AN KHỚP VƯƠNG

Nhóm sản phẩm: Thuốc có nguồn gốc Thảo dược, Động vật
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Đóng gói:Hộp 1 lọ 50 viên
Thành phần:
Mỗi viên chứa 930 mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương ứng với: Độc hoạt 0,9g; Quế chi 0,6g; Phòng phong 0,6g; Đương quy 0,6g; Tế tân 0,6g; Xuyên khung 0,6g; Tần giao 0,6g; Bạch thược 0,6g; Tang ký sinh 0,6g; Can địa hoàng 0,6g; Đỗ trọng 0,6g; Đảng sâm 0,6g
SĐK:VD-26141-17
Nhà sản xuất: | Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây - VIỆT NAM | Estore> | |
Nhà đăng ký: | Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây | Estore> | |
Nhà phân phối: | Estore> |
Thông tin thành phần Quế chi
Quế là cây thân gỗ cao 10-15m, phân cành nhiều, có vỏ dày và sù sì. Lá mọc đối, hình trái xoan thuôn, nguyên, nhọn, dài 10-18cm, rộng 4-5cm, có 3 gân chính rõ. Cụm hoa là những xim có hoa đều, màu trắng, đế hoa dạng chén, trên mép chén dính các mảnh bao hoa và các nhị; bầu 1 ô chứa 1 noãn ở gốc đáy chén. Quả mọng, dài 1-1,5cm, màu đen. Quế ra hoa tháng 1-3, quả tháng 8-9.
Ở nước ta, Quế mọc hoang và được trồng từ Nghệ An trở vào Côn Sơn, Phú Quốc, nhưng tốt nhất là Quế Thanh Hóa. Ngoài ra, quế còn phân bố ở Tây Ấn Ðộ, Xri Lanca và được trồng ở nhiều xứ nhiệt đới khác.
Thu hái, sơ chế: Thu vào mùa xuân, phơi khô trong bóng râm hoặc ngoài nắng, cắt thành lát mỏng hoặc miếng.
Tính vị: Vị ngọt, cay, tính đại nhiệt.
Quy kinh: Vào hai kinh Can và Thận.
Thành phần hóa học: Cinnamic aldehyde, cinnamic acid, cinnamyl acetate
Thông kinh, tán hàn, ôn huyết, hành khí
- Ngoại cảm phong hàn dùng Quế chi với Ma hoàng để phát hãn, giải cảm như trong bài Ma Hoàng Thang. Y học hiện đại tìm ra rằng nước sắc của quế có tính kháng một số loại khuẩn bệnh cúm.
- Hành kinh bị đau dùng Quế chi thể ấm huyết, tán ứ, hành khí.
- Thể phong hàn của hội chứng hư biểu biểu hiện như ra mồ hôi, sợ gió, sốt dùng Quế chi với Bạch thược trong bài Quế chi Thang.
- Ðau khớp do nhiễm phong, hàn và thấp biểu hiện như đau các khớp, chân tay, vai và lưng dùng Quế chi với Phụ tử.
- Tâm Tỳ dương hư biểu hiện như trống ngực, phù và thở nông dùng Quế chi với Phục linh và Bạch truật.
- Dương suy ở ngực biểu hiện như đau ngực, trống ngực hoặc rối loạn nhịp tim dùng Quế chi với Giới bạch, Qua lâu, Đào nhân, Mẫu đơn bì và Phục linh trong bài Quế chi Phục Linh Thang.
Liều dùng: 3 - 9g
Không phải hư hàn không nên dùng. Thận trọng khi dùng Quế chi cho thai phụ.
Thông tin thành phần Phòng phong
Mô tả:
Mô tả cây thuốc:
Phòng phong là loại cây thảo mọc hằng năm. Cây cao từ 0,75 đến 1,25 mét. Thân cây hình vuông có lông rậm mềm. Lông mọc nhiều ở đỉnh thân cây. Lá mọc đối xứng, có cuống, phiến lá hình trái xoan nhọn, có lông mềm trên cả hai mặt. Lá dài từ 7 đến 15cm, lá rộng từ 3 đến 6 cm. Mép lá có răng cưa. Hoa có màu hồng hoặc tím. Hoa mọc thành cụm mọc ra ở nách lá. Hoa bao gồm nhiều vòng hoa sát nhau. Hạt có hình trứng dài và nhẵn.
Cây thuốc Phòng phong
Bộ phận dùng: Rễ. Rễ chắc thơm, lõi trắng là tốt. Không dùng rễ con.
Thu hái, sơ chế: Rễ đào vào mùa xuân hoặc thu, phơi nắng, ngâm nước và cắt thành từng đoạn.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Phòng phong là rễ có hình nón hay hình trụ dài, dần thắt nhỏ lại về phía dưới, hơi ngoằn ngoèo, dài 15 – 30cm, đường kính 0,5 – 2 cm. Mặt ngòai màu nâu xám, sần sùi với những vân ngang, lớp vỏ ngòai thường bong tróc ra, nhiều nốt bì khổng trắng và những u lồi do vết rễ con để lại. Phần đầu rễ mang nhiều vân lồi hình vòng cung, đôi khi là những túm gốc cuống lá dạng sợi có màu nâu, dài 2 – 3 cm. Thể chất nhẹ, dễ gãy, vết gãy không đều, vỏ ngoài màu nâu và có vết nứt, lõi màu vàng nhạt. Mùi thơm, vị đặc trưng, hơi ngọt.
Bào chế:
– Phòng phong: Bỏ đi thân hỏng, dùng nước ngâm, vớt ra, ngấm ướt cắt lát, phơi khô.
– Sao phòng phong: Lấy phòng phong phiến, bỏ vào trong nồi sao qua đến sắc vàng sậm, lấy ra để nguội.
Thành phần hóa học: Chủ yếu có tinh dầu, Manit, chất có Phenola Glucosid đắng, đường, acid hữu cơ vv…
Vị thuốc Phòng phong
Tính vị: Vị ngọt, cay, tính ôn mát.
Quy kinh: Vào các kinh Can, Phế, Tỳ, Vị và Bàng quang.
Phát biểu, trừ phong thấp hay được dùng để trị ngoại cảm, đau khớp xương, trị uốn ván, mắt đỏ, sang lở.
- Trị ngoại cảm, đau khớp xương, trị uốn ván, mắt đỏ, sang lở.
- Hội chứng phong hàn biểu biểu hiện như sốt, nghiến răng, đau đầu và đau toàn thân: Dùng Phòng phong với Kinh giới và Khương hoạt.
- Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện như sốt, đau Họng, đỏ mắt và đau đầu: Dùng Phòng phong với Kinh giới, Hoàng cầm, Bạc hà và Liên kiều.
- Hội chứng phong hàn thấp biểu hiện như đau khớp (viên khớp) và co thắt chân tay: Dùng Phòng phong với Khương hoạt và Đương quy.
- Mề đay và ngứa da: Dùng Phòng phong với Khổ sâm và Thuyền thoái trong bài Tiêu Phong Tán.
Cách dùng và liều dùng: Sắc uống 4,5 ~ 9g.
Âm hư hoả vượng không có phong tả thì không nên dùng.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ