Thuốc trị nấm da

Thuốc trị nấm da
Dạng bào chế:Dung dịch dùng ngoài
Đóng gói:chai 20 ml dung dịch dùng ngoài

Thành phần:

Salicylic acid, Benzoic acid, Boric acid
Hàm lượng:
20ml
SĐK:VNB-1227-02
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic - VIỆT NAM Estore>
Nhà đăng ký: Estore>
Nhà phân phối: Estore>

Chỉ định:

Vẩy nến, viêm da dị ứng mạn, viêm da thần kinh, viêm da tiết bã, các bệnh lý khác đáp ứng với corticosteroid & làm giảm biểu hiện viêm của bệnh da tăng sinh tế bào sừng

Liều lượng - Cách dùng

Rửa sạch & lau khô vùng da bệnh. Thoa một lớp mỏng & xoa đều, 2 lần/ngày.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Tác dụng phụ:

Rất hiếm: cảm giác nóng, ngứa, kích ứng, khô da, viêm nang lông, rậm lông, phát ban dạng trứng cá, giảm sắc tố da, giộp da, nhiễm trùng thứ phát, teo da, vân da & bệnh kê.

Chú ý đề phòng:

Thận trọng khi dùng kéo dài trên vùng da rộng, khi băng kín & trẻ nhỏ, phụ nữ có thai & cho con bú. Ngưng dùng nếu có phản ứng kích ứng.

Thông tin thành phần Salicylic acid

Dược lực:
Salicylic acid là thuốc làm tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn, trị vảy nến, là chất ăn da.

Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da. ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo hình lớp sừng (điều chỉnh những bất thường của quá trình sừng hóa); ở nồng độ cao (>1%), thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng. Acid salicylic làm mềm và phá hủy lớp sừng bằng cách hydrat hóa nội sinh, có thể do làm giảm pH, làm cho lớp biểu mô bị sừng hóa phồng lên, sau đó bong tróc ra. Khi bôi quá nhiều, thuốc có thể gây hoại tử da bình thường. ở nồng độ cao (ví dụ 20%), acid salicylic có tác dụng ăn mòn da. Môi trường ẩm là cần thiết để acid salicylic có tác dụng làm lợt và làm bong tróc mô biểu bì. Thuốc có tác dụng chống nấm yếu, nhờ làm bong lớp sừng ngăn chặn nấm phát triển và giúp cho các thuốc chống nấm thấm vào da. Khi phối hợp, acid salicylic và lưu huỳnh có tác dụng hợp lực làm tróc lớp sừng.

Không dùng acid salicylic đường toàn thân, vì tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hóa và các mô khác.
Dược động học :
Acid salicylic được hấp thu dễ dàng qua da và bài tiết chậm qua nước tiểu, do vậy đã có trường hợp bị ngộ độc cấp salicylat sau khi dùng quá nhiều acid salicylic trên diện rộng của cơ thể.
Tác dụng :
Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da. Ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo hình lớp sừng (điều chỉnh những bất thường của quá trình sừng hoá), ở nồng độ cao (>1%), thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng.
Acid salicylic làm mềm và phá huỷ lớp sừng bằng cách hydrat hoá nội sinh, có thể do làm giảm pH, làm cho lớp biểu mô bị sừng hoá phồng lên, sau đó bong tróc ra. Khi bôi quá nhiều, thuốc có thể gây hoại tử da bình thường.
Ở nồng độ cao acid salicylic có tác dụng ăn mòn da. Môi trường ẩm là cần thiết để acid salicylic có tác dụng làm lợt và làm bong tróc mô biểu bì.
Thuốc có tác dụng chống nấm yếu nhờ làm bong lớp sừng ngăn chặn nấm phát triển và giúp cho các thuốc chống nấm thấm vào da. Khi phối hợp acid salicylic và lưu huỳnh có tác dụng hợp lực làm tróc lớp sừng.
Khôngdùng acid salicylic đường toàn thân, vì tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hoá và các mô khác.
Chỉ định :
Thuốc dùng tại chỗ dưới dạng đơn chất hoặc phối hợp với thuốc khác để điều trị triệu chứng các trường hợp:

Viêm da tiết bã nhờn, vảy nến ở mình hoặc da đầu, vảy da đầu và các trường hợp bệnh da tróc vảy khác. 

Loại bỏ các hạt mụn cơm thông thường và ở bàn chân. 

Chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay và gan bàn chân. 

Trứng cá thường.


Liều lượng - cách dùng:
Bôi acid salicylic tại chỗ trên da, 1 - 3 lần/ngày.

- Dạng thuốc mỡ, thuốc nước hoặc kem bôi: Bôi lượng vừa đủ lên vùng da cần điều trị, xoa nhẹ.

- Dạng thuốc gel: Trước khi bôi dạng gel, làm ẩm vùng da cần điều trị trong ít nhất 5 phút để tăng tác dụng của thuốc.

- Dạng thuốc dán: Rửa sạch và lau khô vùng da. Ngâm tẩm các mụn cơm trong nước ấm 5 phút, lau khô. Cắt miếng thuốc dán vừa với mụn cơm, vết chai hoặc sẹo.

- Các vết chai hoặc sẹo: Cần thay miếng thuốc dán cách 48 giờ một lần, và điều trị trong 14 ngày cho đến khi hết các vết chai hoặc sẹo. Có thể ngâm tẩm các vết chai hoặc sẹo trong nước ấm ít nhất 5 phút để giúp các vết chai dễ tróc ra.

- Các hạt mụn cơm: Tùy thuộc vào chế phẩm, dán thuốc 2 ngày một lần hoặc dán khi đi ngủ, để ít nhất 8 giờ, bỏ thuốc dán ra vào buổi sáng và dán thuốc mới sau 24 giờ. Trong cả hai trường hợp, cần tiếp tục dùng thuốc có thể tới 12 tuần, cho đến khi tẩy được hạt cơm.

- Dạng nước gội hoặc xà phòng tắm: Làm ướt tóc và da đầu bằng nước ấm, xoa đủ lượng nước gội hoặc xà phòng tắm để làm sủi bọt và cọ kỹ trong 2 - 3 phút, xối rửa, xoa và bôi lại, sau đó xối nước sạch.

- Không dùng các chế phẩm có nồng độ acid salicylic trên 10% cho các mụn cơm vùng da bị nhiễm khuẩn, viêm, kích ứng, ở mặt, bộ phận sinh dục, mũi, miệng, các mụn cơm có lông mọc, nốt ruồi hoặc vết chàm. Cũng không dùng các chế phẩm này cho những người bệnh bị đái tháo đường hoặc suy tuần hoàn.


Chống chỉ định :
Quá mẫn cảm với 1 trong các thành phần của thuốc.
Không dùng trên diện da rộng, da bị nứt nẻ, dễ nhạy cảm hoặc trên niêm mạc.
Tác dụng phụ
Dùng dài ngày acid salicylic trên diện rộng có thể bị ngộ độc salicylat (với các triệu chứng: lú lẫn, chóng mặt, đau đầu nặng hoặc liên tục, thở nhanh, tiếng rung hoặc có tiếng vo vo trong tai liên tục).
Điều trị các mụn cơm với thuốc nồng độ cao có thể gây ăn da, và do đó làm các mụn cơm dễ lan rộng.
Thường gặp: kích ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt.
Ít gặp: kích ứng da, trung bình đến nặng. Loét hoặc ăn mòn da, đặc biệt khi dùng chế phẩm có acid salicylic nồng độ cao.

Thông tin thành phần Boric acid

Dược lực:

Acid boric là thuốc sát khuẩn tại chỗ.

Dược động học :

Acid boric được hấp thu qua đường tiêu hoá, qua da bị tổn thương, vết thương và niêm mạc. Thuốc không thấm dễ dàng qua da nguyên vẹn. Khoảng 50% lượng thuốc hấp thu được bài tiết qua nước tiểu trong vòng 12 giờ, phần còn lại có thể bài tiết trong vòng 5 - 7 ngày.
Tác dụng :
Acid boric là thuốc sát khuẩn tại chỗ có tác dụng kìm khuẩn và kìm nấm yếu. Thường đã được thay thế bằng những thuốc khử khuẩn, có hiệu lực va ít độc hơn.
Chỉ định :
Mắt: sát khuẩn nhẹ trong viêm mi mắt.
Dung dịch acid boric trong nước được dùng để rửa cho sạch, làm dễ chịu và dịu mắt bị kích ứng và cũng dùng để loại bỏ dị vật trong mắt.
Tai: phòng viêm tai (ở người đi bơi).
Tại chỗ: dùng làm chất bảo vệ da để giảm đau, giảm khó hcịu trong trường hợp da bị nứt nẻ, nổi ban, da khô, những chỗ da bị cọ sát, cháy nắng, rát do gió, côn trùng đốt hoặc các kích ứng da khác. Thuốc cũng được dùng tại chỗ để điều trị nhiễm nấm trên bề mặt, tuy nhiên hiệu quả tác dụng chưa được rõ lắm.
Có thể dùng để vệ sinh trong sản phụ khoa.
Ngày nay ít dùng trong điều trị taị chỗ bệnh da.
Acid boric và natri borat dùng làm chất đệm trong các thuốc nhỏ mắt và thuốc dùng ngoài da.
Liều lượng - cách dùng:
Dùng cho mắt: Bôi vào mi mắt dưới 1 - 2 lần/ngày.
Có dung dịch acid boric dùng để rửa mắt: Dùng một cốc rửa mắt để đưa dung dịch vào mắt. Chú ý tránh để nhiễm bẩn vành và mặt trong của cốc. Ðể rửa mắt bị kích ứng và để loại bỏ vật lạ trong mắt, đổ dung dịch đầy thể tích cốc, rồi áp chặt vào mắt. Ngửa đầu về phía sau, mắt mở rộng, đảo nhãn cầu để đảm bảo cho mắt được ngâm kỹ với dung dịch rửa. Cốc rửa mắt phải tráng với nước sạch ngay trước và sau khi sử dụng. Nếu dung dịch acid boric rửa mắt bị biến màu hoặc vẩn đục, phải loại bỏ. Cần nhắc nhở người bệnh để dung dịch acid boric rửa mắt xa tầm với của trẻ em.
Tai: Nhỏ 2 - 4 giọt vào tai.
Dùng ngoài da: Bôi lên da, 3 - 4 lần/ngày.
Không nên tự dùng thuốc mỡ acid boric để điều trị bệnh nấm da chân hoặc nấm da lâu quá 4 tuần hoặc ngứa quá 2 tuần.
Chống chỉ định :
Mẫn cảm với acid boric.
Không bôi lên chỗ da bị viêm.
Tác dụng phụ
Tác dụng có hại không đáng kể khi bôi thuốc có nồng độ 5% hoặc ít hơn lên các vùng da nguyên vẹn.
Có thể thấy các tác dụng không mong muốn liên quan đến nhiễm độc acid boric cấp hay mạn, như:
Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
Da: Ban đỏ, ngứa, kích ứng, rụng lông tóc.
Thần kinh trung ương: Kích thích sau đó bị ức chế, sốt.
Hướng dẫn cách xử trí tác dụng không mong muốn:
Ngừng bôi thuốc mỡ acid boric lên da khi có kích ứng tại chỗ bôi. Ngừng thuốc khi có các tác dụng không mong muốn.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Hỏi đáp
Thuốc biệt dược

Dermycol

SĐK:S535-H12-05

Cồn chống nấm

SĐK:V320-H12-05

Hắc lào lang ben

SĐK:V62-H12-06

Benzosali

SĐK:VNB-0720-01

Benzosali B

SĐK:V34-H12-05

Antifungin

SĐK:VNA-3061-00

Amico

SĐK:VNS-0079-02

Thuốc gốc

Tretinoin

Tretinoine

Imiquimod

Imiquimod

Clobetasol

Clobetasol butyrat

Acid azelaic

Azelaic Acid

Nepidermin

Nepidermin

Hydroquinone

Hydroquinone

Tacrolimus

Tacrolimus

Flurandrenolide

Flurandrenolid

Trifarotene

trifarotene

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com