Bitom

Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Đóng gói:Hộp 02 vỉ, 03 vỉ x 10 viên; Hộp 01 lọ x 30 viên, 60 viên, 100 viên
Thành phần:
Mã tiền chế 84mg; Đương quy 84mg; Đỗ trọng 84mg; Ngưu tất 72mg; Quế chi 48mg; Thương truật 96mg; Độc hoạt 96mg; Thổ phục linh 120mg
SĐK:VD-33864-19
Nhà sản xuất: | Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất - VIỆT NAM | Estore> | |
Nhà đăng ký: | Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất | Estore> | |
Nhà phân phối: | Estore> |
Thông tin thành phần Mã tiền
Mã tiền là cây gỗ cao 5-12m, tới 25m, phân cành trên 7m. Vỏ thân màu xám trắng. Cành non nhẵn, đôi khi có gai ở nách lá. Lá đơn, mọc đối, mặt trên bóng có 5 gân hình cung, gân nhỏ hình mạng. Cụm hoa mọc ở nách lá đầu cành, hình ngù tán, mỗi ngù có 8-10 hoa, 4-6 ngù họp thành tán. Hoa trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm. Quả thịt hình cầu, đường kính 2,5-4cm khi chín màu vàng lục, chứa 1-5 hạt hình tròn dẹt như chiếc khuy áo, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt bóng.
Phân bố: Cây mọc hoang ở các vùng núi khắp nước ta.
Bộ phận dùng: Hạt phơi hay sấy khô của cây Mã tiền (Semen Strychni).
Thu hái:
Thu hoạch vào mùa đông, hái những quả già, bổ ra lấy hạt, loại bỏ cơm quả, hạt lép, non hay đen ruột, phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50 - 60oC đến khô.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Mã tiền là hạt hình đĩa dẹt, hơi dày lên ở mép; một số hạt hơi méo mó, cong không đều, đường kính 1,2-2,5 cm, dày 0,4-0,6 cm, hơi bóng, màu xám nhạt đến vàng nhạt. Mặt hạt phủ một lớp lông tơ bóng mượt mọc ngả theo chiều từ tâm hạt toả ra xung quanh. Rốn hạt là một chỗ lồi nhỏ ở giữa một mặt hạt. Sống noãn hơi lồi chạy từ rốn hạt đến lỗ noãn (là một điểm nhô cao lên ở trên mép hạt). Hạt có nội nhũ sừng màu vàng nhạt hay hơi xám, rất cứng. Cây mầm nhỏ nằm trong khoảng giữa nội nhũ phía lỗ noãn. Hạt không mùi, vị rất đắng.
Bào chế:
+ Lấy hạt mã tiền sạch, sao với cát sạch cho phồng đến khi có àu nâu thẫm hoặc màu hạt dẻ sẫm. Khi ngoài vỏ có đường tách nẻ, thì đổ hạt và cát ra; rây bỏ hết cát, cho hạt vào máy quay cho sạch lông nhung đã bị cháy.
+ Hạt Mã tiền tẩm dầu vừng: Cho hạt Mã tiền sạch vào nước hoặc nước vo gạo, ngâm một ngày đêm; hay cho hạt Mã tiền vào nước đun sôi, lấy ra, lại ngâm nước rồi lại lấy ra vài lần như vậy khi thấy mềm. Lấy hạt, cạo bỏ vỏ hạt, bỏ cây mầm, thái mỏng, sấy khô, tẩm dầu vừng (mè) một đêm; lấy ra sao đến màu vàng, để nguội, cho vào lọ đậy kín.
Thành phần hoá học: Nhiều alcaloid, chủ yếu là strychnin và brucin.
Dược Liệu Mã tiền
>>> Chữa Gout bằng Dược liệu tía tô đơn giản mà vô cùng hiệu quả.
Tác dụng dược lý:
+ Mã tiền có chất strychnine có tác dụng hưng phấn toàn bộ trung khu thần kinh, trước hết là hưng phấn chức năng phản xạ tủy sống, tiếp theo là hưng phấn trung khu hô hấp và vận mạch ở hành tủy, nâng cao chức năng trung khu cảm giác của vỏ não.
+ Thuốc rất đắng kích thích lên thụ cảm vị giác làm tăng tiết dịch vị, tăng chức năng tiêu hóa, kích thích thèm ăn, nhưng đối với người không có tác dụng hưng phấn cơ trơn của ruột và dạ dày.
+ Trên động vật thực nghiệm, thuốc có tác dụng cầm ho hóa đàm. Dùng thuốc kéo dài và tăng lượng làm tăng tác dụng kháng histamin của thỏ nhà.
+ Nước sắc thuốc với tỷ lệ 1:2 trên ống nghiệm có tác dụng ức chế nhiều loại nấm, 1% dịch kiềm Mã tiền trên thực nghiệm hoàn toàn ức chế sự sinh trưởng của các loại trực khuẩn ái huyết cúm, song cầu khuẩn phế viêm, liên cầu khuẩn A.
+ Dịch kiềm Mã tiền có tác dụng làm tê thần kinh cảm giác (phần rễ).
+ Độc tính: người lớn dùng uống 1 lần 5 - 20mg strychnine bị trúng độc, 30mg gây tử vong. Y văn cổ có báo cáo dùng uống 7 hạt Mã tiền gây tử vong.
Thông (kinh) lạc, giảm đau, tán kết, tiêu thũng, trừ phong thấp và tê bại, mạnh tỳ vị, mạnh gân cốt.
+ Phong thấp, tê, bại liệt, di chứng bại liệt trẻ em; đau khớp dạng phong thấp, nhức mỏi chân tay, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn, nhọt độc sưng đau, khí huyết tích tụ trong bụng (uống trong và xoa bóp bên ngoài), tiêu hóa kém.
+ Chiết xuất strychnin dùng trong y học hiện đại.
Cách dùng, liều lượng:
+ Mã tiền sống: Dùng dưới dạng cồn xoa bóp bên ngoài.
+ Mã tiền chế: Mã tiền dùng trong phải chế với một số phụ liệu như nước vo gạo, dầu vừng. Dùng dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc. Ngày uống 0,1-0,3g, dùng phối hợp với các thuốc khác, uống lúc no. Trẻ em dưới 3 tuổi không được dùng.
Bài thuốc
Bài 1: Chữa phong thấp, tê liệt nửa người, liệt bàng quang làm đái khó hoặc đái nhỏ giọt: Hạt mã tiền chế, mỗi lần uống 0,1g, ngày uống 3 lần.
Bài 2: Chữa tê thấp, đau nhức, sưng khớp: Bột mã tiền chế 50g, bột thương truật 20g, Bột hương phụ tứ chế 13g, Bột mộc hương 8g, Bột địa liền 6g, Bột quế chi 3g, tá dược vừa đủ luyện thành 1000 viên. Mỗi ngày uống 4-6 viên. Mỗi đợt uống 50 viên rồi nghỉ.
Bài 3: Chữa phong cổ, họng sưng đau không nuốt được: Mã tiền chế 1 hạt mài với mộc hương 1g, rồi hòa với mật gấu 1g, phèn xanh 1g. Bôi hỗn dịch vào da vùng họng nhiều lần.
Bài 4: Chữa thấp khớp: Chế thành viên, mỗi viên chứa liều lượng như sau: Mã tiền chế 0,013g, Hy thiêm 0,03g, Ngũ gia bì 0,005g, cao ngũ gia bì 0,035g. Liều dùng tối đa mỗi lần 20 viên, ngày 80 viên.
Ghi chú: Thuốc độc A.
Bệnh di tinh, mất ngủ, không dùng.
Thông tin thành phần Đương quy
Mô tả:
Đương quy là cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm. Rễ rất phát triển. Thân hình trụ, có rãnh dọc màu tím. Lá mọc so le, xẻ lông chim 3 lần; cuống dài 3-12cm, có bẹ to ôm thân; lá chét phía dưới có cuống, các lá chét ở ngọn không cuống, chóp nhọn, mép khía răng không đều. Cụm hoa tán kép gồm 12-36 tán nhỏ dài ngắn không đều; hoa nhỏ màu trắng hay lục nhạt. Quả bế, dẹt, có rìa màu tím nhạt. Mùa hoa quả tháng 7-9.
Dược Liệu Đương Quy
Bộ phận dùng, sơ chế: Rễ đào vào cuối thu. Loại bỏ rễ xơ rễ được chế biến hoặc xông khói với khí sufur và cắt thành lát mỏng.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Đương quy là rễ dài 10 - 20 cm, gồm nhiều nhánh. Mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà, có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu. Mùi thơm đặc biệt. Vị ngọt, cay và hơi đắng.
Tính vị: Vị cay, ngọt, đắng, thơm, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh tâm, can, tỳ
Thành phần hoá học:
Rễ chứa tinh dầu 0,2%, trong đó có chứa 40% acid tự do. Tinh dầu gồm có các thành phần chủ yếu sau: Ligustilide, o-valerophenon carboxylic acid, sesquiterpen, safrol, p-cymen, vitaminB12 0,25-0,40%, acid folinic, biotin.
Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng và thông tiện.
Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại, tê liệt, đại tiện táo bón, mụn nhọt lở ngứa, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh. Liều dùng 4,5-9g có thể tới 10-20g, dạng thuốc sắc hay rượu thuốc. Còn được dùng trị cao huyết áp, ung thư và làm thuốc giảm dau, chống co giật, làm ra mồ hôi, kích thích ăn ngon cơm.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 10-20g dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc:
1. Chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều, dùng bài Tứ vật thang gồm Đương quy 8g, Thục địa 12g, Bạch thược 8g, Xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
2. Bổ máu, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, thiếu máu, dùng bài Đương quy kiện trung thang gồm Đương quy 8g, Quế chi, Sinh khương, Đại táo mỗi vị 6g, Bạch thược 10g, Đường phèn 50g, nước 600ml, sắc còn 200ml, thêm Đường chia làm 3 lần uống trong ngày.
3. Chữa viêm quanh khớp vai, vai và cánh tay đau nhức không giơ tay lên được: Đương quy 12g, Ngưu tất 10g, Nghệ 8g sắc uống. Kết hợp với luyện tập hàng ngày giơ tay cao lên đầu.
4. Phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, dùng Đương quy sắc nước uống trước khi thấy kinh 7 ngày, Phụ nữ sắp sinh nếu uống nước sắc Đương quy vài ngày trước khi sinh thì đẻ dễ dàng.
Cho đến nay, Đương quy là một vị thuốc dùng rất phổ biến trong Đông y, lá đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ