Cồn xoa bóp Jamda
Nhóm sản phẩm: Dầu xoa, cao xoa
Dạng bào chế:Cồn xoa bóp
Đóng gói:Hộp 1 lọ xịt 50 ml
Thành phần:
Mỗi 50 ml chứa: ô đầu 500mg; địa liền 500mg; đại hồi 500mg; quế nhục 500mg; thiên niên kiện 500mg; uy linh tiên 500mg; mã tiền 500mg; huyết giác 500mg; xuyên khung 500mg; tế tân 500mg; methyl salicylat 5ml
SĐK:VD-21803-14
Nhà sản xuất: | Công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco - VIỆT NAM | Estore> | |
Nhà đăng ký: | Công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco | Estore> | |
Nhà phân phối: | Estore> |
Chỉ định:
- Đau nhức các khớp xương cơ gân bắp thịt, đau lưng mỏi gối, đau vai gáy, đau thần kinh ngoại biên.
- Sưng đau bầm tím do sang chấn.
- Cảm lạnh.
Liều lượng - Cách dùng
- Xịt thuốc lên chỗ đau và xoa bóp, ngày 3-4 lần.
Chống chỉ định:
- Không xịt thuốc vào vết thương hở, mắt mũi miệng, vùng vú khi cho con bú.
- Không được uống.
- Không dựng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi.
- Không được uống.
- Không dựng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi.
Tác dụng phụ:
- Chưa thấy tác dụng khụng mong muốn của thuốc. Nếu cứ bất thường khi dùng thuốc cần dừng ngay và báo cho dược sỹ hoặc bác sỹ biết để xử lý.
Chú ý đề phòng:
- Thuốc dùng ngoài.
- Lắc trước khi dùng.
- Rửa sạch tay sau khi xoa bóp chỗ đau.
- Lắc trước khi dùng.
- Rửa sạch tay sau khi xoa bóp chỗ đau.
Thông tin thành phần Đại hồi
Đại hồi là cây gỗ, cao 6- 10m. Cành dễ gãy, vỏ nhẵn. Lá thường tụ tập ở những mấu, nom như mọc vòng; phiến lá nguyên, dày, cứng, nhẵn bóng. Hoa màu hồng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả cấu tạo bởi 8 đại, có khi hơn, xếp thành hình sao, mỗi đại có 1 hạt. Toàn cây, nhất là quả có mùi thơm và vị nóng. Hoa: Tháng 5- 6; Quả: Tháng 7- 9. Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô của cây Hồi (Illicium verum).
Phân bố: Cây Hồi có ở một số tỉnh miền núi phía bắc nước ta, chủ yếu ở Lạng sơn.
Thu hái: Thu hái vào mùa thu. Phơi khô (tránh làm gãy cánh). Để nguyên dùng hoặc cất lấy tinh dầu. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.
Thành phần hoá học:
Tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là anethol (80 85%), ngoài ra trong tinh dầu còn có β-pinen, limonen, α-phellandren, α terpineol, farnesol và safrol. Công năng: Trừ hàn, kiện tỳ, khai vị, tiêu thực; sát trùng, kích thích tiêu hóa, lợi sữa, chỉ ẩu (chống nôn mửa).
Trừ hàn, kiện tỳ, khai vị, tiêu thực; sát trùng, kích thích tiêu hóa, lợi sữa, chỉ ẩu (chống nôn mửa).
– Dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, bụng đầy trướng, thấp khớp và làm thuốc gây trung tiện, lợi sữa, chữa ngộ độc thức ăn
– Làm gia vị, chế rượu mùi, cất tinh dầu làm hương liệu, chế anethol làm nguyên liệu tổng hợp hormon.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 4-8g dạng rượu thuốc.
Đơn thuốc có Đại hồi:
+ Cảm hàn, đau bụng thổ tả: Dùng Hồi hương tán bột uống mỗi lần 2g với rượu, ngày uống 3,4 lần. Hoặc dùng tinh dầu Hồi uống mỗi lần 4 giọt, ngày uống 3-4 lần.
+ Hôi miệng, thở hôi: Dùng hoa Hồi nhai nuốt, mỗi ngày vài cánh.
+ Đau lưng: Hồi (bỏ hạt) tẩm nước muối sao, tán nhỏ, mỗi lần dùng 6-10g với rượu. Ngoài dùng lá Ngải cứu chườm nóng vào lưng.
+ Chữa cổ trướng và thũng trướng mạn tính: Dùng Hồi hương 2g và hạt Bìm bìm 8g, tán bột, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống trong 3-4 ngày liền.
+ Đại tiểu tiện không lợi: Hồi và Bìm bìm như trên tán bột mỗi lần uống 4g với nước gừng.
Ghi chú: Cây Hồi núi (Illicium griffithii Hook. et Thoms.) cho loại quả nhiều đại hơn. Tinh dầu Hồi núi thoảng mùi hạt tiêu. Trong Hồi núi có chất độc nên không dùng.
Kiêng kỵ: Những người âm hư, hỏa vượng không dùng được.
Thông tin thành phần Quế nhục
Mô tả:
Quế nhục là vỏ thân, cành của Quế, cây thân gỗ cao 10-15m, phân cành nhiều, có vỏ dày và sù sì. Lá mọc đối, hình trái xoan thuôn, nguyên, nhọn, dài 10-18cm, rộng 4-5cm, có 3 gân chính rõ. Cụm hoa là những xim có hoa đều, màu trắng, đế hoa dạng chén, trên mép chén dính các mảnh bao hoa và các nhị; bầu 1 ô chứa 1 noãn ở gốc đáy chén. Quả mọng, dài 1-1,5cm, màu đen. Quế ra hoa tháng 1-3, quả tháng 8-9.
Phân bố:
Ở nước ta, Quế mọc hoang và được trồng từ Nghệ An trở vào Côn Sơn, Phú Quốc. Ngoài ra, quế còn phân bố ở Tây Ấn Ðộ, Xri Lanca và được trồng ở nhiều xứ nhiệt đới khác.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Quế nhục là vỏ thân hoặc vỏ cành đã chế biến khô của cây (Cinnamomum cassia Presl.) hoặc một số loài Quế khác (Cinnamomum sp.). Đó là những mảnh vỏ dày 1 mm trở lên, dài 50cm, thường cuộn tròn thành ống. Mặt ngoài màu nâu đến nâu xám, có các lỗ vỏ và vết cuống lá. Mặt trong màu nâu hơi đỏ đến nâu sam, nhẵn. Quế rất dễ bẻ gãy, vết bẻ có màu nâu đỏ, có ít sợi tơ. Dược liệu Quế nhục có mùi thơm đặc trưng, vị cay, ngọt.
Thu hái,sơ chế: Vỏ thân, cành, thu hái vào mùa hạ, mùa thu. ủ hoặc để nguyên cho khô dần ở chỗ râm mát, thoáng gió. Có thể cất lấy tinh dầu.
Bộ phận dùng, bào chế:
Thân được cắt vào thời kỳ nóng nhất, loại bỏ vỏ khi bắt đầu vào thu, phơi khô dưới nắng và cắt thành lát mỏng hay cạo sạch lớp vỏ thô, rửa sạch, thái phiến, phơi trong râm cho khô hoặc tán bột.
Tính vị: Cay, ngọt và tính nóng.
Qui kinh: Vào kinh thận, tỳ, tâm và can.
Thành phần hóa học:
Vỏ giàu tanin (5%) và chứa tinh dầu (1,2-1,5%) nhưng tinh dầu lại giàu aldehyd cinnamic (80,85%). Không có eugenol nhưng có một lượng nhỏ acid cinnamic, acetat cinnamyl và o-methoxycinnamaldehyd; còn có cinnzeylanol, cinnzeylanin.
Ấm dạ dày, trừ lạnh, bổ trung ích khí, hoạt huyết thư cân, giải biểu thông mạch, sát khuẩn giảm đau.
- Ðau dạ dày và đau bụng, tiêu chảy.
- Choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay chân.
- Ho hen, đau khớp và đau lưng.
- Bế kinh, thống kinh.
- Huyết áp cao, tê cóng.
Liều dùng: 2 - 6g.
Đơn thuốc:
- Trị Thận dương suy biểu hiện như chân tay lạnh, lưng đau, gối mỏi, liệt dương và hay đi tiểu: Dùng Nhục quế với Phụ tử, Sinh địa, Đơn bì, Trạch tả, Bạch linh, Sơn dược và Sơn thù (Quế Phụ Bát Vị Hoàn)
- Trị Tỳ Thận dương hư biểu hiện như đau lạnh ở thượng vị và vùng bụng, kém ăn, phân lỏng: Dùng Nhục quế với Can khương, Bạch truật và Phụ tử (Quế Phụ Lý Trung Hoàn).
- Hàn tà ngưng trệ ở kinh lạc biểu hiện như đau lạnh thượng vị và bụng, đau lưng dưới, đau toàn thân, kinh nguyệt không đều, ít kinh nguyệt: Dùng Nhục quế với Can khương, Ngô thù du, Đương quy và Xuyên khung (Lâm sàng trung dược học thủ sách).
- Trị nhọt mạn tính: Dùng Nhục quế với Hoàng kỳ và Đương quy (Lâm sàng trung dược học thủ sách).
- Âm hư, nội nhiệt không dùng.
- Phụ nữ có thai dùng với sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Phụ nữ có thai dùng với sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ