Healit Skin Ointment

Healit Skin Ointment
Dạng bào chế:thuốc mỡ bôi ngoài da
Đóng gói:Hộp 1 tuýp 10g thuốc mỡ

Thành phần:

Bacitracin 500 đơn vị; Polymyxin B Sulphat 5000 đơn vị; Neomycin (dưới dạng Neomycin sulphat) 3,5mg; Lidocaine 40mg
SĐK:VN-16578-13
Nhà sản xuất: Atco Laboratories., Ltd - PA KÍT XTAN Estore>
Nhà đăng ký: Atco Laboratories., Ltd Estore>
Nhà phân phối: Estore>

Chỉ định:

Healit được bôi lên vùng da bị thương sẽ giúp ức chế vi khuẩn, ngăn không cho khuẩn xâm nhập vào gây viêm nhiễm.

Tiêu diệt vi khuẩn, giúp giảm sưng, tiêu viêm và mau khô vết thương, hỗ trợ quá trình làm lành vết thương.

Giảm đau ngay lập tức, giúp bạn giảm bớt cơn đau mà vết thương ngoài da mang lại.

Tác dụng

Healit được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, có thành phần chính là Bacitracin, Polymyxin, Neomycin và Lidocaine – Những nhóm kháng sinh tốt nhất cho vết thương hở ngoài da.

Bacitracin

Là kháng sinh polypeptid tạo ra bởi Bacillus subtilis. Bacitracin ức chế vi khuẩn tổng hợp vỏ tế bào, găn cản sáp nhập các amino acid và nucleotid vào vỏ tế bào. Bacitracin cũng gây tổn hại màng bào tương của vi khuẩn và khác với penicilin, nó có tác dụng chống các thể nguyên sinh.

Bacitracin dùng ngoài, Đặc biệt, Bacitracin không gây kháng chéo với các kháng sinh khác vì thế có thể được phối hợp với các kháng sinh khác như neomycin và polymyxin B để điều trị nhiễm khuẩn tại chỗ do vi khuẩn nhạy cảm.

Bacitrcin thường được dùng để ngăn chặn những nhiễm trùng da nhẹ gây ra bởi các vết cắt nhỏ, vết trầy hay bỏng

Polymyxin

Polymyxin có tác dụng chống lại trực khuẩn gram âm, bao gồm cả các vi khuẩn đa kháng thuốc như Acinetobacter baumanii, Pseudomonas aeruginosa, E. coli*  và một số chúng Klebsiella cực kỳ kháng thuốc. Plymyxin thường được dùng để điều trị viêm tai ngoài, viêm kết mạc, viêm mí mắt, viêm giác mạc và loét giác mạc, dùng rửa bàng quang để dự phòng nhiễm khuẩn – niệu và nhiễm khuẩn – huyết do dùng ống thông bàng quang…

Neomyxin

Neomyxin được sử dụng để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng da do vi khuẩn, nhiễm khuẩn nông ở da do tụ cầu và liên cầu (sưng, viêm, áp xe, mủ, phỏng nước, lở loét…)

Lidocaine

Thành phần này được sử dụng ể trị ngứa và đau do tình trạng tổn thương da (ví dụ như vết xước, bỏng nhẹ, bệnh chàm, vết côn trùng cắn) và để điều trị triệu chứng ngứa và khó chịu không đáng kể do bệnh trĩ và một số vấn đề khác ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn (các vết nứt hậu môn, ngứa quanh âm đạo hoặc trực tràng). Một số dạng của thuốc này cũng được sử dụng để làm giảm sự khó chịu hoặc đau trong một số xét nghiệm hoặc quy tình chữa bệnh . Lidocaine là chất gây tê cục bộ hoạt động bằng cách gây tê tạm thời hoặc làm mất cảm giác ở da và niêm mạc.

Chính vì những tác dụng như trên, nhà sản xuất đã nghiên cứu và kết hợp 4 thành phần này để cho ra đời thuốc bôi ngoài da Healit, tạo ra sự đột phá cho việc điều trị vết thương hở.

Liều lượng - Cách dùng

Đối với người lớn: Bôi 1-3 lần/ngày trên vùng da bị ảnh hưởng

Thông tin thành phần Bacitracin

Dược lực:
Bacitracin là kháng sinh được phân lập từ Bacillus subtilis.
Dược động học :
Bacitracin không được hấp thu qua đường tiêu hóa, qua màng phổi hoặc hoạt dịch. Bacitracin được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn khi tiêm bắp và được hấp thụ không đáng kể khi dùng ngoài.
Bacitracin phân bố rộng rãi trong tất cả các cơ quan của cơ thể, trong dịch cổ trướng và dịch màng phổi sau khi tiêm bắp. Bacitracin ít gắn với protein. Bacitracin qua hàng rào máu – não rất ít và chỉ ở dạng vết trong dịch não tủy, trừ khi màng não bị viêm.
Thường bacitracin được dùng ngoài da. Bacitracin tiêm không an toàn do độc tính cao đối với thận. Hiện nay có nhiều thuốc hiệu lực và an toàn hơn, vì vậy không nên dùng bacitracin để tiêm.
Bacitracin bài tiết phân nếu uống. Sau một liều tiêm bắp, 10 – 40% liều được bài tiết chậm qua cầu thận và xuất hiện ở nước tiểu trong vòng 24 giờ. Một lượng lớn bacitracin không được tìm thấy và người ta cho là nó giữ lại hoặc bị phá hủy trong cơ thể.
Tác dụng :
Bacitracin là kháng sinh polypeptid tạo ra bởi bacillus subtilis. Kháng sinh gồm 3 chất riêng biệt: bacitracin A, B và C, trong đó bacitracin A là thành phần chính. Bacitracin có hoạt lực ít nhất là 40 đơn vị hoạt tính bacitraci trong 1mg. Trước đây bacitracin được dùng để tiêm, nhưng hiện nay thuốc chỉ dùng hạn chế tại chỗ vì độc tính với thận cao.
Bacitracin có thể có tác dụng diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn, phụ thuộc vào nồng độ thuốc đạt được tại vị trí nhiễm khuẩn và vào sự nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh. Bacitracin ức chế vi khuẩn tổng hợp vỏ tế bào, do ảnh hưởng trên chức năng của phân tử vận chuyển lipid qua màng tế bào, ngăn cản sáp nhập các amino acid và nucleotid vào vỏ tế bào. Bacitracin cũng gây tổn hại màng bào tương của vi khuẩn và khác với penicilin, no có tác dụng chống các thể nguyên sinh.
Bacitracin có tác dụng đối với nhiều vi khuẩn Gram dương như staphylococcus (kể cả một số chủng kháng penicilin G), streptococcus, cầu khuẩn kỵ khí, corynebacterium và clostridium. In vitro, nồng độ 0,05 đến 0,5 microgam/ml bacitracin ức chế hầu hết các chủng staphylococcus aureus nhạy cảm. Thuốc cũng có tác dụng đối với Gonococcus, meningococcus và fusobacterium, nhưng không có tác dụng với phần lớn các vi khuẩn Gram âm khác. Bacitracin cũng có tác dụng với actinomyces israelii, treponema pallidum và T. vincenti.
Đối với vi khuẩn nhạy cảm, thường ít xảy ra kháng thuốc và nếu có thì cũng xuất hiện chậm. Staphylococcus, kể cả các staphylococcus kháng penicilin G ngày càng kháng bacitracin. Bacitracin không gây kháng chéo với các kháng sinh khác.
Chỉ định :
Bacitracin và bacitracin kẽm được dùng ngoài, thường kết hợp với các kháng sinh khác, như neomycin hay polymyxin B, để điều trị các bệnh ngoài da do vi khuẩn nhạy cảm.
Thuốc được dùng để điều trị một số bệnh về mắt như chắp, viêm kết mạc cấp và mạn, loét giác mạc, viêm giác mạc và viêm túi lệ.
Liều lượng - cách dùng:
Bacitracin và bacitracin kẽm thường dùng ngoài da.
Ngoài da: bôi lên bề mặt bị nhiễm khuẩn 1 – 5 lần/ngày.
Bôi mắt: bôi 1 dải mỏng (khoảng 1 cm) mỡ chứa 500 đơn vị/g lên kết mạc, cứ 3 giờ hoặc ngắn hơn, bôi 1 lần.
Chống chỉ định :
Suy thận nặng.
Nhược cơ.
Người mang thai, thời kỳ cho con bú.
Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ
Với thận: gây suy thận cáp, viêm ống thận cấp, bí tiểu tiện…
Với thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, rối loạn thị giác, mất phương hướng, dị cảm, ức chế thần kinh cơ.
Ngoài ra còn gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Thông tin thành phần Polymyxin B

Dược lực:

Polymy cin là nhóm kháng sinh có liên quan chặt chẽ do các chủng Bacillus polymyxa tạo nên.

Dược động học :

Hấp thu: Polymyxin B sulfat được hấp thu tốt qua phúc mạc; không được hấp thu qua đường tiêu hóa, trừ ở trẻ nhỏ có thể được hấp thu tới 10% liều; không được hấp thu đáng kể qua niêm mạc và da nguyên vẹn hoặc bị tróc lớp phủ ngoài như trong trường hợp bị bỏng nặng.
Phân bố: Polymyxin B phân bố rộng rãi trong mô cơ thể, không thấy phân bố trong dịch não tủy (kể cả khi màng não bị viêm) và không qua nhau thai. Polymyxin B không gắn nhiều với protein huyết tương.
Thải trừ: Nửa đời huyết thanh của thuốc trên người lớn có chức năng thận bình thường là 4,3 - 6 giờ. Khoảng 60% lượng thuốc hấp thu được thải trừ dưới dạng không đổi trong nước tiểu qua lọc cầu thận. Ở ngưòi lớn, trong khoảng thời gian giữa 12 - 24 giờ sau liều ban đầu, thấy rất ít polymyxin B trong nước tiểu, có thể do thuốc gắn với phospholipid của màng tế bào thận. Thuốc còn tiếp tục bài tiết trong 24 - 72 giờ sau liều cuối cùng. Trẻ nhỏ bài tiết polymyxin B nhanh hơn người lớn; 40 - 60% lượng thuốc hấp thu được bài tiết trong vòng 8 giờ trong nước tiểu. Lọc máu hay lọc màng bụng không loại trừ đáng kể polymyxin B.
Tác dụng :
Polymyxin là nhóm những chất kháng sinh có mối liên quan chặt chẽ do các chủng Bacillus polymyxa tạo nên. Hoạt tính kháng khuẩn của polymyxin B hạn chế trên các vi khuẩn Gram âm, gồm Enterobacter, E.coli, Klebsiella, Salmonella, Pasteurella, Bordetella, Shigella và Pseudomonas aeruginosa.
Polymyxin B có tác dụng diệt khuẩn. Thuốc gắn vào phospholipid làm thay đổi tính thấm và thay đổi cấu trúc màng bào tương vi khuẩn, gây rò rỉ các thành phần bên trong.
Kháng thuốc: Vi khuẩn phát triển mức độ kháng thuốc khác nhau với polymyxin B. Có sự kháng chéo hoàn toàn giữa các dẫn chất của colistin (polymyxin E) và polymyxin B, nhưng không thấy có tư liệu về sự kháng chéo giữa các polymyxin và các kháng sinh khác. Trong báo cáo ASTS (1997 - 2000), không thấy có dữ liệu về tỷ lệ kháng của vi khuẩn với polymyxin B ở Việt Nam.
Polymyxin B được dùng tại chỗ,đơn độc hoặc phối hợp với các hợp chất khác để điều trị nhiễm khuẩn mắt, tai và một số nhiễm khuẩn khác. Mặc dù vẫn còn có chế phẩm thuốc tiêm, nhưng không nên dùng đường toàn thân vì thuốc rất độc với thận.
Chỉ định :
Polymyxin B dưới dạng dung dịch hoặc thuốc mỡ dùng tại chỗ để điều trị nhiễm khuẩn da, niêm mạc, mắt, và tai ngoài do các vi khuẩn nhạy cảm với polymyxin B gây nên.

Polymyxin B dùng tại chỗ để điều trị viêm tai ngoài, thường là do Pseudomonas spp. 

Dùng tại chỗ hoặc cho dưới kết mạc để điều trị viêm kết mạc, viêm mí mắt, viêm giác mạc và loét giác mạc, thường do Pseudomonas aeruginosa gây nên.
Khí dung thuốc tiêm polymyxin B dùng làm thuốc bổ trợ ở người bị viêm phổi nặng do Pseudomonas. 

Polymyxin B sulfat kết hợp với neomycin sulfat dùng rửa bàng quang để dự phòng nhiễm khuẩn - niệu và nhiễm khuẩn - huyết do dùng ống thông bàng quang.
Kết hợp polymyxin B với oxytetracyclin, đôi khi với glucocorticoid nhẹ như hydrocortison, có tác dụng tốt trị nhiễm khuẩn ở mắt và tai.
Liều lượng - cách dùng:
Rửa bàng quang: Rửa liên tục 10 ngày với polymyxin B 200.000 đơn vị hòa vào 1 lít dung dịch muối đẳng trương; thường dùng không quá 1 lít dịch rửa mỗi ngày, trừ khi hiệu suất bài niệu cao; hiệu chỉnh tốc độ rửa thuốc theo hiệu suất bài niệu của người bệnh. 

Rửa tại chỗ bằng dung dịch dùng tại chỗ: 500.000 đơn vị/lít dung dịch muối đẳng trương; rửa tại chỗ không quá 2 triệu đơn vị mỗi ngày ở người lớn. 

Khử khuẩn ruột. Uống 15.000 - 25.000 đơn vị/kg/24 giờ, chia 4 lần, 6 giờ uống một lần. 

Mắt: Dung dịch nhỏ mắt 0,10 - 0,25% nhỏ vào kết mạc mỗi mắt 1 - 3 giọt, mỗi giờ một lần, sau đó tùy theo mức độ hiệu quả, giảm xuống 1 - 2 giọt, ngày 4 - 6 lần. 

Tai: Dung dịch hoặc hỗn dịch dùng cho tai được nhỏ lượng rất ít vào tai ngoài sạch và khô để dự phòng sự tích lại của kết tủa thuốc quá thừa trong ống tai; và thường nhỏ 3 - 4 lần mỗi ngày.
Chống chỉ định :
Người có tiền sử quá mẫn với bất cứ polymyxin nào.
Sử dụng đồng thời thuốc phong bế thần kinh - cơ.
Dùng chế phẩm kết hợp với corticosteroid trong nhiễm nấm, nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn có mủ ở mắt, tai, và nhiễm Mycobacterium.
Tác dụng phụ
Ðộc hại thận, thần kinh, tai và tiền đình là những ADR nghiêm trọng nhất của liệu pháp tiêm polymyxin B sulfat, rất hay xảy ra ở những người bệnh dùng liều cao, hoặc ở người có suy thận không được giảm liều sử dụng. Polymyxin B dùng tại chỗ có tác dụng kích thích mắt.
Ít gặp:
Tim mạch: Ðỏ bừng mặt.
Hệ thần kinh trung ương: Ðộc hại thần kinh (kích thích, ngủ lơ mơ, mất điều hòa, dị cảm quanh miệng, tê các chi, nhìn mờ).
Nội tiết và chuyển hóa: Giảm calci - huyết, giảm natri - huyết, giảm kali -huyết, giảm clorid - huyết.
Tại chỗ: Ðau chỗ tiêm.
Thần kinh - cơ và xương: Phong bế thần kinh - cơ, yếu ớt.
Thận: Ðộc hại thận.
Hô hấp: Ngừng hô hấp.
Khác: Kích thích màng não khi tiêm vào ống tủy sống.
Hiếm gặp:
Hệ thần kinh trung ương: Sốt do thuốc.
Da: Mày đay, ngoại ban.
Huyết học: Tăng bạch cầu ưa eosin.
Khác: Phản ứng phản vệ với khó thở và nhịp tim nhanh.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Sự phong bế thần kinh - cơ, do thuốc, không dễ phục hồi và kháng lại tác dụng của neostigmin và edrophonium; calci clorid có tác dụng tốt trong một số trường hợp.
Nếu bài niệu giảm, creatinin huyết thanh tăng, hoặc xuất hiện dấu hiệu liệt hô hấp trong khi điều trị với polymyxin B, phải ngừng thuốc.
Nếu bội nhiễm xảy ra do phát triển quá mức những vi sinh vật không nhạy cảm (gồm cả nấm) trong khi điều trị với polymyxin B, cần áp dụng liệu pháp thích hợp. Nếu có mẫn cảm với polymyxin B tại chỗ, phải ngừng thuốc
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Hỏi đáp
Thuốc biệt dược
Cloromis

Cloromis

SĐK:VD-11775-10

Polybamycin

Polybamycin

SĐK:VNB-2835-05

Cloromis-F

SĐK:VD-29277-18

Polybamycin

SĐK:VD-10784-10

Neobac

SĐK:VNB-4065-05

Neobac

SĐK:V407-H12-05

Thuốc gốc

Tretinoin

Tretinoine

Imiquimod

Imiquimod

Clobetasol

Clobetasol butyrat

Acid azelaic

Azelaic Acid

Nepidermin

Nepidermin

Hydroquinone

Hydroquinone

Tacrolimus

Tacrolimus

Flurandrenolide

Flurandrenolid

Trifarotene

trifarotene

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com