Thuốc Silomat
Chào Bác sĩ cho hỏi thông tin về Thuốc Silomat. Cảm ơn bs
Trả lời:
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Tên gốc: Clobutinol
Tên biệt dược: Silomat
1. Dạng bào chế và hàm lượng
- Dạng bào chế: Viên bao đường, Siro
- Hàm lượng:
• Viên bao đường: 40 mg
• Siro: 40 mg/ 10 ml
2. Tác dụng của thuốc Silomat
Thuốc Silomat là thuốc chống ho không opioid dùng đường uống có tác động lên thần kinh trung ương. Thuốc Silomat có tác dụng giảm ho.
3. Cơ chế tác dụng của thuốc Silomat
Thuốc Silomat có tác dụng giảm ho thông qua việc ức chế trung tâm gây ho ở hành tủy.
4. Dược động học của thuốc Silomat
Thuốc Silomat với hoạt chất là clobutinol sẽ phát huy tác dụng chữa ho sau 15 – 30 phút sau khi uống, và đem lại tác dụng sau 2 – 4 phút sau khi tiêm tĩnh mạch, tác dụng của clobutinol kéo dài trong 4 – 6 giờ.
5. Liều dùng của thuốc Silomat
Dạng viên nén bao đường
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: Uống 1 – 2 viên/ lần x 3 lần/ ngày.
Dạng Siro (10 ml = 2 thìa café = 40 mg)
Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: Uống 2 – 4 thìa/ lần x 3 lần/ ngày.
Trẻ em 6-12 tuổi: 1,5-2 thìa x 3 lần/ngày.
Trẻ em 3-6 tuổi: 1-1,5 thìa x 3 lần/ngày.
Trẻ nhỏ 1-3 tuổi: 1 thìa x 3 lần một ngày.
Trẻ dưới 1 tuổi: 0,5 đến 1 thìa x 3 lần một ngày.
Sirô Silomat không chứa đường, do đó thích hợp với bệnh nhân tiểu đường.
6. Cách dùng của thuốc Silomat
Thuốc Silomat được dùng bằng đường uống, có thể dùng cùng hoặc không cùng với thức ăn.
7. Tác dụng phụ của thuốc Silomat
Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Silomat bao gồm:
- Kích động, run,
- Mẩn ngứa,
- Buồn nôn, nôn, chóng mặt,
- Uể
oải, kích ứng dạ dày.
Hiếm có báo cáo về tình trạng khó thở, tăng trương lực cơ và co giật.
Các phản ứng dị ứng hiếm gặp đã được ghi nhận bao gồm phù mạch, mày đay và các ca sốc phản vệ đơn lẻ.
Đây không phải là tất cả các tác dụng phụ của thuốc Silomat, không phải ai cũng có biểu hiện các triệu chứng như trên. Bạn nên thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ khi gặp phải các triệu chứng bất thường.
8. Thận trọng khi sử dụng thuốc Silomat
Trước khi sử dụng thuốc Silomat, bạn nên thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ:
- Những loại thuốc mà bạn bị dị ứng hoặc bạn bị di ứng với thành phần của thuốc.
- Những thuốc, thực phẩm chức năng mà bạn đang hoặc dự định sẽ dùng. Những thuốc, sản phẩm thực phẩm chức năng đó có thể gây tương tác làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ có hại cho bạn.
- Bạn có thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú: Vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu về độ an toàn của thuốc Silomat khi sử dụng cho nhóm đối tượng này. Do đó, trước khi sử dụng cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
- Người lái xe và vận hành máy móc.
- Người bị suy thận.
- Người tiền sử bị bệnh động kinh cá nhân hoặc gia đình.
9. Tương tác của thuốc Silomat
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc hoặc gia tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ có hại. Vì vậy, để tránh xảy ra tương tác thuốc trong quá trình điều trị, bạn nên thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ những thuốc, thực phẩm chức năng, thảo dược mà bạn đang hoặc dự định sẽ dùng trong quá trình điều trị thuốc Silomat.
Hiện tại. không xác định được tương tác rõ ràng nào với thuốc Silomat. Tuy nhiên, các thuốc tác dụng lên thần kinh trung ương có thể có tương tác với nhau.
10. Quá liều/ Xử trí
Khi sử dụng quá liều thuốc Silomat có thể xuất hiện các triệu chứng :
Co đồng tử, nôn, chóngmặt, huyết áp không ổn định, tăng phản xạ, bồn chồn, kích thích, lẫn và co giật. Trầm cảm thuận nghịch có thể xảy ra.
Khi gặp các triệu chứng trên, cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ