Cồn xoa bóp

Cồn xoa bóp
Dạng bào chế:Cồn thuốc dùng ngoài

Thành phần:

Mỗi 50ml chứa: Địa liền 2,5g; Riềng 2,5g; Thiên niên kiện 1,5g; Huyết giác 1,5g; Đại hồi 1g; Quế chi 1g; Ô đầu 0,5g; Camphor 0,5g
SĐK:VD-32860-19
Nhà sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm OPC tại Bình Dương - Nhà máy dược phẩm OPC - VIỆT NAM Estore>
Nhà đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm OPC Estore>
Nhà phân phối: Estore>

Thông tin thành phần Thiên niên kiện

Mô tả:
Thiên niên kiện là cây sống lâu năm nhờ thân rễ mập, bò dài, thơm, khi bẻ ngang có xơ như kim. Lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng, dài tới 30cm, có 3 cặp gân gốc, 7-9 cặp gân phụ. Cụm hoa là những bông mo, có mo màu xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng 3-4cm, ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn. Quả mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch. Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả tháng 8-10.

Địa lý: Cây có nguồn gốc từ Malaysia và châu Ðại Dương, mọc hoang ở rừng, nơi ẩm ướt cạnh suối hay dọc theo hai bên bờ khe suối.

Thu hái, sơ chế: Rễ củ đào vào mùa xuân hoặc mùa thu. Loại bỏ rễ xơ, rửa sạch, phơi nắng và thái thành lát mỏng.

Thành phần hóa học:

Trong thân rễ có khoảng 0,8-1% tinh dầu tính theo rễ khô kiệt. Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có chừng 40% l-linalol, một ít terpineol và chừng 2% este tính theo linalyl acetat. Ngoài ra còn có sabinen, limonen, a-terpinen, acetaldehyt, aldehyd propionic.

Tính vị: Vị đắng, cay, tinh ôn

Quy kinh: Vào kinh Can, Thận.
Chỉ định :
Khư phong thấp, bổ gân cốt, chỉ thống tiêu thũng. Dùng chữa phong hàn thấp nhức mỏi các gân xương, hoặc co quắp tê bại. Trong nhân dân, Thiên niên kiện thường được dùng chữa thấp khớp, đau nhức khớp, đau dạ dày, làm thuốc kích thích tiêu hoá. Còn dùng trị đau bụng kinh, trừ sâu nhậy.
Liều lượng - cách dùng:
- Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. 

- Lá tươi giã với ít muối đắp chữa nhọt độc.

Bài thuốc

+ Chữa thoái hóa cột sống: Ngày dùng 6-12g thiên niên kiện dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống.

+ Chữa nhức mỏi gân cốt, tê thấp: Thiên niên kiện 6 – 12g, kết hợp với thổ phục linh, độc lực, cỏ xước, sắc uống trong ngày.

+ Chữa tê bại chân tay và phong thấp: Đem giã thân rễ cây Thiên niên kiện tươi, rồi ngâm rượu dùng để xoa bóp chỗ đau nhức rất tốt.

+ Chữa đau bụng kinh: Thiên niên kiện, rễ cây bướm bạc, rễ cây bưởi bung, gỗ vang, rễ sin rừng, sắc uống trong ngày.
Chống chỉ định :
Người âm hư nội nhiệt, táo bón, nhức đầu không nên dùng

Thông tin thành phần Huyết giác

Mô tả:

Huyết giác là một loại cây nhỏ, cao chừng 1-1.5m, có thể tới 2-3m, sống lâu năm. Thân phân nhiều nhánh, cây nhỏ có đường kính chừng 1.6-2cm, cây to có đường kính 20-25cm. Lá hình lưỡi kiếm, trung bình dài 25-80cm, rộng 3-4cm tới 6-7cm, cứng, màu xanh tươi mọc cách, không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một sẹo, thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn. Cụm hoa mọc thành chùm dài tới 30cm. Hoa tụ từng 2-4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ đường kính dài 7-8 mm, màu lục vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, đường kính chừng 1cm. Khi khô có màu đen, hình cầu đường kính 6-7cm.

Dược Liệu Huyết giác 

Phân bố, thu hái:

Huyết giác phân bố ở Nam Trung quốc (Quảng Tây), Việt Nam, Campuchia. Ở nước ta, cây mọc trên các núi đá vôi trong đất liền và hải đảo từ Bắc chí Nam.Thu hái quanh năm, lấy gỗ của những cây huyết giác già, lâu năm đã chết, lõi gỗ đã chuyển màu đỏ nâu, bỏ phần vỏ ngoài, gỗ mục và giác trắng thái lát và phơi hay sấy khô.

Bộ phận dùng: Phần thân hoá gỗ màu đỏ (Lignum Dracaenae cambodianae). Thường gọi là Huyết giác, hay Huyết kiệt.

Mô tả Dược liệu:

Vị thuốc Huyết giác là chất gỗ màu đỏ, do một loại sâu hay nấm gây ra trên gỗ cây huyết giác già cỗi mục nát.Lõi gỗ hình trụ rỗng ở giữa hoặc đôi khi là những mảnh gỗ có hình dạng và kích thước khác nhau, màu đỏ nâu. Chất cứng chắc không mùi, vị hơi chát.

Tính vị: Vị đắng chát, tính bình.

Tác dụng của Huyết giác: Chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ hành khí.

Thành phần hoá học:

Chỉ mới biết rằng trong huyết giác có chất màu đỏ tan trong cồn, axeton, axit, không tan trong ete, clorofoc và benzen. Với kiềm, màu đỏ vàng lúc đầu chuyển sang màu da cam.
Chỉ định :
Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Hoa ăn được, Huyết giác được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê môi, đau lưng nhức xương và đơn sưng, u hạch, mụn nhọt. Dùng ngoài đắp bó gãy xương. 

Chủ trị:

+ Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh.

+ Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.
Liều lượng - cách dùng:
Cách dùng, liều lượng: 

Ngày dùng 8- 12 g, phối ngü trong các bài thuốc hoặc ngâm rượu xoa bóp hoặc uống.

Bài thuốc từ Huyết giác:
             
- Bài thuốc chữa chảy máu do ngoại thương: dùng bột, nhựa huyết kiệt bôi vào sẽ có tác dụng cầm máu.

- Bài thuốc chữa chảy máu mũi: dùng nhựa huyết kiệt, bạc hà, các vị bằng nhau, tán thành bột thổi vào thì sẽ hết.

Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, khi dùng huyết giác kết hợp với các vị thuốc khác có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, giảm đau, làm giãn mao mạch, giúp máu lưu thông như ô đầu, gừng, một dược, nhũ hương, băng phiến… sẽ có tác dụng rất tốt cho những trường hợp bị thoái hóa khớp.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Hỏi đáp
Thuốc biệt dược

Phong thấp Fido

SĐK:V289-H12-10

Phong thấp Fido

SĐK:V1360-H12-10

Phong thấp thuỷ

SĐK:V985-H12-10

Dầu viêm khớp tinh

SĐK:V457-H12-10

Cao phong thấp

SĐK:V995-H12-10

Cồn xoa bóp

SĐK:V1193-H12-10

Cao Hy thiêm

SĐK:V234-H12-10

Thuốc gốc

Fluticasone

Fluticasone propionate

Cefdinir

Cefdinir

ST. JOHN'S WORT

Cỏ thánh John

Metformin

Metformin hydrochloride

Levocetirizine

Levocetirizine hydrochloride

Levocetirizine

Levocetirizine dihydrochloride

Rifaximin

Rifaximin

Amilorid hydroclorid

Amilorid hydrocloride

Enzalutamide

Enzalutamide

Cefodizime

Cefodizime natri

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com