Kalira

Kalira
Dạng bào chế:Bột pha hỗn dịch
Đóng gói:Hộp 10, 20, 50 gói x 5g

Thành phần:

Mỗi gói 5g chứa: Calci polystyren sulfonat 5000mg
SĐK:VD-33992-20
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội - VIỆT NAM Estore>
Nhà đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội Estore>
Nhà phân phối: Estore>

Chỉ định:

Hội chứng tăng Kali máu do suy thận cấp tính hoặc mãn tính

Cơ Chế Tác Dụng: 

Sau khi uống thuốc qua đường miệng hay hậu môn tuyến đường, ion canxi của thuốc được trao đổi với kali ion trong đường ruột, đặc biệt là xung quanh đại tràng, và thuốc được đào thải như polystyrene không thay đổi nhựa sulfonate vào phân mà không tiêu hóa và hấp thụ. Kết quả là, kali trong đường ruột bài tiết ra ngoài cơ thể và làm giảm nồng độ kali trong máu ở bệnh nhân.

Thuốc được thải trừ dưới dạng nhựa polystyrene sulfonat không đổi trong phân.

Liều lượng - Cách dùng

* Dùng uống

Liều người lớn thông thường là 15-30 g mỗi ngày chia hai hoặc 3 liều. Mỗi liều pha với 30-50 ml nước và dùng đường uống. Liều lượng có thể được điều chỉnh theo tình trạng của bệnh nhân.

*Đường trực tràng:

Một liều duy nhất 30 g trong 100 mL nước hoặc dung dịch methylcellulose 2% hoặc dung dịch glucose 5%. Dùng đường trực tràng sau khi đã làm ấm đến nhiệt độ cơ thể. Yêu cầu giữ thuốc trong trực tràng ít nhất 9 giờ. Nếu hỗn dịch chảy ra ngoài nên kê cao hông bằng gối hoặc đặt bệnh nhân nằm ở tư thế gối - ngực

Chống chỉ định:

Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.

Chống chỉ định với bệnh nhân bị tắc ruột do nguy cơ thủng ruột có thể xảy ra.

Chống chỉ định với bệnh nhân bị hạ kali huyết hoặc tăng calci huyết.

Chống chỉ định dùng thuốc cho trẻ sơ sinh.

Tương tác thuốc:

Kalimate có thể làm tăng độc tính của digitalis trên tim khi dùng cùng với các thuốc là chế phẩm của digitalis do tác dụng hạ kali máu của thuốc.

Dùng cùng thuốc với các thuốc kháng acid, thuốc nhuận tràng có chứa nhôm, magnei và calci sẽ làm hiệu quả trao đổi cation giảm.

Cẩn thận khi sử dụng thuốc với lithium, levothyroxine do có thể làm giảm sự hấp thu thuốc của các thuốc này.

Tác dụng phụ:

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc: táo bón, chán ăn, buồn nôn.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng,bệnh nhân có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác. Khi thấy xuất hiện các tác dụng phụ, tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.

Chú ý đề phòng:

Thận trọng sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị đa u tủy, cường giáp, loét đường tiêu hóa, hẹp đường tiêu hóa hoặc nghi nghờ bị táo bón.

Trong quá trình sử dụng thuốc nên chú ý theo dõi nồng độ kali và calci trong máu thường xuyên để tránh quá liều.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Hỏi đáp
Thuốc biệt dược

Simguline 10 caps

SĐK:VD-33982-20

Livemin-DH

SĐK:VD-33993-20

Pharmox IMP 500mg

SĐK:VD-33994-20

Usarcobal

SĐK:VD-33996-20

Phudskin 10 mg

SĐK:VD-33997-20

Thuốc gốc

Fluticasone

Fluticasone propionate

Cefdinir

Cefdinir

ST. JOHN'S WORT

Cỏ thánh John

Metformin

Metformin hydrochloride

Levocetirizine

Levocetirizine hydrochloride

Levocetirizine

Levocetirizine dihydrochloride

Rifaximin

Rifaximin

Amilorid hydroclorid

Amilorid hydrocloride

Enzalutamide

Enzalutamide

Cefodizime

Cefodizime natri

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com