Bermoric

Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
Dạng bào chế:Viên nang
Đóng gói:Hộp 25 vỉ x 4 viên nang;
Thành phần:
Berberine chloride, Mộc hương, Loperamide
Nhà sản xuất: | Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh - VIỆT NAM | Estore> | |
Nhà đăng ký: | Estore> | ||
Nhà phân phối: | Estore> |
Chỉ định:
Hội chứng lỵ: triệu chứng bụng đau quặn ở phần trực tràng, mót rặn, đi ngoài phân có nhầy và máu.
Lỵ trực khuẩn: Khởi phát với các triệu chứng tiêu hóa ( đau bụng, đi ngoài phân lỏng) kèm theo hội chứng nhiễm trùng( sốt cao, nhức mỏi cơ, buồn nôn,..). Sau vài ngày sẽ diễn tiến thành hội chứng lỵ.
Tiêu chảy.
Viêm ruột.
Viêm ống mật.
Bụng đầy chướng, ăn uống khó tiêu.
Công dụng của mỗi thành phần như sau:
Berberin Clorid: là dạng muối của alcaloid Berberin được phân lập chủ yếu từ cây vàng đằng và có hoạt tính kháng khuẩn tốt. Berberin tác động lên nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh, đặc biệt là các chủng xâm nhập vào đường ruột gây tiêu chảy. Hoạt chất Berberin được sử dụng phổ biến để trị các nhiễm trùng tiêu hóa, lỵ và ỉa chảy mà không gây ảnh hưởng đến hệ lợi khuẩn đường ruột ở người.
Mộc hương: Rễ của cây mộc hương, là vị thuốc cổ truyền có công năng hành khí giải uất. Mộc hương giúp giảm đau trong các trường hợp đau do khí trong cơ thể kém lưu thông như đau dạ dày, đau đại tràng co thắt, đau bụng. Bên cạnh đó, mộc hương có tác dụng kiện tỳ cầm tiêu chảy, cải thiện chức năng đường tiêu hóa, trị các chứng đầy chướng bụng và ăn uống không tiêu.
Liều lượng - Cách dùng
Chống chỉ định:
Quá mẫn. Phụ nữ có thai.
Tác dụng phụ:
Táo bón.
Thông tin thành phần Berberine
Berberin clorid là alcaloid của cây vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr., Syn. Menispernum fenestratum Gaertn ), họ Tiết dê (Menispermaceae). Trong đông y, berberin được xem là vị thuốc có tính thanh nhiệt, giải độc và kiện tỳ.
Berberin có vị đắng, tính hàn. Berberin có tác dụng tống mật. Phối hợp với một thuốc lợi mật như cynarin để điều trị viêm túi mật.
Berberin còn có tác dụng trên đơn bào Entamoeba histolytica, trực khuẩn lỵ Shigella dysenteriae. Berberin dùng ngoài để rửa mắt, điều trị ung nhọt, lở loét. Berberin hấp thu rất chậm nên lưu lại trong ruột lâu: thuận tiện cho điều trị nhiễm khuẩn đường ruột, lỵ, viêm ruột.
Berberin hấp thu rất chậm nên lưu lại lâu trong ruột, thuận tiện cho tác dụng trị nhiễm khuẩn đường ruột. Bài tiết qua phân.
Berberin có tác dụng kháng khuẩn với shigella, tụ cầu và liên cầu khuẩn. Những năm gần đây, một số nghiên cứu mới nhất ở nước ngoài đã xác định berberin có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn gram dương (nhuộm theo phương pháp gram vi khuẩn bắt màu tím), gram âm (bắt màu đỏ) và các vi khuẩn kháng axit. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống lại một số nấm men gây bệnh và một số động vật nguyên sinh.
Nhiễm trùng đường ruột. Tiêu chảy. Lỵ trực trùng, hội chứng lỵ. Viêm ống mật.
Người lớn: 4-6 viên 50mg hoặc 1-2 viên 100mg/lần x 2 lần/ngày. Trẻ em: tuỳ theo tuổi 1/2-3 viên 50mg/lần x 2 lần/ngày.
Phụ nữ có thai.
Táo bón.
Thông tin thành phần Mộc hương
Mô tả:
Mộc hương là cây thảo sống lâu năm, rễ mập. Thân hình trụ rỗng, cao 1,5-2m. Vỏ ngoài màu nâu nhạt. Lá mọc so le; phiến chia thùy không đều ở phía cuống, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, mép khía răng, có lông ở cả hai mặt nhất là ở mặt dưới; cuống lá dài 20-30cm. Các lá ở trên thân nhỏ dần và cuống cũng ngắn dần, lá trên ngọn hầu như không cuống; hầu như ôm lấy thân. Cụm hoa hình đầu, màu lam tím. Quả bế hơi dẹt, màu nâu nhạt lẫn những đốm màu tím.
Phân bố:
Cây được nhập trồng và thích nghi với một số vùng cao của nước ta như Sapa, Tam Ðảo, Ðà Lạt và vùng phụ cận. Phần lớn dược liệu còn phải nhập.
Bộ phận dùng: Dược liệu là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Mộc hương (Radix Saussureae).
Thu hái:
Đào lấy rễ, rửa sạch, bỏ rễ con và thân lá còn sót lại hoặc bỏ cả vỏ ngoài (lớp bần) rồi cắt thành khúc dài 5 - 15 cm, phơi trong bóng râm hoặc sấy ở nhiệt độ thấp đến khô.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Mộc hương là rễ hình trụ tròn hoặc hình chuỳ, dài 5 - 15 cm, đường kính 0,5 - 5 cm. Mặt ngoài màu vàng nâu đến nâu nhạt. Phần lớn lớp bần đã được loại đi, đôi khi còn sót lại một ít. Có vết nhăn và rãnh dọc khá rõ, đôi khi có vết của rễ cạnh. Chất cứng rắn, khó bẻ, vết bẻ không phẳng, màu vàng nâu hoặc nâu xám. Có mùi thơm hắc.
Dược Liệu Mộc hương
Tính vị: Vị cay, đắng, tính ấm.
Qui kinh: Tỳ, Vị, Đại tràng, Đởm.
Thành phần hóa học: Trong củ có costus lactone, dihydrocostus lactone, saussurea lactone, costunotide và dihydrocostunolide.
Tác dụng dược lý:
- Trên thực nghiệm, Mộc hương có tác dụng chống co thắt cơ ruột trực tiếp làm giảm nhu động ruột. Thuốc có tác dụng kháng Histamin và acetylcholine, chống co thắt phế quản, trực tiếp làm giãn cơ trơn của phế quản.
- Nồng độ tinh dầu 1:3.000 có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng và trắng sinh trưởng.
- Trên thực nghiệm, Mộc hương có tác dụng chống co thắt cơ ruột trực tiếp làm giảm nhu động ruột. Thuốc có tác dụng kháng Histamin và acetylcholine, chống co thắt phế quản, trực tiếp làm giãn cơ trơn của phế quản.
- Nồng độ tinh dầu 1:3.000 có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng và trắng sinh trưởng.
Hành khí, chỉ thống, kiện tỳ, hòa vị, khai uất, giải độc, lợi tiểu.
Công dụng:
Cảm lạnh khí trệ, thượng vị trướng đau, lỵ, tiêu chảy, nôn mửa, tiểu tiện bí tắc, đầy bụng không tiêu, không muốn ăn, đau dạ dày.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 4 - 6g dạng thuốc sắc hoặc bột.
Bài thuốc
+ Chữa đi lỵ mạn tính: Mộc hương, Hoàng liên bằng nhau, tán bột làm viên, mỗi lần uống 0,2-0,5g, uống ngày 2-3 lần.
+ Chữa viêm loét dạ dày tá tràng: Mộc hương 6g, đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; a giao, táo nhân mỗi vị 8g; ngũ vị tử, trần bì mỗi vị 6g, gừng 2g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 5- 10 thang.
Các chứng bệnh do khí yếu hoặc huyết hư mà táo thì không dùng. Kỵ nóng, lửa.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ