Viên đại tràng

Dạng bào chế:Viên nang cứng
Đóng gói:Hộp 10 vỉ x 10 viên; Chai 40 viên
Thành phần:
86,86mg cao khô dược liệu tương đương Hoàng liên 800mg; Mộc hương 300mg; Ngô thù du 120mg; Bột mịn dược liệu Hoàng liên 400mg
SĐK:VD-18844-13
Nhà sản xuất: | Công ty TNHH Dược phẩm Fito Pharma - VIỆT NAM | Estore> | |
Nhà đăng ký: | Công ty TNHH Dược phẩm Fito Pharma | Estore> | |
Nhà phân phối: | Estore> |
Thông tin thành phần Mộc hương
Mộc hương là cây thảo sống lâu năm, rễ mập. Thân hình trụ rỗng, cao 1,5-2m. Vỏ ngoài màu nâu nhạt. Lá mọc so le; phiến chia thùy không đều ở phía cuống, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, mép khía răng, có lông ở cả hai mặt nhất là ở mặt dưới; cuống lá dài 20-30cm. Các lá ở trên thân nhỏ dần và cuống cũng ngắn dần, lá trên ngọn hầu như không cuống; hầu như ôm lấy thân. Cụm hoa hình đầu, màu lam tím. Quả bế hơi dẹt, màu nâu nhạt lẫn những đốm màu tím.
Phân bố:
Cây được nhập trồng và thích nghi với một số vùng cao của nước ta như Sapa, Tam Ðảo, Ðà Lạt và vùng phụ cận. Phần lớn dược liệu còn phải nhập.
Bộ phận dùng: Dược liệu là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Mộc hương (Radix Saussureae).
Thu hái:
Đào lấy rễ, rửa sạch, bỏ rễ con và thân lá còn sót lại hoặc bỏ cả vỏ ngoài (lớp bần) rồi cắt thành khúc dài 5 - 15 cm, phơi trong bóng râm hoặc sấy ở nhiệt độ thấp đến khô.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Mộc hương là rễ hình trụ tròn hoặc hình chuỳ, dài 5 - 15 cm, đường kính 0,5 - 5 cm. Mặt ngoài màu vàng nâu đến nâu nhạt. Phần lớn lớp bần đã được loại đi, đôi khi còn sót lại một ít. Có vết nhăn và rãnh dọc khá rõ, đôi khi có vết của rễ cạnh. Chất cứng rắn, khó bẻ, vết bẻ không phẳng, màu vàng nâu hoặc nâu xám. Có mùi thơm hắc.
Dược Liệu Mộc hương
Tính vị: Vị cay, đắng, tính ấm.
Qui kinh: Tỳ, Vị, Đại tràng, Đởm.
Thành phần hóa học: Trong củ có costus lactone, dihydrocostus lactone, saussurea lactone, costunotide và dihydrocostunolide.
Tác dụng dược lý:
- Trên thực nghiệm, Mộc hương có tác dụng chống co thắt cơ ruột trực tiếp làm giảm nhu động ruột. Thuốc có tác dụng kháng Histamin và acetylcholine, chống co thắt phế quản, trực tiếp làm giãn cơ trơn của phế quản.
- Nồng độ tinh dầu 1:3.000 có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng và trắng sinh trưởng.
- Trên thực nghiệm, Mộc hương có tác dụng chống co thắt cơ ruột trực tiếp làm giảm nhu động ruột. Thuốc có tác dụng kháng Histamin và acetylcholine, chống co thắt phế quản, trực tiếp làm giãn cơ trơn của phế quản.
- Nồng độ tinh dầu 1:3.000 có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng và trắng sinh trưởng.
Hành khí, chỉ thống, kiện tỳ, hòa vị, khai uất, giải độc, lợi tiểu.
Công dụng:
Cảm lạnh khí trệ, thượng vị trướng đau, lỵ, tiêu chảy, nôn mửa, tiểu tiện bí tắc, đầy bụng không tiêu, không muốn ăn, đau dạ dày.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4 - 6g dạng thuốc sắc hoặc bột.
Bài thuốc
+ Chữa đi lỵ mạn tính: Mộc hương, Hoàng liên bằng nhau, tán bột làm viên, mỗi lần uống 0,2-0,5g, uống ngày 2-3 lần.
+ Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: Mộc hương 6g, đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; a giao, táo nhân mỗi vị 8g; ngũ vị tử, trần bì mỗi vị 6g, gừng 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 5- 10 thang.
Các chứng bệnh do khí yếu hoặc huyết hư mà táo thì không dùng. Kỵ nóng, lửa.
Thông tin thành phần Ngô thù du
Mô tả:
Ngô thù du là cây cao chừng 2,5-5m. Cành màu nâu hay tím nâu, khi còn non có mang lông mềm dài, khi già lông rụng đi, trên mặt cành có nhiều bì khổng. Lá mọc đối, kép lông chim lẻ. Cả cuống và lá dài độ 15-35cm, hai đến 5 đôi lá chét có cuống ngắn. Trên cuống lá và cuống lá chét có mang lông mềm. Lá chét dài 5- 15cm, rộng 2,5-5cm, đầu lá chét nhọn, dài, mép nguyên, 2 mặt có lông màu nâu mịn, mặt dưới nhiều hơn, soi lên ánh sáng sẽ thấy những điểm tinh dầu. Hoa đơn tính khác gốc, đa số những hoa nhỏ tụ thành từng tán hay đặc biệt thành chùm. Cuống hoa trông to thô có nhiều lông, màu nâu mềm. Hoa màu vàng trắng, hoa cái lớn hơn hoa đực. Nhập của Trung Quốc.
Địa lý: Mọc ở một số vùng cao phía Bắc Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn. Thường phải nhập.
Thu hoạch, sơ chế:
Thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 11, khi quả chưa nứt, cắt cành có quả, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp (40 – 50 oC), loại bỏ cành cuộng, lá, cuống quả và tạp chất khác.
+ Ngô thù du sống: Loại bỏ tạp chất.
+ Ngô thù du chế: Giã hoặc tán thô Cam thảo và sắc với đồng lượng nước, lọc bỏ bã, cho Ngô thù du sạch vào dụng cụ có nắp, trộn với nước sắc Cam thảo và ủ cho thấm hết, sao se, lấy ra phơi khô. Dùng 6 kg Cam thảo cho chế 100 kg Ngô thù du.
Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô.
Bào chế:
+ Nấu nước sôi tẩy 7 lần để lại vị đắng nồng. Sấy khô dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Chích Ngô thù du: Dùng Cam thảo sắc lấy nước, bỏ bã, cho Ngô thù vào, tẩm, sao qua cho khô (Mỗi 100 cân Ngô thù, dùng Cam thảo 6 cân 4 lạng) (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Lấy nước đun sôi để ấm (60 -70o) đổ vào ngô thù quấy nhẹ cho đến nguội. Bỏ nước nguội đi. Làm lại như trên 2- 3 lần (thuỷ bào). Sấy khô, giã dập (dùng sống) (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản: Để nơi khô ráo, khó mốc mọt, nhưng đậy kín để giữ hương vị.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Ngô thù du là quả hình cầu hoặc hình cầu dẹt, đường kính 0,2 – 0,5 cm, mặt ngoài màu lục vàng thẫm đến màu nâu, thô, xù xì. Có nhiều điểm chấm dầu nhô lên hoặc trũng xuống. Đỉnh quả có kẽ nứt hình sao 5 cánh, chia quả thành 5 mảnh. Gốc quả còn sót lại cuống phủ lông tơ vàng. Chất cứng, giòn. Mặt cắt ngang quả thấy rõ 5 ô, mỗi ô chứa 1 – 2 hạt màu vàng nhạt. Mùi thơm ngát, vị cay, đắng.
Tính vị:
+ Vị cay, tính ôn (Bản Kinh).
+ Rất nhiệt, có ít độc (Danh Y Biệt Lục).
+ Vị đắng, cay, rất nhiệ, có độc (Dược Tính Luận).
+ Vị cay, đắng, tính ôn, có độc (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị cay, đắng, tính nhiệt, có độc (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+ Vào kinh túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận, túc Quyết âm Can (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Vào kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường, Thận (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
+ Vào kinh can, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Vị, Tỳ, Can, Thận (Trung Dược Học).
Tác dụng của Ngô thù du:
+ Ôn trung, chỉ thống, hạ khí, trục phong tà, khai tấu lý (Bản Kinh).
+ Kiện tỳ, thông quan tiết (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Khai uất, hóa trệ (Bản Thảo Cương Mục).
+ Ôn trung, chỉ thống, lý khí, táo thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Khứ hàn, chỉ thống, chỉ ẩu, giáng nghịch, ôn tỳ, chỉ tả, khứ đờm thấp (Trung Dược Học).
Trị nôn nghịch, nuốt chua, đầu đau do quyết âm bệnh, tạng hàn, nôn mửa, ti6eu chảy, bụng trướng đau, cước khí, sán khí, miệng lở loét, răng đau, thấp chẩn, thủy đậu.
Bài thuốc:
+ Chữa nôn mửa: Ngô thù du 5g, can khương 2g, nước 300ml sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.
+ Giúp sự tiêu hoá: Ngô thù du 2g, một hương 2g, hoàng liên 1g, tất cả tán thành bột, trộn đều, chia 3 lần uống trong ngày.
+ Hạ bộ chảy nước ngứa ngáy: Ngô thù du không kể liều lượng, sắc nước mà rửa.
+ Chữa nhức răng: Ngô thù du ngâm rượu, ngậm vào một, lúc lâu rồi nhổ đi.
Âm hư, có triệu chứng nhiệt: không dùng (Trung Dược Học).
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ