Hoàng Khang An

Hoàng Khang An
Nhóm sản phẩm: Thực phẩm chức năng
Dạng bào chế:Viên nang cứng
Đóng gói:Hộp gồm 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang

Thành phần:

Diếp Cá: ……….450mg. Nhọ Nồi: ……..450mg. Cam Thảo: ……100mg. Hesperidine: ……….30mg. Tinh bột nghệ: ……30mg. Rutin:………………..15mg.
SĐK:597/2022/ĐKSP
Nhà sản xuất: Bionex Medical - Hưng Yên - VIỆT NAM Estore>
Nhà đăng ký: Công ty TNHH thương mại GLA Việt Nam Estore>
Nhà phân phối: Estore>

Tác dụng


Tác dụng của Hoàng An Khang là tổng hợp tác dụng của các loại dược liệu trong thành phần.

Cỏ mực là 1 loại dược liệu phổ biến, dễ kiếm và có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Thành phần chủ yếu của vị thuốc là Tanin, hoạt chất tạo cho Cỏ mực tác dụng cầm máu tốt, làm săn se miệng vết thương đồng thời cải thiện các tình trạng tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng hạ sốt, tiêu sưng và giảm nề hiệu quả. 

Diếp cá hay còn được biết đến với cái tên là Ngư tinh thảo, đây là 1 loại dược liệu thân thảo và có mùi đặc trưng. Thành phần chủ yếu tạo nên tác dụng của Diếp cá là Methylnonylketon, Tinh dầu, Quercitrin, Isoquercitrin và Decanonyl acetaldehyde.

Dược liệu có khả năng kháng viêm và sát trùng mạnh, thường được dùng để tiêu sưng trong các trường hợp mụn mủ, viêm họng,... Quercitrin, Isoquercitrin có tác dụng ngăn ngừa tình trạng sa giãn tĩnh mạch, giúp cải thiện độ đàn hồi của hệ thống mạch máu giúp làm co búi trĩ, cải thiện đáng kể tình trạng chảy máu do trĩ cấp hay mạn.

Cam thảo có vị ngọt đặc trưng, khi dùng sống có tính mát, làm giảm các chứng hư nhiệt, giúp tăng thải độc tố ra khỏi cơ thể. Dược liệu có khả năng kháng viêm từ đó làm giảm tình trạng phù nề sưng đau ở những người bị bệnh trĩ.

Hesperidine là 1 flavonoid được tìm thấy ở các loại hoa quả có múi như cam, quýt. Hoạt chất có khả năng tăng tính dẻo dai của hệ thống tính mạch. Giúp phục hồi tính co dãn tự nhiên của hệ mạch, từ đó ngăn ngừa tình trạng suy giãn tĩnh mạch, sa búi trĩ ở những người có nguy cơ cao.

Rutin có tác dụng làm tăng tính bền vững của hệ thống thành mạch trong cơ thể. Hạn chế tình trạng suy giãn tĩnh mạch hay vỡ mạch do thành mạch yếu. 

Đối tượng sử dụng


Kết hợp cho người bệnh trĩ cấp hay mãn với các biểu hiện như sa búi trĩ, sưng đau, chảy máu, đi ngoài ra máu hay táo bón.

Ngăn ngừa bệnh trĩ ở những nhóm đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt là những người có lối sống thiếu khoa học, lười vận động.

Người có thành mạch yếu hay chảy máu cam.

Người bị suy giãn tĩnh mạch hay có nguy cơ cao.

Cách sử dụng


Phòng ngừa trĩ tái phát hay những bệnh lý liên quan đến suy giãn tĩnh mạch: Mỗi lần uống 1 viên, ngày dùng 2 lần.

Kết hợp trong phác đồ điều trị bệnh trĩ cấp: Mỗi lần uống 2 viên, ngày dùng 2 lần. 

Thông tin thành phần Diếp cá

Mô tả:
Diếp cá là cây thảo cao 15-50cm; thân màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc so le, hình tim, có bẹ, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cụm hoa hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, trong chứa nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn.Mùa hoa tháng 5-8, quả tháng 7-10.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Houttuyniae, thường gọi là Ngư tinh thảo.

Nơi sống và thu hái:

Loài của lục địa châu Á, phân bố từ Ấn Độ qua Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các nước Đông Dương. Ở nước ta, Diếp cá mọc hoang ở chỗ ẩm ướt. Thường được trồng làm rau ăn. Thu hái cành lá quanh năm, thường dùng tươi. Có thể phơi hay sấy khô để dùng dần.

Thành phần hoá học:

Thành phần tính theo g% như sau: Nước 91,5; protid 2,9; glucid 2,7, lipit 0,5, cellulose 1,8, dẫn xuất không protein 2,2, khoáng toàn phần 1,1 và theo mg%: calcium 0,3, kali 0,1, caroten 1,26, vitamin C 68. Trong cây có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là methylnonylketon, decanonylacetaldehyde và một ít alcaloid là cordalin, một hợp chất sterol v.v... Trong lá có quercitrin (0,2%); trong hoa và quả có isoquercitrin.

Tính vị: Diếp cá có vị cay chua, mùi tanh, tính mát.



Tác dụng :
- Diếp cá là loại rau rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt Nam, nhất là các tỉnh phía Nam. Thường dùng làm rau ăn sống, làm gia vị cùng các loại rau khác.

Tác dụng của Diếp cá:

Thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, sát trùng; còn có tác dụng ức chế thần kinh và chống viêm loét. Người ta đã biết là cordalin có tác dụng kích thích gây phồng, quercitrin có tác dụng lợi tiểu mạnh.
Chỉ định :
Diếp cá được sử dụng làm thuốc trị:

+ Táo bón, lòi dom.

+ Trẻ em lên sởi, mày đay.

+ Viêm vú, viêm mô tế bào, viêm tai giữa.

+ Mắt đau nhặm đỏ, hoặc nhiễm trùng gây mủ xanh.

+ Viêm mủ màng phổi.

+ Viêm ruột, lỵ.

+ Viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận phù thũng.

+ Phụ nữ kinh nguyệt không đều.

+ Chữa sốt rét, sài giật trẻ em, đau răng, trâu bò bị rắn cắn.


Liều lượng - cách dùng:
Liều dùng:

 6-12g khô, hoặc 20-40g tươi dạng thuốc sắc hoặc giã nát lấy nước uống. Dùng ngoài lấy lá tươi giã nhỏ đắp.

Đơn thuốc:

- Viêm tuyến sữa: Lá diếp cá, lá Cải trời, mỗi vị 30g giã nát, chế nước sôi vào vắt lấy nước cốt uống nóng; bã trộn với giấm, đắp rịt.

- Kinh nguyệt không đều, dùng lá Diếp cá vò nát, thêm nước uống.

- Đau mắt nhặm đỏ, đau mắt do trực trùng mủ xanh, dùng lá Diếp cá tươi giã nát, trộn với lòng trắng trứng gà để đắp lên mí mắt khi đi ngủ.

- Bệnh trĩ đau nhức, dùng lá Diếp cá nấu nước xông, ngâm rửa lúc còn nóng, còn bã dùng đắp vào chỗ đau. Cũng dùng Diếp cá uống tươi hoặc sắc uống liên tục trong ba tháng.

- Bệnh sởi, lấy 30 lá bánh tẻ cây Diếp cá, rửa sạch (có thể sao qua) sắc nước đặc để nguội uống, ngày làm vài lần để tiệt nọc và không tái phát.

- Đái buốt, đái dắt, dùng rau Diếp cá, Rau má tươi, mỗi thứ 50g, lá Mã đề rửa rạch vò với nước sôi để nguội, gạn trong uống.

- Viêm phổi, viêm ruột, kiết lỵ, viêm thận phù thũng dùng lá Diếp cá 50g sắc uống.

Thông tin thành phần Cam thảo

Mô tả:

Cam thảo là một cây sống lâu năm thân, cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.

Thu hái, chế biến:

Ở những cây đã được 3-4 năm thì thu hoạch vào cuối thu hoặc vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lúc này rễ chắc, nặng, nhiều bột, có chất lượng tốt. Hoặc có thể vào mùa xuân để kết hợp lấy hom giống nhưng chất lượng kém hơn. Rễ to nhỏ đều dùng được. Sau khi thu hoạch, làm sạch đất cát, phân loại to, nhỏ, phơi khô. Tỷ lệ tươi khô 2,5:1. Khi khô được 50%, bó thành bó, sau đó chỉ phơi đầu cắt, không phơi cả rễ, để cho vỏ vẫn giữ được màu nâu đỏ đẹp. Có thể dùng dạng sống (Sinh thảo), hoặc dạng tẩm mật (Chích thảo) hay dạng bột mịn.

Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây Cam thảo.

Bào chế: Rễ phun nước cho mềm, thái phiến, phơi hoặc sấy khô.

Mô tả Dược liệu sạch Cam thảo: 

Vị thuốc Cam thảo: là rễ hình trụ tròn không phân nhánh, thẳng, dài khoảng 30cm, đường kính 0,8-2cm. Mặt ngoài màu nâu đất hay đỏ nâu, có nhiều nếp nhăn dọc và lỗ vỏ nằm ngang lồi lên, lưa thưa có vết của rễ con. Mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang màu vàng nhạt, để lộ lớp bần mỏng, tầng sinh gỗ và tia tủy tỏa tròn. 

Vị thuốc Cam thảo

Tính vị: Vị ngọt, tính bình

Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị, phế và tâm

Thành phần hóa học: Triterpenoids, flavonoids
Tác dụng :
- Chỉ khái, hóa đàm, kích thích xuất tiết của hầu họng và khí quản, làm cho loãng đàm. Giải nhiệt, chống rối loạn nhịp tim.

- Là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế thuốc chữa cháy.

- Tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà tiêu lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư.

Chỉ định :
Chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc, tâm khí hư, táo nhiệt thương tổn tân dịch, viêm họng, đinh nhọt sưng độc, trúng độc, điều hoà các vị thuốc.
Liều lượng - cách dùng:
Công dụng và liều dùng:

- Làm cho thuốc ngọt dễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc.

- Chữa loét dạ dày và ruột: Ngày uống 4 g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luôn 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.

- Chữa bệnh Ađidơ vì trong cam thảo có axit glyrectic cấu tạo như coctison, nên có tác dụng tới sự chuyển hóa các chất như điện giải cơ thể giữ lại natri và clorua trong cơ thể giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điều trị bệnh Ađidơ.
Chống chỉ định :
- Cam thảo kỵ Đại kích, Cam toại, Nguyên hoa, Hải tảo

- Tỳ vị hư yếu, tích trệ không dùng.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Hỏi đáp
Thuốc biệt dược
SECUK

SECUK

SĐK:2750/2018/ĐKSP

Emedyc Amin

Emedyc Amin

SĐK:12843/2019/ĐKSP

Esunvy

Esunvy

SĐK:74/2020/ĐKSP

CURCUMIN GOLD

CURCUMIN GOLD

SĐK:3884/2017/ATTP-XNCB

Hemo Rutin

Hemo Rutin

SĐK:615/2022/ĐKSP

Helaf

Helaf

SĐK:

Thuốc gốc

Oseltamivir

Oseltamivir

Dequalinium

Dequalinium chloride

Semaglutide

Semaglutide

Apixaban

Apixaban

Sotalol

Sotalol hydrochloride

Tolvaptan

Tolvaptan

Palbociclib

Palbociclib

Axitinib

Axitinib

Fluticasone

Fluticasone propionate

Cefdinir

Cefdinir

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com