Mekoferrat-Vita

Mekoferrat-Vita
Dạng bào chế:Viên nang
Đóng gói:hộp 3 vỉ x 10 viên nang

Thành phần:

– Ferrous fumarate 150 mg (tương đương sắt nguyên tố 49 mg) – L– Histidine hydrochloride H20 4 mg – L– Lysine hydrochloride 25 mg – Glycine 10 mg – Thiamine nitrate (Vitamin B1) 5 mg – Riboflavin (Vitamin B2) 3 mg – Pyridoxine hydrochloride (Vitamin B6) 1,5 mg – Cyanocobalamin (Vitamin B12) 2,5 mcg – Acid Folic 0,5 mg – Acid Ascorbic (Vitamin C) 40 mg
SĐK:VD-10627-10
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần hóa - Dược phẩm Mekophar - VIỆT NAM Estore>
Nhà đăng ký: Estore>
Nhà phân phối: Estore>

Chỉ định:

– Thiếu máu trong thời kỳ mang thai và cho con bú. 
– Thiếu máu do thiếu sắt, dinh dưỡng kém. 
– Thiếu máu sau phẫu thuật. 
– Thiếu máu do mất máu nhiều bởi chu kỳ kinh nguyệt. 
– Thiếu máu do các bệnh ký sinh trùng. 

Liều lượng - Cách dùng

Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: uống 1 viên/lần, ngày 1– 2 lần.

QUÁ LIỀU: 

– Triệu chứng quá liều của muối sắt bao gồm: dấu hiệu kích thích và hoại tử dạ dày – ruột, buồn nôn, nôn, xanh xao, tiêu chảy, mất nước và tình trạng sốc. 
– Chữa trị càng sớm càng tốt bằng cách tẩy rửa dạ dày bằng dung dịch Natri bicarbonate 1% hoặc sử dụng chất chelat hóa, đặc hiệu nhất là deferoxamine. Đối với tình trạng sốc, mất nước và những bất thường kiềm toan được chữa trị theo cách thông thường. 

Chống chỉ định:

– Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
– Nhiễm sắc tố sắt.
– Bệnh gan nhiễm sắt.
– Thiếu máu tán huyết.
– Thiếu máu ác tính.
– Loét dạ dày, viêm ruột từng vùng và viêm loét đại tràng.

Tương tác thuốc:

– Các thuốc kháng acid (antacid), trà, cà phê, trứng, sữa làm giảm hấp thu sắt nếu dùng cùng lúc.
– Khi sử dụng đồng thời, sự hấp thu của các muối sắt và các tetracycline đều bị giảm. Đáp ứng với sắt có thể chậm hơn nếu dùng chung với Chloramphenicol. Muối sắt cũng được ghi nhận làm giảm hấp thu và do đó làm giảm sinh khả dụng và hiệu quả lâm sàng của Levodopa với Carbidopa, Methyldopa, Penicillamine, và một số quinolone (Ciprofloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin). Không nên uống các chế phẩm có chứa sắt cùng lúc hoặc trong vòng 2 giờ sau khi dùng các thuốc trên.
– Sử dụng đồng thời Chloramphenicol và Acid Folic cho những bệnh nhân thiếu hụt folat có thể gây đối kháng với đáp ứng tạo huyết của Acid Folic.

Tác dụng phụ:

– Đôi khi có rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đau bụng trên, táo bón, tiêu chảy). Có thể làm giảm các tác dụng phụ bằng cách uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn hoặc khởi đầu dùng thuốc với liều thấp và tăng liều dần dần.
– Có thể xuất hiện phân sẫm màu.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Chú ý đề phòng:

– Không nên dùng liều điều trị quá sáu tháng nếu không có sự theo dõi của thầy thuốc.
– Không nên dùng sắt dạng tiêm kết hợp với sắt dạng uống để tránh tình trạng quá thừa sắt.
– Không nên dùng thuốc cho những bệnh nhân thường xuyên được truyền máu, vì trong hemoglobin của hồng cầu được truyền có chứa một lượng sắt đáng kể.
– Acid Folic nên được dùng thận trọng cho những bệnh nhân bị thiếu máu chưa được chẩn đoán vì có thể làm che lấp triệu chứng thiếu máu ác tính đưa đến tiến triển những biến chứng thần kinh.

Thông tin thành phần Vitamin B1

Dược động học :
- Hấp thu: vitamin B1 hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hoá. Mỗi ngày có khoảng 1mg vitamin B1 được sử dụng.
- Thải trừ: qua nước tiểu.
Chỉ định :
Phòng và điều trị bệnh Beri-beri.
Điều trị các trường hợp đau nhức dây thần kinh lưng, hông và dây thần kinh sinh ba( phối hợp với các vitamin B6 và B12)
Các trường hợp mệt mỏi, kém ăn, suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hoá.
Liều lượng - cách dùng:
Người lớn: 4-6 viên/ngày, chia 2 lần/ngày; Trẻ em: 2-4 viên/ngày, chia 2 lần/ngày.
Chống chỉ định :
Quá mẫn với thành phần thuốc. Không nên tiêm tĩnh mạch.
Tác dụng phụ
Vitamin B1 dễ dung nạp và không tích luỹ trong cơ thể nên không gây thừa.
Tác dụng không mong muốn dễ gặp là dị ứng, nguy hiểm nhất là shock khi tiêm tĩnh mạch.

Thông tin thành phần Vitamin B2

Dược lực:

Riboflavin thuốc nhóm vitamin nhóm B (vitamin B2).

Dược động học :

Riboflavin được hấp thu chủ yếu ở tá tràng. Các chất chuyển hoá của riboflavin được phân bố khắp các mô trong cơ thể và vào sữa. Một lượng nhỏ được dự trữ ở gan, lách, thận và tim.
Sau khi uống hoặc tiêm bắp, khoảng 60% FAD và FMN gắn vào protein huyết tương. Vitamin B2 là một vitamin tan trong nước, đào thải qua thận. Lượng đưa vào vượt quá sự cần thiết của cơ thể sẽ thải dưới dạng không đổi trong nước tiểu. Riboflavin còn thải theo phân. Ở người thẩm phân màng bụng và lọc máu nhân tạo, riboflavin cũng được đào thải, nhưng chậm hơn ở người có chức năng thận bình thường. Riboflavin có đi qua nhau thai và đào thải theo sữa.
Tác dụng :
Riboflavin không có tác dụng rõ ràng khi uống hoặc tiêm. Riboflavin được biến đổi thành 2 co - enzym là flavin mononucleotid (FMN) và flavin adenin dinucleotid (FAD), là các dạng co - enzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô. Riboflavin cũng cần cho sự hoạt hoá pyridoxin, sự chuyển tryptophan thành niacin và liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu.
Riboflavin ở dạng flavin nucleotid cần cho hệ thống vận chuyển điện tử và khi thiếu riboflavin sễ dần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng.
Có thể có những triệu chứng về mắt như ngứa và rát bỏng, sợ ánh sáng và rối loạn phân bố mạch ở giác mạc. Một số triệu chứng này thực ra là biểu hiện của thiếu các vitamin khác, như pyridoxin hoặc acid nicotinic do các vitamin này không thực hiện được được đúng chức năng của chúng khi thiếu riboflavin. Thiếu riboflavin có thể xảy ra cùng với thiếu các vitamin B, ví dụ như bệnh pellagra.
Thiếu riboflavin có thể phát hiện bằng cách đo glutathion reductase và đo hoạt tính của enzym này khi thêm FAD trên in vitro. Thiếu riboflavin có thể xảy ra khi chế độ dinh dưỡng không đủ, hoặc kém hấp thu, nhưng không xảy ra ở những người khoẻ ăn uống hợp lý.
Thiếu riboflavin thường gặp nhất ở người nghiện rượu, người bệnh gan, ung thư, stress, nhiễm khuẩn, ốm lâu ngày, sốt, ỉa chảy, bỏng, chấn thương nặng, cắt bỏ dạ dày, trẻ em có lượng bilirubin huyết cao và người sử dụng một số thuốc gây thiếu hụt riboflavin.
Chỉ định :
Phòng và điều trị thiếu riboflavin.
Liều lượng - cách dùng:
Dạng uống điều trị thiếu riboflavin: trẻ em 2,5 - 10 mg/ngày, chia thành những liều nhỏ.
Người lớn: 5 - 30 mg/ngày, chia thành những liều nhỏ.
Lượng riboflavin cần trong một ngày có thể như sau:
Sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4 mg
6 tháng đến 1 năm tuổi: 0,5 mg
1 đến 3 tuổi: 0,8 mg
4 đến 6 tuổi: 1,1 mg
7 đến 10 tuổi: 1,2 mg
11 đến 14 tuổi: 1,5 mg
15 đến 18 tuổi: 1,8 mg
19 đến 50 tuổi: 1,7 mg
Từ 51 trở lên: 1,2 mg
Riboflavin là một thành phần trong dịch truyền nuôi dưỡng toàn phần. Khi trộn pha trong túi đựng mềm 1 hoặc 3 lít dịch truyền và dung dịch chảy qua hệ dây truyền dịch, thì lượng riboflavin có thể mất 2%. Do đó, cần cho thêm vào dung dịch truền một lượng riboflavin có thể mất 2%. Do đó, cần cho thêm vào dung dịhc truyền một lượng riboflavin để bù vào số bị mất này.
Chống chỉ định :
Quá mẫn với riboflavin.
Tác dụng phụ
Không thấy có tác dụng không mong muốn khi sử dụng riboflavin. Dùng liều cao riboflavin thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Hỏi đáp
Thuốc biệt dược
Me2B

Me2B

SĐK:VD-22575-15

3-Coenzyme

SĐK:VD-33617-19

Vitamin Bcomplex

SĐK:VD-33669-19

Exsanron

SĐK:VD-33903-19

Bivikiddy +

SĐK:VD-18664-13

Bocalex

SĐK:VD-18687-13

Bnervit-C

SĐK:VD-18717-13

Thuốc gốc

Calcium lactate Pentahydrate

Calci lactate Pentahydrate

Ferrous bisglycinate

Iron bisglycinate

Vitamin B12

Cyanocobalamine

Vitamin B1

Thiamine hydrochloride

Vitamin B3

Vitamin B3

Vitamin C

Acid Ascorbic

Vitamin D3

Vitamin D3

Alfacalcidol

Alfacalcidol

Retinoid

Retinoids

Magnesium sulphate

Magnesi sulfat

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com