Bisocar 2.5

Bisocar 2.5
Nhóm thuốc: Thuốc tim mạch
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Đóng gói:Hộp 10 vỉ x 10 viên

Thành phần:

SĐK:VN-20083-16
Nhà sản xuất: Rusan Pharm., Ltd - ẤN ĐỘ Estore>
Nhà đăng ký: Rusan Pharm., Ltd Estore>
Nhà phân phối: Estore>

Chỉ định:

-   Tăng huyết áp từ nhẹ đến vừa. Có thể dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác, đặc biệt là thuốc lợi tiểu. 
-   Cơn đau thắt ngực.   
-   Hỗ trợ trong điều trị bệnh suy tim mãn tính ổn định.

Liều lượng - Cách dùng

-   Mức liều lượng nên được xác định tùy theo từng cá thể phù hợp với nhịp tim và kết quả điều trị. 

-   Trong điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực:
+ Liều thông thường: uống liều duy nhất từ 5 – 10 mg/ ngày.
+ Liều tối đa: 20 mg/ ngày. 
+ Không cần thiết phải điều chỉnh liều ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan và thận từ nhẹ đến vừa. Liều khởi đầu có thể là 2,5 mg/ ngày và lưu ý điều chỉnh liều cho phù hợp. Liều của Bisoprolol fumarate không được vượt quá 10 mg/ ngày đối với bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinine dưới 20 ml/ min) hoặc rối loạn chức năng gan nghiêm trọng. 

-   Trong điều trị suy tim:
+ Liều khởi đầu: uống liều duy nhất 1,25 mg/ ngày. Nếu dung nạp thuốc, có thể tăng liều lên gấp đôi sau 1 tuần, và tăng liều dần dần trong khoảng từ 1-4 tuần đến liều tối đa mà bệnh nhân có thể dung nạp được nhưng không nên vượt quá 10 mg/ ngày.  
-   Không cần thiết điều chỉnh liều ở bệnh nhân lớn tuổi trừ trường hợp bị rối loạn chức năng gan và thận đáng kể.

QUÁ LIỀU 
                                            
-    Thường gặp nhất là chậm nhịp và hạ huyết áp. Phải ngưng sử dụng Bisoprolol ngay và điều trị bằng cách tiêm tĩnh mạch atropine (1 -2 mg), nếu cần có thể theo - sau bởi một liều truyền tĩnh mạch 25 mcg isoprenaline, glucagon cũng có thể được dùng với liều từ 1-5 mg. 
-    Có thể xảy ra co thắt phế quản và suy tim. Điều trị co thắt phế quản bằng cách tiêm tĩnh mạch aminophylline và điều trị suy tim bằng thuốc trợ tim mạch (digitalis) và thuốc lợi tiểu.

Chống chỉ định:

- Quá mẫn với Bisoprolol hoặc các thuốc chẹn beta hoặc một trong các thành phần khác của thuốc.
- Sốc do tim, suy tim mất bù.
- Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất (blốc nhĩ thất độ 2 và 3).
- Hội chứng rối loạn nút xoang, blốc xoang nhĩ.
- Nhịp tim chậm dưới 50 nhịp/ phút trước khi bắt đầu điều trị.
- Huyết áp thấp (huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg).
- Nhiễm acid chuyển hoá.
- Hen phế quản, viêm phế quản, bệnh đường hô hấp mãn tính.
- Dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO.
- Rối loạn tuần hoàn ngoại biên giai đoạn tiến triển.
- Hội chứng Raynaud.
Lưu ý:
- Trong trường hợp bướu tuyến thượng thận (bướu tế bào ưa Crôm), Bisoprolol chỉ có thể được cho sử dụng sau thuốc chẹn .
- Đề phòng đối với bệnh nhân bị tiểu đường, bị đói trong thời gian dài có biến động mạnh về chỉ số đường huyết, đối với bệnh nhân có nhiễm toan do chuyển hoá, blốc nhĩ thất độ I, cơn đau thắt ngực Prinzmetal.
- Những bệnh nhân có tiền căn bản thân và gia đình bị vảy nến, chỉ được cho sử dụng thuốc chẹn beta sau khi cân nhắc kỹ lưỡng những ích lợi so với các nguy cơ.

Tương tác thuốc:

- Không nên phối hợp với các thuốc chẹn beta khác.
- Điều trị đồng thời Bisoprolol với các thuốc làm cạn kiệt catecholamine (reserpin, alpha-methyldopa, clonidin và guanethidine) có thể làm giảm đáng kể nhịp tim. Ở bệnh nhân được điều trị đồng thời với clonidine, nếu muốn ngừng thuốc, khuyến cáo nên ngưng sử dụng Bisoprolol trong vài ngày trước khi ngừng clonidine.
- Sử dụng đồng thời Bisoprolol với thuốc làm giãn cơ tim hay ức chế dẫn truyền nhĩ thất như một số thuốc đối vận calci (đặc biệt là nhóm phenylalkylamine [verapamil] và nhóm benzothiazepine [diltiazem]), hoặc tác nhân chống loạn nhịp (disopyramide) có thể xảy ra hạ huyết áp, nhịp chậm, loạn nhịp tim hoặc suy tim.
- Khi dùng đồng thời với reserpin, alpha-methyldopa, guanfacine, clonidine hoặc các glycoside có thể làm giảm đáng kể nhịp tim.
- Rifampin làm tăng chuyển hoá thải trừ Bisoprolol fumarate do đó rút ngắn thời gian bán thải của thuốc. Tuy nhiên, việc điều chỉnh liều của Bisoprolol là không cần thiết.
- Sử dụng Bisoprolol cùng lúc với insulin và thuốc làm giảm đường huyết đường uống, có thể làm tăng khả năng tác dụng của chúng. Các triệu chứng hạ đường huyết (đặc biệt là nhịp tim nhanh) bị che lấp đi hoặc bị giảm nhẹ. Hàm lượng đường huyết phải được kiểm tra theo dõi một cách đều đặn.

Tác dụng phụ:

- Thường gặp: Mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, đổ mồ hôi, rối loạn giấc ngủ, có những giấc mơ mạnh, lo lắng, mất tập trung và trầm cảm. Các triệu chứng này thường ít nghiêm trọng và thường biến mất trong vòng từ 1 đến 2 tuần sau khi bắt đầu điều trị.
- Thỉnh thoảng: Rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, dạ dày, đau vùng thượng vị, loét dạ dày...), hạ huyết áp, mạch chậm, hoặc rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, tình trạng tê rần và cảm giác lạnh ở đầu chi.
- Hiếm gặp: phản ứng ngoài da (như ban đỏ, sưng tấy, ngứa, rụng tóc...), nhược cơ, vọp bẻ và giảm tiết nước mắt (nếu có mang kính sát tròng), tăng đề kháng đường hô hấp (khó thở trên bệnh nhân có khuynh hướng bị phản ứng co thắt phế quản).
- Trên bệnh nhân có dáng đi khập khiễng và hiện tượng Raynaud, lúc bắt đầu điều trị các triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn và suy cơ tim có thể nặng hơn.
- Trên bệnh nhân lớn tuổi bị tiểu đường, những dấu hiệu hạ đường huyết như tim đập nhanh có thể bị che lấp.
Các bất thường xét nghiệm:
- Thường có sự tăng triglycerid huyết thanh nhưng không chắc do thuốc gây ra.
- Có sự tăng nhẹ acid uric, creatinine, BUN, kali huyết thanh, glucose và phospho, sự giảm nhẹ tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Những sự thay đổi này không có ý nghĩa lâm sàng quan trọng và hiếm khi phải ngưng dùng Bisoprolol fumarate.

Chú ý đề phòng:

- Suy tim
Không sử dụng các thuốc chẹn bêta cho bệnh nhân có triệu chứng của bệnh suy tim sung huyết. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân suy tim phải bù, nếu cần thiết sử dụng thuốc thì phải thật thận trọng.
- Ngưng điều trị đột ngột:
Ngưng điều trị đột ngột các thuốc chẹn bêta có thể làm trầm trọng thêm cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hoặc loạn nhịp tâm thất ở những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành. Nên thận trọng khi ngưng điều trị nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.
- Bệnh co thắt phế quản:
Vì tính chọn lọc bêta1 tương đối nên có thể dùng Bisoprolol với mức thận trọng cần thiết ở người bệnh co thắt phế quản không đáp ứng hoặc không dung nạp liệu pháp chống tăng huyết áp khác. Chính vì tính chọn lọc bêta1 không tuyệt đối nên có thể dùng Bisoprolol ở liều thấp nhất có thể được với liều khởi đầu là 2,5 mg/ ngày. Cũng có thể dùng đồng thời với một thuốc kích thích bêta2 (chất gây giãn phế quản).
- Giải phẫu và gây mê:
Nên ngưng sử dụng Bisoprolol ít nhất 48 giờ trước khi bệnh nhân được phẫu thuật. Nếu phải sử dụng thuốc trong suốt quá trình phẫu thuật, nên thận trọng đối với các tác nhân gây mê như ether, cyclopropan và trichloroethylen. Nếu quá liều, xử lý với atropin 1-2 mg I.V.
- Tiểu đường và hạ glucose máu:
Bisoprolol che dấu biểu hiện hạ đường huyết (đặc biệt là nhịp tim nhanh). Tuy nhiên, ở bệnh nhân tiểu đường được chỉ định insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết dạng uống, nên sử dụng Bisoprolol một cách thận trọng.
- Nhiễm độc tuyến giáp:
Bisoprolol có thể che dấu các dấu hiệu lâm sàng cường tuyến giáp (như nhịp tim nhanh). Sự ngừng đột ngột thuốc chẹn bêta có thể thúc đẩy cơn nhiễm độc tuyến giáp.

SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
- Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú.
- Do có khả năng gây nhịp tim chậm, hạ huyết áp và hạ đường huyết trên trẻ sơ sinh, trước thời hạn sinh là 72 giờ, phải được chấm dứt điều trị với Bisoprolol. Nếu việc điều trị không thể chấm dứt được, trẻ sơ sinh phải được theo dõi trong vòng 48-72 giờ sau khi sinh.

TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC KHI LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC
Do thuốc có tác dụng hạ huyết áp nên tùy theo cá thể có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Đặc biệt là tình trạng này thường xảy ra vào lúc đầu điều trị và khi có thay đổi sự dùng thuốc cũng như khi có sự tương tác với rượu.

Thông tin thành phần Bisoprolol

Dược lực:
Bisoprolol là thuốc phong bế hệ thần kinh giao cảm trên tim do phong bế receptor beta-adrenergic.
Dược động học :
- Hấp thu: thuốc được hấp thu qua đường uống gần như hoàn toàn(90%). Nồng độ tối đa trong huyết tương nói chung đạt sau 1-2 giờ. Sinh khả dụng đạt 85-90%.
- Phân bố: thuốc liên kết với protein huyết tương 30%. Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ.
- Chuyển hoá: Thuốc chuyển hoá qua gan.
- Thải trừ: thuốc thải trừ gần như hoàn toàn qua thận.
Tác dụng :
Bisoprolol tác dụng chọn lọc trên tim không có ISA (có hoặc không có hoạt tính kích thích thần kinh giao cảm nội tại ). Bisoprolol phong bế hệ thần kinh giao cảm trên tim do phong bế receptor beta-adrenergic (các chất chẹn bê ta) như betaprolol làm giảm nhịp tim được dùng điều trị loạn nhịp nhanh. Betaprolol cũng làm giảm sức co của cơ tim và gây hạ huyết áp. Do làm giảm nhịp tim và sức co cơ tim, các chất chẹn beta làm giảm nhu cầu oxy cho tim, vì vậy có tác dụng điều trị đau thắt ngực, bởi vì đau thắt ngực xảy ra khi nhu cầu oxy vượt quá sự cung cấp.
Chỉ định :
Bisoprolol điều trị suy tim mạn tính (kết hợp điều trị cơ bản).
Bisoprolol điều trị cao huyết áp, cơn đau thắt ngực.
Liều lượng - cách dùng:
Bisoprolol với mức liều tăng dần: 1,25mg/ngày 1 lần x 1 tuần; 2,5mg/ngày 1 lần x 1 tuần; 3,75mg/ngày 1 lần x 1 tuần; 5mg/ngày 1 lần x 4 tuần; 7,5 mg/ngày 1 lần x 4 tuần; liều duy trì 10mg/ngày 1 lần.
Bisoprolol 5: 1viên/ngày, nặng: có thể lên đến 2 viên/ngày.
Chống chỉ định :
Quá mẫn với thành phần thuốc. Suy tim mất bù, sốc, block nhĩ thất độ II, III, hội chứng rối loạn nút xoang, bloc xoang nhĩ, nhịp chậm < 50 lần/phút, huyết áp thấp, hen phế quản, rối loạn tuần hoàn ngoại biên.
Dùng cùng lúc với IMAO.
Trong u tuỷ thượng thận, chỉ dùng Concor sau khi dùng chẹn a.
Tác dụng phụ
Cảm giác lạnh hoặc tê cóng tay chân & rối loạn tiêu hóa. Mệt mỏi, chóng mặt (thoáng qua khi bắt đầu điều trị). Yếu cơ, chứng chuột rút, rối loạn giấc ngủ, suy nhược, nhịp chậm, rối loạn dẫn truyền tim, tăng suy tim. Hiếm khi: giảm thính giác, viêm mũi, viêm gan, suy giảm tình dục, ngủ mê, ảo giác, ngứa, nổi mẩn. Tăng men gan, tăng triglyceride.
Tác dụng phụ: Bisoprolol nhìn chung dễ dung nạp, các tác dụng phụ nhẹ và chóng tàn. Các tác dụng phụ hiếm gặp gồm: đau bụng, ỉa chảy, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, bất lực, chặm nhịp, hạ huyết áp, tê cứng, đau nhói, lạnh đầu chi, đau họng, thở nông hoặc khò khè.
Bisoprolol gây tăng khó thở ở bệnh nhân hen, viêm phế quản mạn tính hoặc tràn khí phổi. ở bệnh nhân đã chậm nhịp và blốc tim, bisoprolol gây chậm nhịp và sốc nguy hiểm. Bisoprolol làm giảm sức co cơ tim và có thể làm tăng triệu chứng suy tim. ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, ngừng dùng bisoprolol đột ngột có thể gây đau ngực nặng tức thì và thường dẫn đến cơn đau tim. Nếu cần phải ngừng dùng thuốc, thì phải giảm liều từ từ trong 1-2 tuần. Bisoprolol có thể che lấp các triệu chứng cần cảnh báo sớm về hạ đường huyết, vì vậy cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân đái đường.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Hỏi đáp
Thuốc biệt dược
Bisostad 2,5

Bisostad 2,5

SĐK:VD-24559-16

CardicorMekophar

CardicorMekophar

SĐK:VD-33735-19

Bipro

Bipro

SĐK:VD-17752-12

Savi prolol 2,5

Savi prolol 2,5

SĐK:VD-10391-10

SaVi Prolol 5

SaVi Prolol 5

SĐK:VD-23656-15

Bihasal 2.5

SĐK:VD-18849-13

Thuốc gốc

Sotalol

Sotalol hydrochloride

Milrinone

Milrinone

Propafenol

Propafenon hydroclorid

Diosmin

diosmin

Rosuvastatin

Rosuvastatin calci

Nicergoline

Nicergoline

Pitavastatin

Pitavastatin calci hydrat

Ranolazine

Ranolazin

Glyceryl trinitrate

glycerol trinitrate

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com