CURCUMIN GOLD

CURCUMIN GOLD
Nhóm sản phẩm: Thực phẩm chức năng
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Đóng gói:Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thành phần:

Nano Curcumin:…….200 mg; Thymomodulin: ……..40 mg; Bioperine: …………….0,3 mg; Mật ong: ……………….50 mg;
SĐK:3884/2017/ATTP-XNCB
Nhà sản xuất: Công ty TNHH MTV 120 Armephaco - VIỆT NAM Estore>
Nhà đăng ký: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM EUNICE Estore>
Nhà phân phối: Estore>

CÔNG DỤNG CURCUMIN GOLD

– Tăng cường miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.

– Chống oxy hóa, hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng, giúp bảo vệ gan.


ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CURCUMIN GOLD


– Người bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng biểu hiện: Ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị.

– Phụ nữ sau sinh

– Người đang trong quá trình hồi phục sau mổ, sau chấn thương. đang trong quá trình lành vết thương, vết loét.

CÁCH DÙNG 


Nên uống CURCUMIN GOLD trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 02 viên/lần x 2 lần/ngày.

Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 01 viên/lần x 2 lần/ngày.

BẢO QUẢN CURCUMIN GOLD


Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

HẠN SỬ DỤNG: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

TIÊU CHUẨN: TCCS

Thông tin thành phần Thymomodulin

Dược lực:
Tuyến ức (Thymus) có gốc từ tiếng Hy Lạp cổ (Thumos) có nghĩa là linh hồn, mong muốn, cuộc sống. Tầm quan trọng của tuyến ức trong hệ thống miễn dịch được phát hiện vào năm 1961 bởi nhà khoa học chuyên nghiên cứu về hệ miễn dịch Jacques Miller ( sinh tại Pháp, sống tại Úc).  Thymomodulin chứa nhiều loại peptid với phân tử lượng thay đổi từ 1-10 kD. Ở các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên cơ thể sống, Thymomodulin giúp làm chín các tế bào lympho T. 

Thêm vào đó, các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy dẫn chất từ ức này làm tăng cường chức năng của các tế bào lympho T trưởng thành và làm tăng rất mạnh chức năng của các tế bào lympho B và đại thực bào. Các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn trên người với Thymomodulin cho thấy thuốc này có thể cải thiện triệu chứng lâm sàng trong nhiều quá trình bệnh khác nhau, như nhiễm trùng, dị ứng và các bệnh ác tính, và cải thiện chức năng miễn dịch ở người già.
Tác dụng :

Thymomodulin được chứng minh là làm tăng rõ rệt số lượng bạch cầu, đặc biệt là tăng cao đáng kể số lượng Lympho T - tế bào miễn dịch quan trọng nhất của cơ thể. Hơn nữa Thymomodulin có khả năng kích thích tủy xương sản sinh kháng thể, thúc đẩy thành lập phức hợp miễn dịch giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Thymomodulin được chỉ định trên lâm sàng để điều trị cho bệnh nhân thiếu hụt sự sản sinh kháng thể, khả năng miễn dịch kém. Thymomodulin cũng được chỉ định để điều hòa miễn dịch tủy xương và hỗ trợ điều trị trong các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, virus như viêm nhiễm đường hô hấp, viêm gan ... Đặc biệt Thymomodulin được sử dụng cho bệnh nhân ung thư để làm giảm các tác dụng không mong muốn của hóa xạ trị do nó có khả năng phòng trừ và giảm bớt sự hư hại tủy xương.

Các công trình nghiên cứu khoa học khác cũng chứng minh Thymomodulin có khả năng điều hòa miễn dịch, do đó làm giảm các phản ứng tự miễn như viêm khớp dạng thấp. Thymomodulin tăng các kháng thể chống tác nhân gây bệnh nhưng giảm các kháng thể gây dị ứng - IgE ở người bị viêm mũi dị ứng, hen và viêm da dị ứng và chất này cũng có tác dụng giảm tỷ lệ tái phát dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ.

Trên thế giới hiện nay, Thymomodulin thường được sử dụng là thành phần chính của nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị ung thư, chống viêm nhiễm và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Chỉ định :
Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus, như viêm gan, nhiễm khuẩn đường hô hấp. 
Ðiều trị bệnh giảm bạch cầu nguyên phát & thứ phát. 
Phòng ngừa giảm bạch cầu do tủy xương-nhiễm độc thuốc. 
Thiếu hụt thành lập kháng thể, kích thích miễn dịch. 
Thành lập hệ thống miễn dịch.




Liều lượng - cách dùng:
Dùng để hỗ trợ dự phòng tái phát nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em và người lớn: Liều dùng 120 mg/ ngày, dùng trong thời gian từ 4 – 6 tháng.

Dùng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng: Liều dùng 120 mg/ ngày, dùng trong thời gian 4 tháng.

Dùng hỗ trợ dự phòng tái phát dị ứng thức ăn: Liều dùng 120 mg/ ngày, dùng trong thời gian từ 3 – 6 tháng.

Dùng để hỗ trợ tăng cường miễn dịch đã suy giảm ở người cao tuổi: Liều dùng 160 mg/ ngày, dùng
trong thời gian 6 tuần.

Dùng hỗ trợ các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân HIV/ AIDS: Liều dùng 60 mg/ ngày, dùng trong thời gian 50 ngày.
Chống chỉ định :
Quá mẫn cảm với thuốc.
Tác dụng phụ
Có thể có các phản ứng dị ứng.

Thông tin thành phần Mật ong

Mô tả:

Mật ong là chất lỏng sánh, mùi thơm, vị rất ngọt. Có rất nhiều giống ong cho mật. Tại Sapa-Lào Cai người ta phân biệt loại ong muỗi cho mật trắng và ong khoái cho loại mật màu vàng. Những giống ông đều thuốc lớp Cánh mỏng(Hymenoptera), họ ong Apidae.
Ong sống thành đàn từ 25.000 – 50.000 con, trong các tổ ong chúng làm lấy trên những cây ở rừng hoặc trong các thân cây đục lỗ hoặc các hòm đặc biệt, mà người ta làm sẵn cho nó. Càng ngày người ta càng chú ý phát triển nuôi ong để lấy mật, vừa để tăng thu hoạch hoa màu.

Trong một số tổ ong, không phải con ong nào cũng đi lấy và làm ra mật. Mỗi tổ ong đều có 3 loại: ong chúa, ong đực, ong thợ.

Ong chúa là ong cái duy nhất cả đàn. Ong này chỉ có nhiệm vụ đẻ trứng. Ong chúa dài và to hơn các con ong đực và ong thợ, thân hình mảnh dẻ và cánh ngắn hơn. Ong chúa cũng do một cái trứng như các trứng ong khác, nhưng từ khi nở ra cho đến khi thành nhộng, ấu trùng ong chúa được nuôi bằng một thứ mật đặc biệt chứa trong một ổ riêng do ong thợ xây thêm bên cạnh tầng. Thứ mật ong đặc biệt này gọi là mật ong chúa hay sữa ong hay sữa chúa. Ong chúa sống 3-4 hoặc 5 năm, lâu gấp 50 lần ong thợ. Ong chúa không làm ra mật chỉ ăn mật các con ong khác đem về.
Ong đực xuất hiện vào mùa hè, cũng không làm ra mật mà ăn thức ăn có sẵn trong tổ. Đời sống ong đực ngắn ngủi chỉ được 1-2 tháng. Sang thu, ong đực bị đuổi ra khỏi tổ và chết trước thềm tổ ong.

Ong thợ đi lấy mật, chiếm đa số trong tổ ong. Những con này nhỏ ngắn gọn gàng, bé hơn ong chúa và ong đực. Tuổi thọ trung bình của ong thợ thay đổi tùy theo lứa ong. Những lứa sinh ra vào mùa xuân và hạ thường chỉ sống khoảng 6 tuần lễ, những lứa sinh ra vào mùa thu lại sống 6 tháng.
Tính chất mật ong thay đổi tùy theo loại hoa. Trong mùa hoa người ta tính một ong thợ có thể dừng cánh trên 250 triệu bông hoa.

Lấy mật

Ta có thể lấy mật vào 3 mùa xuân, hạ, thu. Nhưng tốt nhất vào xuân hạ. Sang thu đông mật vừa ít lại vừa ảnh hưởng tới đời sống của con ong vì phải để ong có thức ăn qua mùa rét lạnh không có hoa. Hàng năm Việt Nam thường lấy mật vào tháng 3,6 đôi khi vào cả tháng 9.

Thường lấy mật vào buổi sáng và trưa là lúc ong bay di ra ngoài nhiều, nhấc cầu của tổ ong lên dùng dao sắc, lưỡi mỏng cắt lấy tầng ong để lại tầng có nhộng và ấu trùng và những tầng đang xây dở dang. Cắt tầng thành những miếng nhỏ, đăth trên các thanh tre kê ở mạt chiếc chậu khô sạch, rồi đem phơi nắng. Nhờ sức nóng của mặt trời sáp của tầng bị chảy lỏng, mật đươc giải phóng và chảy xuống thau. Loại mật này tốt nhất có màu vàng nhạt.
Sau đó đung nóng và ép nhẹ sẽ được một thứ mật màu sẫm hơn. Cuối cùng đun nóng già và ép kĩ hơn thì được loại mật có màu sẫm hơn nữa vì một số mật bị cháy thành caramen, cho màu nâu sẫm. Hai loại mật sau kém hơn vì có lẫn sáp và một số tạp chất khác.
Hiện nay tại các nước sản xuất nhiều mật ong người ta dùng máy li tâm để lấy mật.

Tính chất của mật ong

Tính chất mật ong thay đổi tùy theo từng vùng, từng tỉnh và từng thời kỳ lấy mật. Đặc biệt, mật ong có thể có chất độc nếu ong hút mật ở những cây coa hoa độc như phụ tử, hoa thuốc lá, cà độc dược.
Mùi và vị của mật ong phụ thuốc vào loại hoa có trong vùng. Đó là cơ sở khoa học để phân biệt mật ong từng tỉnh như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh...
Khi soi mật ong dưới kính hiển vi, ta sẽ thấy phấn hoa của nhiều loại cây khác nhau, người ta có thể dựa vào sự có mặt của một số loại phấn hoa để xác định mật ong của vùng nào.
Có loại mật ong màu vàng nhạt mặt gợn như đường có kết tinh ở dưới. Có người cho đó là loại tốt nhất. Nhưng thực tế cũng có loại mật ong lỏng trong, không đóng đường mà vẫn tốt và có loại mật ong có màu nâu sẫm hơn, cũng là loại mật ong tốt. Hiện nay chúng ta chưa chưa thể dùng nhận xét bên ngoài để đánh giá mật ong tốt xấu hoặc thực giả, mà phải nghiên cứa thành phần hóa học.

Thành phần hóa học của mật ong 

Mật ong là mật hoa được ong chế biến và cô đặc lại.
Trong mật hoa tỷ lệ nước chiếm 40-80%, còn trong mật ong chỉ có 15-20% nước. Thành phần mật ong thường và mật ong chúa cũng khác nhau.
Trong mật ong thường có 65-70% glucose và levunose, 2-3% saccarose. Ngoài ra còn có muối vô cơ, các acid hữu cơ, các men tiêu hóa chất béo, chất bột, men tiêu hóa chất đường, một ít tinh bột, protid, sáp, sắc tố, chất thơm, phấn hoa. Mật ong nhật bản có chứa acid pantotenic, acid nicotinic, acetylcolin, vitamin A,D,E.
Trong mật ong chúa hay sữa chúa tỷ lệ đường ít hơn, nhiều chất mỡ, chất đạm và vitamin. 

Phát hiện giả mạo: người ta thường làm giả mật ong bằng mật mía, nước thủy phân tinh bột, hoặc siro. Mật ong của những con ong ăn đường hoặc mật mía có tỷ lệ saccarose cao. Ngoài việc định lượng các thành phần của mật ong người ta làm những thí nghiệm sau đây:
- Pha một phần mật ong 2 phần nước. Dung dịch này phải có phản ứng acid vì trong mật ong có các acid hữu cơ. Nhưng không được có các acid hữu cơ.

+ Mật ong pha loãng với nước rồi lọc, thêm acid nitric loãng và bạc nitrat không được có tủa tức là có acid hydroclorid.
+ Thêm Bari clorua không được có tủa tức là có acid sunfuric.

- Mật ong thêm dung dịch iod không được ngả màu đỏ (chứng tỏ có dextrin) hay màu xanh (có tinh bột).

- Mật ong thêm oxalat amon và aicd acetic không được kết tủa.

- Soi kính hiển vi một giọt mật ong chỉ được thấy ít mảnh sáp, ít hạt phấn hoa..

- Ta có thể định lượng acid phosphoric trong tro của mật ong: Mật ong tự nhiên có chừng 0,01-0,03% P2O5, trong khi mật nhân tạo chỉ có rất ít.
Tác dụng :
- Mật ong là vị thuốc bổ

- Mật ong có thể giảm độ acid của dịch vị, độ acid của dạ dày trở thành bình thường và làm cho hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột.

- Mật ong có thể dùng trong việc điều trị chứng bệnh về gan, túi mật, và một vài bệnh về thần kinh. Mật ong còn là thứ thuốc an thần rất tốt cho giấc ngủ ngon làm bệnh nhân đỡ nhức đầu.

- Mật ong còn có tác dụng chống lại một số vi khuẩn.

- Mật ong có tính chất phóng xạ.

Chỉ định :
Mật ong được dùng làm thuốc từ lâu. Theo tài liệu cổ mật ong có vị ngọt tính bình, vào 5 kinh tâm, phế, tỳ vị và đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, bổ trung, nhuận táo, hoạt trường, giải độc hết đau. Dùng chữa tỳ vị hư nhược, táo bón, ho, đau bụng, giải độc ở đầu, dùng ngoài chữa lở miệng vết thương bỏng.

- Thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, chữa nhức đầu và một số bệnh thần kinh, bệnh ho khan, viêm họng.

Ngày dùng 20-50g. Có khi người ta chế mật ong thành thuốc tiêm làm thuốc bổ toàn thân.

- Dùng ngoài chế thành thuốc mỡ hay nguyên chất đắp lên các mụn nhọt vết loét, vết thương.

- Làm tá dược chế thuốc viên hay các loại thuốc khác.
Liều lượng - cách dùng:
- Đơn thuốc chữa loét dạ dày tá tràng: Mật ong 10g, cam thảo sống 10g, trần bì 6g, nước 400ml. Trước hết sắc cam thảo và trần bì với nước cô cạn còn khoảng 200ml thì lọc, bỏ bã. Thêm mật ong vào chia làm 2 hay 3 lần uống trong ngày.

- Đơn thuốc chữa cao huyết áp, táo bón: Mật ong 60g, vừng đen 50g. Trước hết nấu chín vừng, giã nát rồi thêm mật ong và chừng 200ml nước vào khuấy đều, chia làm 2 lần uống trong ngày sáng và tối.

- Mật ong chúa làm thuốc bổ cao cấp: ngày uống 2-3ml, ngậm trong miệng đến khi tan hết.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Hỏi đáp
Thuốc biệt dược
SECUK

SECUK

SĐK:2750/2018/ĐKSP

Emedyc Amin

Emedyc Amin

SĐK:12843/2019/ĐKSP

Esunvy

Esunvy

SĐK:74/2020/ĐKSP

TABIGOLD Pro

TABIGOLD Pro

SĐK:11033/2019/ĐKSP

BankisCap

BankisCap

SĐK:19730/2014/ATTP-XNCB

Thuốc gốc

Oseltamivir

Oseltamivir

Dequalinium

Dequalinium chloride

Semaglutide

Semaglutide

Apixaban

Apixaban

Sotalol

Sotalol hydrochloride

Tolvaptan

Tolvaptan

Palbociclib

Palbociclib

Axitinib

Axitinib

Fluticasone

Fluticasone propionate

Cefdinir

Cefdinir

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com