Amoxicillin 250mg

Amoxicillin 250mg
Dạng bào chế:Thuốc bột
Đóng gói:Hộp 100 gói X 5 g thuốc bột

Thành phần:

Hàm lượng:
250mg
SĐK:VA2-24-00
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2 (F.T.PHARMA) - VIỆT NAM Estore>
Nhà đăng ký: Estore>
Nhà phân phối: Estore>

Chỉ định:

Điều trị các nhiễm khuẩn do các chủng nhạy cảm với Amoxicillin gây ra:

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp, dẫn mật, tiêu hoá, tiết niệu– sinh dục.
– Bệnh ngoài da, viêm xương tủy.

Dược lực học

Amoxicillinlà một kháng sinh thuộc họ – lactam, nhóm penicillin loại A có hoạt phổ kháng khuẩn rộng trên nhiều vi khuẩn gram âm và gram dương. Amoxicillin rất hữu hiệu trên các vi khuẩn đang tăng trưởng và phân bào bằng cách ức chế sinh tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

Dược động học

Hấp thu Amoxicillin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, nhanh và hoàn toàn hơn qua đường tiêu hóa so với Ampicillin. Nồng độ đỉnh Amoxicillin trong huyết tương đạt khoảng 5mg/ ml sau khi uống liều 250mg từ 1– 2 giờ. Amoxicillin phân bố rộng rãi và có nồng độ khác nhau trong các mô và dịch cơ thể. Amoxicillin qua được nhau thai và 1 lượng nhỏ bài tiết vào sữa mẹ.
25% Amoxicillin gắn với protein huyết tương. Nửa đời Amoxicillin khoảng 1– 1,5 giờ; có thể kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, bệnh nhân suy thận.
Khoảng 60% liều uống Amoxicillin thải trừ ra nước tiểu ở dạng không đổi trong 6 giờ qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận. Amoxicillin có nồng độ cao trong mật và một phần thải qua phân.

Liều lượng - Cách dùng

– Người lớn: uống 2 – 4 gói/ lần, ngày 2 – 3 lần.
– Trẻ em: 25 – 50mg/ kg/ ngày, chia làm 2 – 3 lần.

Liều thường dùng:

● Trẻ em trên 12 tuổi : dùng liều như người lớn.
● Trẻ em từ 5– 12 tuổi : uống 1– 2 gói/ lần, ngày 2 lần.
●Trẻ em từ 1– dưới 5 tuổi : uống 1 gói/lần, ngày 2 lần.
● Trẻ em dưới 1 tuổi : uống 1/4– 1/2 gói/ lần, ngày 2 lần.

Chống chỉ định:

– Mẫn cảm với các Penicillin, Cephalosporin.
– Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.

Tương tác thuốc:

– Nifedipin làm tăng hấp thu Amoxicillin.
– Khi dùng Allopurinol cùng với Amoxicillin sẽ làm tăng khả năng phát ban của Amoxicillin.
– Có thể có sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn Amoxicillin và các chất kìm khuẩn như Chloramphenicol, Tetracyclin.

Tác dụng phụ:

– Dễ xảy ra với người mẫn cảm với Penicillin hoặc có tiền sử hen suyễn, sổ mũi mùa và nổi mề đay.
– Viêm miệng, lưỡi, buồn nôn, tiêu chảy, viêm kết tràng, viêm thận kẽ cấp, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu toan tính, giảm bạch cầu và mất bạch cầu hạt.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Chú ý đề phòng:

– Phải định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận trong suốt quá trình điều trị dài ngày.
– Tránh dùng thuốc khi nghi ngờ có bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
– Nên điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận.
– Phụ nữ mang thai: Độ an toàn khi sử dụng Amoxicillin trong thời kỳ mang thai chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết.
– Phụ nữ cho con bú: Vì Amoxicillin bài tiết vào sữa mẹ, nên phải thận trọng khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Thông tin thành phần Amoxicillin

Dược lực:
Amoxicilline là kháng sinh nhóm aminopenicillin, có phổ kháng khuẩn rộng.
Dược động học :
- Hấp thu:amoxicillin bền vững trong môi trường acid dịch vị. Hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, nhanh và hoàn toàn hơn qua đường tiêu hoá so với ampicillin.
- Phân bố: amoxicillin phân bố nhanh vào hầu hết các dịch trong cơ thể, trừ mô não và dịch não tuỷ, nhưng khi màng não bị viêm thì amoxicillin lại khuếch tán vào dễ dàng. Sau khi uống liều 250mg amoxicillin 1-2 giờ nồng độ amoxicillin trong máu đạt khoảng 4-5mcg/ml, khi uống 500mg thì nồng độ amoxicillin đạt từ 8-10mcg/ml.
- Thải trừ: khoảng 60% liều uống amoxicillin thải nguyên dạng ra nước tiểu trong vòng 6-8 giờ. Thời gian bán thải của amoxicillin khoảng 1 giờ, kéo dài ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Ở người suy thận, thời gian bán thải của amoxicillin khoảng 7-20 giờ.
Tác dụng :
Amoxicillin là aminopenicillin, bền trong môi trường acid, có phổ tác dụng rộng hơn benzylpenicillin, đặc biệt có tác dụng chống trực khuẩn gram âm. Tương tự như các penicillin khác, amoxicillin tác dụng diệt khuẩn, do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn.
Amoxicillin có hoạt tính với phần lớn các vi khuẩn gram âm và gram dương như: liên cầu, tụ cầu không tạo penicillinase, H. influenzae, Diplococcus pneumoniae, N.gonorrheae, E.coli, và proteus mirabilis.
Amoxicillin không có hoạt tính với những vi khuẩn tiết penicillinase, đặc biệt là các tụ cầu kháng methicillin, tất cả các chủng Pseudomonas và phần lớn các chủng Klebsiella và Enterobarter.
Chỉ định :
Ðiều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc tại các vị trí sau: 
- Ðường hô hấp trên (bao gồm cả Tai Mũi Họng) như: viêm amiđan, viêm xoang, viêm tai giữa; 
- Ðường hô hấp dưới, như đợt cấp của viêm phế quản mãn, viêm phổi thùy và viêm phổi phế quản; 
- Ðường tiêu hóa: như sốt thương hàn; 
- Ðường niệu dục: như viêm thận-bể thận, lậu, sảy thai nhiễm khuẩn hay nhiễm khuẩn sản khoa. Các nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc và viêm màng não do vi khuẩn nhạy cảm với thuốc nên được điều trị khởi đầu theo đường tiêm với liều cao và, nếu có thể, kết hợp với một kháng sinh khác. 
- Dự phòng viêm nội tâm mạc: Amoxicillin có thể được sử dụng để ngăn ngừa du khuẩn huyết có thể phát triển viêm nội tâm mạc. Tham khảo thông tin kê toa đầy đủ về các vi khuẩn nhạy cảm.
Liều lượng - cách dùng:
Tùy theo đường sử dụng, tuổi tác, thể trọng và tình trạng chức năng thận của bệnh nhân, cũng như mức độ trầm trọng của nhiễm khuẩn và tính nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh.
Người lớn và trẻ em trên 40kg: Tổng liều hàng ngày là 750mg đến 3g, chia làm nhiều lần;
Trẻ em dưới 40kg: 20-50mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần. Nên dùng dạng Amoxicillin Hỗn Dịch Nhỏ Giọt Trẻ Em cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Chống chỉ định :
Tiền sử quá mẫn với các kháng sinh thuộc họ beta-lactam (các penicilline, cephalosporin).
Tác dụng phụ
Tác dụng ngoại ý của thuốc không thường xảy ra hoặc hiếm gặp và hầu hết là nhẹ và tạm thời.
- Phản ứng quá mẫn: Nổi ban da, ngứa ngáy, mề đay; ban đỏ đa dạng và hội chứng Stevens-Johnson ; hoại tử da nhiễm độc và viêm da bóng nước và tróc vảy và mụn mủ ngoài da toàn thân cấp tính (AGEP). Nếu xảy ra một trong những rối loạn kể trên thì không nên tiếp tục điều trị. Phù thần kinh mạch (phù Quincke), phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh và viêm mạch quá mẫn; viêm thận kẽ.
- Phản ứng trên đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy; bệnh nấm candida ruột; viêm kết tràng khi sử dụng kháng sinh (bao gồm viêm kết tràng giả mạc và viêm kết tràng xuất huyết).
- Ảnh hưởng trên gan: Cũng như các kháng sinh thuộc họ beta-lactam khác, có thể có viêm gan và vàng da ứ mật.
- Ảnh hưởng trên thận: Tinh thể niệu.
- Ảnh hưởng về huyết học: Giảm bạch cầu thoáng qua, giảm tiểu cầu thoáng qua và thiếu máu huyết tán; kéo dài thời gian chảy máu và thời gian prothombin.
Ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương: Tăng động, chóng mặt và co giật. Chứng co giật có thể xảy ra ở bệnh nhân bị suy thận hay những người dùng thuốc với liều cao.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ
Hỏi đáp
Thuốc biệt dược

Amoxicillin 250mg

SĐK:VNB-0466-03

Amoxicillin 250mg

SĐK:H01-014-00

Amoxicillin 250mg

SĐK:H02-134-01

Amoxicillin 250mg

SĐK:H01-004-00

Amoxicillin 250mg

SĐK:H01-005-00

Amoxicillin 250mg

SĐK:H02-115-01

Amoxicillin 250mg

SĐK:H02-117-01

Thuốc gốc

Oseltamivir

Oseltamivir

Dequalinium

Dequalinium chloride

Cefdinir

Cefdinir

Rifaximin

Rifaximin

Cefodizime

Cefodizime natri

Caspofungin

Caspofungin

Avibactam

Avibactam

Atazanavir

Atazanavir

Cloroquin

Chloroquine phosphate

Cephradine

Cephradin

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com