Tisore - Khu phong hóa thấp Xuân Quang
thuốc Tisore - Khu phong hóa thấp Xuân Quang là gì
thành phần thuốc Tisore - Khu phong hóa thấp Xuân Quang
công dụng của thuốc Tisore - Khu phong hóa thấp Xuân Quang
chỉ định của thuốc Tisore - Khu phong hóa thấp Xuân Quang
chống chỉ định của thuốc Tisore - Khu phong hóa thấp Xuân Quang
liều dùng của thuốc Tisore - Khu phong hóa thấp Xuân Quang

Nhóm sản phẩm: Thuốc có nguồn gốc Thảo dược, Động vật
Dạng bào chế:Viên nang cứng
Đóng gói:Hộp 2 vỉ x 10 viên; hộp 5 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ x 10 viên; hộp 1 lọ 40 viên
Thành phần:
Mỗi viên chứa 412,5 mg cao đặc hỗn hợp dược liệu tương đương: Đỗ trọng 1100 mg; Ngũ gia bì chân chim 1100 mg; Tục đoạn 1100 mg; Thiên niên kiện 1100 mg; Đại hoàng 800 mg; Đương quy 470 mg; Xuyên khung 470 mg; Tần giao 470 mg; Sinh địa 470 mg; Uy linh tiên
SĐK:VD-29444-18
Nhà sản xuất: | Công ty TNHH Ðông Dược Xuân Quang - VIỆT NAM | Estore> | |
Nhà đăng ký: | Công ty TNHH Ðông Dược Xuân Quang | Estore> | |
Nhà phân phối: | Estore> |
Chỉ định:
TÁC DỤNG
Tisore – Khu phong hóa thấp Xuân Quang là sự kết hợp của các loại thuốc quý: Đỗ trọng, Ngũ gia bì, Tục đoạn, Thiên niên kiện, Đại hoàng, Đương quy, Xuyên khung, Tần giao, Sinh địa, Uy linh tiên, Quế, Cam thảo. Trong đó:
Đỗ trọng: giảm đau, dãn mạch, ích tinh khí, kiện gân cốt, tăng lưu lượng máu của động mạch …
Ngũ gia bì: tăng lực, trừ phong thấp, thấp khớp, đau nhức xương khớp, vết thương sưng đau…
Tục đoạn: nối liền gân cốt, thông huyết mạch, cầm máu …
CHỈ ĐỊNH
Giúp trị đau nhức cơ gân và khớp xương.
Cải thiện nhức mỏi, tê thấp, đau lưng do cột sống viêm.
Trị đau thần kinh tọa, bổ thận, thông kinh lạc…
Liều lượng - Cách dùng
Liều dùng:
Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 2 viên.
Liều duy trì:
dùng 4 viên/ngày.
Nên uống trước hoặc sau bữa ăn để đạt hiệu quả tối ưu, kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường vận động, tập luyện 30 phút/ ngày.
Chống chỉ định:
Không dùng cho phụ nữ có thai.
Thông tin thành phần Ngũ gia bì chân chim
Ngũ gia bì là một cây nhỏ, rất nhiều gai, cao chừng 2-3m. Lá mọc so le, kép chân vịt có từ 3-5 lá chét, phiến lá chét có hình bầu dục hay hơi thuôn dài, phía cuống hơi thót lại, đầu nhọn, mỏng, mép có răng cưa to, cuống lá dài từ 4-7cm. Hoa mọc khác gốc thành hình tán ở đầu cành. Ðầu mùa hạ ra hoa nhỏ màu vàng xanh. Quả mọng, hình cầu, đường kính chừng 2,5mm, khi chín có màu đen.
Phân bố:
Ngũ gia bì mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, hay gặp nhất là ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Sapa (Lào Cai), Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang. Có mọc ở Trung Quốc (Quảng Châu, Tứ Xuyên).
Cây thuốc Ngũ gia bì
Thu hái, sơ chế: Thường đào cây vào mùa hạ hay mùa thu, lấy rễ, bỏ gỗ, lấy vỏ, phơi khô là được. Khi dùng để sống hoặc sao vàng sắc uống.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Ngũ gia bì thường là những cuộn ống nhỏ, dài ngắn không đều, dày chừng 1mm, vỏ ngoài màu vàng nâu nhạt, hơi bóng, có những nếp nhăn, bì khổng dài, mặt trong màu xám trắng, dai, mặt phẳng, có nhiều điểm vàng nâu. Mùi không rõ.
Tính vị: Vị cay, đắng, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh can, thận.
+ Bổ trung, ích tinh, mạnh gân xương (Danh Y Biệt Lục).
+ Minh mục, hạ khí bổ ngũ lão, thất thường (Nhật Hoa Tử Bản Thảo)
+ Mạnh gân xương (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hoá đờm, trừ thấp, dưỡng thận, ích tinh, trừ phong, tiêu thuỷ (Bản Thảo Tái Tân).
+ Trừ phong thấp, mạnh gân xương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Minh mục, hạ khí bổ ngũ lão, thất thường (Nhật Hoa Tử Bản Thảo)
+ Mạnh gân xương (Bản Thảo Cương Mục).
+ Hoá đờm, trừ thấp, dưỡng thận, ích tinh, trừ phong, tiêu thuỷ (Bản Thảo Tái Tân).
+ Trừ phong thấp, mạnh gân xương (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Có tác dụng trị mệt mỏi tốt hơn Nhân sâm.
+ Tăng sức chịu đựng đối với thiếu oxy, nhiệt độ cao, điều tiết rối loạn nội tiết, điều tiết hồng cầu, bạch cầu và huyết áp, chống phóng xạ, giải độc.
+ Ngũ gia bì có tác dụng chống lão suy, tăng thể lực và trí nhớ, tăng chức năng tuyến tình dục và quá trình đồng hoá, gia tăng quá trình chuyển hoá và xúc tiến tổ chức tái sinh (Trung Dược Học).
+ Tăng cường miễn dịch của cơ thể như tăng khả năng thực bào của hệ tế bào nội bì võng, tăng nhanh sự hình thành kháng thể, làm tăng trọng lượng của lách. Thuôc còn có tác dụngkháng virus, kháng tế bào ung thư, điều chỉnh miễn dịch (Trung Dược Học).
+ Tác dụng an thần rõ, điều tiết sự cân bằng giữa hai quá trình ứ chế và hưng phấn của trung khu thần kinh. Tác dụng hưng phấn của thuốc không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường (Trung Dược Học).
+ Kháng viêm cả đối với viêm cấp và mạn tính (Trung Dược Học).
+ Tác dụng giãn mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành và hạ huyết áp (Trung Dược Học).
+ Thuốc có tác dụng long đờm, giảm ho và làm giảm cơn hen suyễn (Trung Dược Học).
+ Chống ung thư (Trung Dược Học).
+ Chữa đau nhức xương khớp, bổ can thận, khu phong, hóa thấp.
Liều dùng: 5 - 15g.
- Kỵ các loại thuốc Tây như aspirin, dipyridamode, clopiogrel.
- Âm hư hỏa vượng mà không có thấp nhiệt không nên dùng.
- Âm hư hỏa vượng mà không có thấp nhiệt không nên dùng.
Thông tin thành phần Tục đoạn
Mô tả:
Tục đoạn là cây thuộc thảo, cao 1,5-2m. Thân có 6 cạnh trên cạnh có một hàng gai thưa, càng lên trên càng mau dần, gai quặp trở xuống. Lá mọc đối, không có cuống, bẹ ôm lấy cành hoặc thân. Lá non có răng cưa dài, phiến lá nhỏ, thuôn dài, đầu nhọn. Gân lá cách, trên đường gân của mặt dưới có một hàng gai nhỏ cứng, càng lên đầu lá, càng mềm dần. Lá già có phiến lá xẻ sâu, răng cưa mau hơn lá non, phiến lá xẻ cách từ 3-9 thuỳ, gân lá có gai nhỏ như lá non. Cũng có lá nguyên. Cụm hoa hình trứng hav hình cầu, cành mang hoa dài 10-20cm, 6 cạnh có lông cứng, càng lên trên càng mau dần. Hoa màu trắng có lá bắc dài 1-2cm. Quả bế có 4 cạnh, màu xám trắng còn đài sót lại, dài 5-6mm.
Địa lý: Tục đoạn thường được trồng ở Trung quốc, là cây thuốc bắc.
Vị thuốc Tục đoạn
Bộ phận dùng và sơ chế: Củ được đào vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 8. Sau khi loại bỏ những củ bị xơ, củ được thái lát và đem phơi nắng.
Thu hái, chế biến:
+ Thu hái vào mùa thu đông(tháng 11, 12). Đào lấy rễ già rửa sạch đất cát cắt bỏ phần trên cổ rễ và rễ con, phơi trong râm hay sấy nhẹ cho khô.
+ Tục đoạn chế rượu: dùng 1 lít rượu cho 10kg tục đoạn đã rửa và thái lát. Phun đều rượu vào tục đoạn ủ trong 30 phút đến 1 giờ. Cho tục đoạn vào chảo duy trì nhiệt độ vừa phải sao đến khi có màu hơi đen. Diêm tục đoạn: 0,2kg muối/10kg tục đoạn. Hòa muối vào 0,5 lít nước sau đó phun vào thục đoạn, ủ 30 phút đến 1 giờ. Sao ở nhiệt độ vừa phải đến khô.
Bảo quản Dược liệu: Tục đoạn để nơi khô ráo, mát, phòng sâu mọt, mốc.
Với liều 0,2 – 0,3g cao lỏng Tục đoạn/ 1 kg trọng lượng cơ thể, chó và mèo thí nghiệm, nhận thấy có sự gia tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm như huyết áp tăng, nhịp tim tăng, thở nhanh và sâu. Thử trên tuỷ sống của ếch có tác dụng gây mê mạnh. Ngoài ra chưa có nghiên cứu chi tiết nào về tác dụng dược lý của Tục đoạn.
Thành phần hoá học: Tinh dầu, tannin, saponin.
Tính vị: Vị đắng cay, tính hơi ôn
Quy kinh: Vào kinh can và thận
Thành phần hoá học: Tinh dầu, tannin, saponin.
Tính vị: Vị đắng cay, tính hơi ôn
Quy kinh: Vào kinh can và thận
Bổ can, thận, nối gân xương, thông huyết mạch, lợi quan tiết, hết đau, an thai, dùng chữa đau lưng, động thai, di tinh, gân cốt đứt đau.
Liều dùng: Ngày uống 9-18g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Bài thuốc :
- Chữa nam giới đau gấp ngang lưng, phụ nữ thường hay đẻ non, hay người già yếu mỏi: Tục đoạn 20g, Ðỗ trọng dây, cẩu tích, ý dĩ sao, Ba kích, Đương quy, mỗi vị 10g, sắc uống.
- Chữa bị thương hay sau khi mổ đau nhức. Dùng Tục đoạn, Cốt toái bổ, Ngưu tất, Sinh địa, Mạch môn, mỗi vị 12g sắc uống.
Âm hư hỏa thịnh thì kiêng dùng tục đoạn.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ