Antisot

Nhóm sản phẩm: Thuốc có nguồn gốc Thảo dược, Động vật
Dạng bào chế:Si rô
Đóng gói:Hộp 1 lọ 100ml si rô
Hàm lượng:
100ml
SĐK:VD-0164-06
Nhà sản xuất: | Công ty cổ phần TRAPHACO - VIỆT NAM | Estore> | |
Nhà đăng ký: | Estore> | ||
Nhà phân phối: | Estore> |
Chỉ định:
- Sốt xuất huyết độ 1, độ 2.
- Hạ sốt trong các trường hợp cảm cúm, sốt dịch.
- Hạ sốt trong các trường hợp cảm cúm, sốt dịch.
Liều lượng - Cách dùng
Trẻ em <6 tuổi: 5 ml/lần x 3 - 4 lần/ngày. Trẻ em còn bú mẹ có thể cho mẹ uống thuốc, qua sữa mẹ điều trị cho con. Trẻ em từ 6 - 13 tuổi: 10 ml/lần x 3 - 4 lần/ngày.
Người lớn: 20 ml/lần x 3 - 4 lần/ngày. Có thể uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước chín để có vị ngọt thích hợp.
Người lớn: 20 ml/lần x 3 - 4 lần/ngày. Có thể uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước chín để có vị ngọt thích hợp.
Chống chỉ định:
Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Không dùng cho người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy
Chú ý đề phòng:
Nếu bệnh nhân có dấu hiệu sốt xuất huyết ở độ 3 hoặc 4 thì phải đưa ngay đến bệnh viện để điều trị cấp cứu.
Thông tin thành phần Cam thảo
Cam thảo là một cây sống lâu năm thân, cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rất nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.
Thu hái, chế biến:
Ở những cây đã được 3-4 năm thì thu hoạch vào cuối thu hoặc vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lúc này rễ chắc, nặng, nhiều bột, có chất lượng tốt. Hoặc có thể vào mùa xuân để kết hợp lấy hom giống nhưng chất lượng kém hơn. Rễ to nhỏ đều dùng được. Sau khi thu hoạch, làm sạch đất cát, phân loại to, nhỏ, phơi khô. Tỷ lệ tươi khô 2,5:1. Khi khô được 50%, bó thành bó, sau đó chỉ phơi đầu cắt, không phơi cả rễ, để cho vỏ vẫn giữ được màu nâu đỏ đẹp. Có thể dùng dạng sống (Sinh thảo), hoặc dạng tẩm mật (Chích thảo) hay dạng bột mịn.
Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây Cam thảo.
Bào chế: Rễ phun nước cho mềm, thái phiến, phơi hoặc sấy khô.
Mô tả Dược liệu sạch Cam thảo:
Vị thuốc Cam thảo: là rễ hình trụ tròn không phân nhánh, thẳng, dài khoảng 30cm, đường kính 0,8-2cm. Mặt ngoài màu nâu đất hay đỏ nâu, có nhiều nếp nhăn dọc và lỗ vỏ nằm ngang lồi lên, lưa thưa có vết của rễ con. Mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang màu vàng nhạt, để lộ lớp bần mỏng, tầng sinh gỗ và tia tủy tỏa tròn.
Vị thuốc Cam thảo
Tính vị: Vị ngọt, tính bình
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị, phế và tâm
Thành phần hóa học: Triterpenoids, flavonoids
- Chỉ khái, hóa đàm, kích thích xuất tiết của hầu họng và khí quản, làm cho loãng đàm. Giải nhiệt, chống rối loạn nhịp tim.
- Là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế thuốc chữa cháy.
- Tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà tiêu lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư.
- Là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế thuốc chữa cháy.
- Tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà tiêu lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư.
Chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc, tâm khí hư, táo nhiệt thương tổn tân dịch, viêm họng, đinh nhọt sưng độc, trúng độc, điều hoà các vị thuốc.
Công dụng và liều dùng:
- Làm cho thuốc ngọt dễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc.
- Chữa loét dạ dày và ruột: Ngày uống 4 g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luôn 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.
- Chữa bệnh Ađidơ vì trong cam thảo có axit glyrectic cấu tạo như coctison, nên có tác dụng tới sự chuyển hóa các chất như điện giải cơ thể giữ lại natri và clorua trong cơ thể giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điều trị bệnh Ađidơ.
- Cam thảo kỵ Đại kích, Cam toại, Nguyên hoa, Hải tảo
- Tỳ vị hư yếu, tích trệ không dùng.
- Tỳ vị hư yếu, tích trệ không dùng.
Thông tin thành phần Mã đề
Mô tả:
Mã đề là cây cỏ sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá, hoa dài lưỡng tính, đài 4, xếp cheo, hơi dính ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm sen kẽ ở giữa các lá đài. Quả hộp, trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng
Mã đề mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở nước ta. Trồng bằng hạt, tốt nhất là mùa thu. Mã đề ưa đất tốt, ẩm vừa phải đất tốt cây rất to.
Thu hái, sơ chế: Vào tháng 7-8, quả chín thì hái toàn cây đưa về phơi hay sấy khô, loại bỏ tạp chất. Muốn lấy hạt thì đập rũ lấy hạt, rây qua rồi phơi khô. Không phải chế biến gì đặc biệt. Khi dùng lá, có thể hái gần như quanh năm, có thể dùng tươi hay phơi khô.
Cây Mã đề cho các dược liệu sau:
+ Hạt Mã đề phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền tử.
+ Toàn cây Mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền thảo.
+ Lá Mã đề để tươi hay phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học: Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.
+ Lá: Thanh nhiệt, lợi tiểu, khử đàm, lương huyết, lợi phế, tiêu thũng, thông lâm.
+ Hạt: Lợi thủy, thông lâm, thanh nhiệt, làm sáng mắt.
+ Hạt: Lợi thủy, thông lâm, thanh nhiệt, làm sáng mắt.
+ Lá: Phế nhiệt, đàm nhiệt, ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện đau rít ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, mắt đau nhặm sưng đỏ (sung huyết), thử thấp ỉa chảy, nôn ra máu, chảy máu cam, sang độc.
+ Hạt: Tiểu tiện bế tắc, ỉa chảy, kiết lỵ do thử thấp, đau mắt đỏ có màng sưng.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10-20g lá hoặc 6-12g hạt dưới dạng thuốc sắc. Lá tươi giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, toàn cây nấu thành cao đặc chữa bỏng.
Bài thuốc:
1. Bài thuốc lợi tiểu: hạt Mã đề 10 g, Cam thảo 2g, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa ho tiêu đờm: Mã đề 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nước 400ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
3. Chữa sỏi đường tiết niệu: Mã đề 20 g, Kim tiền thảo 30 g, rễ cỏ Tranh 20 g. Ba thứ trên sắc uống ngày một thang hoặc hãm chè uống nhiều lần trong ngày.
4. Chữa sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50 g, củ sắn dây 30 g. Hai thứ trên rửa sạch đun trong 1 lít nước, sắc kỹ còn một nửa, chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày. Có thể cho thêm đường, uống liền trong 3 ngày.
5. Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mã đề 20 g, Nhân trần 40 g, Chi tử 20g, lá Mơ 20 g. Tất cả thái nhỏ sấy khô, hãm như chè để uống, ngày uống 100-150 ml.
Lá: Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng. Người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng.
Hạt: Không phải thấp nhiệt dùng thận trọng.
Hạt: Không phải thấp nhiệt dùng thận trọng.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ