Người ta chưa biết thuốc có qua nhau thai hay không. Desmopressin được phân bố vào sữa.
- Chuyển hoá: Sự chuyển hoá của thuốc chưa biết rõ. Khác với vasopressin, desmopressin không bị thoái giáng bởi các aminopeptidase hay các peptidase khác cắt oxytocin và vasopressin nội sinh trong huyết tương ở cuối thai kỳ.
Desmopressin là thuốc tổng hợp tương tự vasopressin có tác dụng chống lợi tiểu kéo dài. Thuốc làm tăng tái hấp thu nước ở thận do tăng tính thấm tế bào của ống góp gây tăng độ thẩm thấu nước tiểu đồng thời làm giảm bài niệu.
Desmopressin còn có tác dụng chống xuất huyết. Thuốc gây tăng hoạt tính của yếu tố đông máu VIII (yếu tố chống ưa chảy máu) và yếu tố Willebrand trong huyết tương và có thể còn có một tác dụng trực tiếp trên thành mạch. Desmopressin gây tăng huyết áp ít hơn nhiều so với vasopressin và ít tác dụng trên cơ trơn phủ tạng.
Desmopressin còn có tác dụng chống xuất huyết. Thuốc gây tăng hoạt tính của yếu tố đông máu VIII (yếu tố chống ưa chảy máu) và yếu tố Willebrand trong huyết tương và có thể còn có một tác dụng trực tiếp trên thành mạch. Desmopressin gây tăng huyết áp ít hơn nhiều so với vasopressin và ít tác dụng trên cơ trơn phủ tạng.
- Bệnh đái tháo nhạt: trẻ em đái dầm (trên 5 tuổi).
- Điều chỉnh và phòng ngừa các tai biến chảy máu trong các bệnh sau: Bệnh ưa chảy máu A ở mức vừa phải và giảm; Bệnh của Von Willebrand ngoài các thể nặng hoặc tip II B; Thời gian chảy máu kéo dài, chưa rõ nguyên nhân nhất là ở chứng suy thận mạn. Biến chứng khi dùng các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu
- Điều chỉnh và phòng ngừa các tai biến chảy máu trong các bệnh sau: Bệnh ưa chảy máu A ở mức vừa phải và giảm; Bệnh của Von Willebrand ngoài các thể nặng hoặc tip II B; Thời gian chảy máu kéo dài, chưa rõ nguyên nhân nhất là ở chứng suy thận mạn. Biến chứng khi dùng các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu
Bệnh đái tháo nhạt: trẻ em đái dầm (trên 5 tuổi):
Bơm vào niêm mạc mũi với một ống nhỏ bằng chất dẻo gọi là “rhinyl” ngày 2 lần, mỗi lần 10-20mg tức là 0,1 đến 0,2ml. Cần rửa sạch 2 hốc mũi với nước muối đẳng trương trước khi bơm thuốc. Trẻ em: dùng nửa liều trên đây. Để chữa chứng đái dầm, buổi tối trước khi đi ngủ bơm 0,1 đến 0,2ml. Dùng liên tục (tới 3 tháng) hoặc từng đợt
Điều chỉnh và phòng ngừa các tai biến chảy máu:
Tiêm truyền tĩnh mạch chậm (15-30 phút) theo liều 0,3-0,4mcg/kg hòa vào 50-100ml dung dịch NaCl 0,9%. Ở người già và người rối lọan tim mạch chỉ dùng liều 0,2mcg/kg.
Bơm vào niêm mạc mũi với một ống nhỏ bằng chất dẻo gọi là “rhinyl” ngày 2 lần, mỗi lần 10-20mg tức là 0,1 đến 0,2ml. Cần rửa sạch 2 hốc mũi với nước muối đẳng trương trước khi bơm thuốc. Trẻ em: dùng nửa liều trên đây. Để chữa chứng đái dầm, buổi tối trước khi đi ngủ bơm 0,1 đến 0,2ml. Dùng liên tục (tới 3 tháng) hoặc từng đợt
Điều chỉnh và phòng ngừa các tai biến chảy máu:
Tiêm truyền tĩnh mạch chậm (15-30 phút) theo liều 0,3-0,4mcg/kg hòa vào 50-100ml dung dịch NaCl 0,9%. Ở người già và người rối lọan tim mạch chỉ dùng liều 0,2mcg/kg.
Mẫn cảm với một thành phần của thuốc. Bệnh của Von Willebrand tip B (do nguy cơ gây giảm tiểu cầu). Phụ nữ có thai.
Ít gặp và hiếm gặp:
+ Tim mạch: huyết áp có thể bị hạ, chứng huyết khối, tăng huyết áp, đau đầu tạm thời.
+ Thần kinh trung ương: co giật sau khi phun vào mũi hay tiêm tĩnh mạch.
+ Tiêu hoá: buồn nôn, co cứng bụng nhẹ, rối loạn tiêu hoá.
+ Biểu hiện khác: nổi mẩn, sưng và đau như bỏng ở vị trí tiêm, đau âm hộ. viêm kết mạc, phù mắt, rối loạn tuyến lệ, chóng mặt, viêm mũi, chảy máu cam, đau họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên sau khi bơm thuốc vào mũi.
Giảm kali huyết hay nhiễm độc nước (hôn mê, lú lẫn,,lơ mơ, giảm bài niệu, lên cân nhanh).
+ Tim mạch: huyết áp có thể bị hạ, chứng huyết khối, tăng huyết áp, đau đầu tạm thời.
+ Thần kinh trung ương: co giật sau khi phun vào mũi hay tiêm tĩnh mạch.
+ Tiêu hoá: buồn nôn, co cứng bụng nhẹ, rối loạn tiêu hoá.
+ Biểu hiện khác: nổi mẩn, sưng và đau như bỏng ở vị trí tiêm, đau âm hộ. viêm kết mạc, phù mắt, rối loạn tuyến lệ, chóng mặt, viêm mũi, chảy máu cam, đau họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên sau khi bơm thuốc vào mũi.
Giảm kali huyết hay nhiễm độc nước (hôn mê, lú lẫn,,lơ mơ, giảm bài niệu, lên cân nhanh).
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ