Trẻ thường xuyên bị viêm họng có nên cắt amidan không?
Con trai tôi được 15 tháng mỗi lần cháu bị sốt cao, thường xuyên viêm họng kèm theo chảy nước mũi,ăn vào lại nôn ra đi kám bác sĩ bảo bị viêm amidan .mỗi lần bị như vậy tôi rất sót ruôt.mỗi năm cháu bị 4 đen 5 lần xin hỏi bác sĩ tôi có nên cho cháu đi nạo hay cắt amidan? Cảm ơn bác sĩ!
Trả lời: Chào bạn,
Phẫu thuật amidan rất phổ biến, song cần có chỉ định chặt chẽ khi amidan viêm mạn tính nhiều lần, gây biến chứng, tắc nghẽn đường thở trên làm khó nuốt, ngáy, ngưng thở khi ngủ…
Viêm họng và viêm amidan có khác nhau
Họng là ngã ba của đường ăn, đường thở phía trên thông với mũi xoang, phía dưới thông với thực quản và liên quan đến thanh quản ở phía trước. Không khí được hít qua mũi rồi xuống họng, thanh quản, khí quản và đến phổi. Do đó họng là cửa ngõ của đường thở và đường ăn nên rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Amidan là khối mềm, nằm ở hai bên họng, có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể do nó có chức năng sinh ra các tế bào miễn dịch bảo vệ cơ thể.Nguyên nhân gây viêm họng và viêm amidan chủ yếu là do vi khuẩn, vi rút. Viêm họng là tình trạng viêm, phù nề của phần họng, gồm có 1/3 sau của lưỡi, phần sau mềm của vòm họng và amidan. Viêm amidan cũng là một phần họng nên viêm họng thường dẫn đến viêm amidan.
Trẻ thường xuyên bị viêm họng có nên cắt amidan không?
Đối với trường hợp của bạn mô tả, các triệu chứng chưa đầy đủ nên tôi chưa thể kết luận tình trạng của cháu đã dẫn đến viêm amidan chưa hay chỉ là viêm họng đơn thuần. Cắt bỏ amidan chỉ nên tiến hành khi nó không còn chức năng miễn dịch, bảo vệ đường hô hấp trên nữa mà là một ổ viêm nhiễm chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại.
Khi nào nên cắt amidan?
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng, việc cắt amidan sẽ giúp trẻ lớn nhanh hơn. Nếu tùy tiện cắt amidan có thể ảnh hưởng đến các vấn đề hô hấp của trẻ. Trong trường hợp trẻ thường xuyên bị viêm họng, sổ mũi nếu amidan của trẻ vẫn trơn
láng, hồng hào và tăng cân đều đặn thì không cần thiết phải can thiệp phẫu thuật mà nên chú trọng thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ nhỏ để phòng tránh và giảm thiểu tình trạng mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Đối với trẻ em, việc cắt amidan thường được chỉ định khi:
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh và điều trị đúng phác đồ nhưng tình trạng không thuyên giảm.
- Viêm amidan cấp tính hơn một lần và tái phát trên 4 lần/ năm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ
- Amidan sưng to quá phát, viêm nhiễm nặng, có mủ, gây chèn ép đường thở. Ban đêm, trẻ hay ngủ ngáy và khó thở, có khi tím tái, co giật, ngưng thở. Một số trường hợp amidan không viêm nhiễm nhưng sưng to gây ra các tình trạng đó cũng được chỉ định cắt bỏ.
- Viêm amidan mãn tính gây ra các biến chứng khác như: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai giữa, áp xe amidan,…cũng cần phẫu thuật kịp thời.
Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc có nên cắt amidan hay không đó là tuổi: độ tuổi chỉ đinh cắt amidan từ 5 tuổi đến dưới 50 tuổi.
Cắt amidan ở trẻ nhỏ cần lưu ý điều gì?
Cũng như các phẫu thuật khác, tuy công nghệ của y học ngày càng hiện đại cho phép giảm tối đa thời gian phẫu thuật, tỷ lệ thành công cao nhưng cũng không loại trừ khả năng gặp phải các biến chứng. Hay gặp phải nhất là tình trạng gây mê sau mổ và chảy máu tại chỗ.
Do đó, trước khi cắt amidan cho trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và chẩn đoán tình trạng, tham khảo các phương pháp cắt amidan tốt nhất. Đồng thời, lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đội ngũ y bác sỹ dày dặn kinh nghiệm…
Sau khi cắt amidan cần cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt; không nên cho ăn các thức ăn cay, nóng, lạnh. Bên cạnh đó, trẻ không nên hoạt động thể lực mạnh như: bơi lội, đá bóng, chạy nhảy,….
Chúc cháu mau khỏe!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Phẫu thuật amidan rất phổ biến, song cần có chỉ định chặt chẽ khi amidan viêm mạn tính nhiều lần, gây biến chứng, tắc nghẽn đường thở trên làm khó nuốt, ngáy, ngưng thở khi ngủ…
Viêm họng và viêm amidan có khác nhau
Họng là ngã ba của đường ăn, đường thở phía trên thông với mũi xoang, phía dưới thông với thực quản và liên quan đến thanh quản ở phía trước. Không khí được hít qua mũi rồi xuống họng, thanh quản, khí quản và đến phổi. Do đó họng là cửa ngõ của đường thở và đường ăn nên rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Amidan là khối mềm, nằm ở hai bên họng, có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể do nó có chức năng sinh ra các tế bào miễn dịch bảo vệ cơ thể.Nguyên nhân gây viêm họng và viêm amidan chủ yếu là do vi khuẩn, vi rút. Viêm họng là tình trạng viêm, phù nề của phần họng, gồm có 1/3 sau của lưỡi, phần sau mềm của vòm họng và amidan. Viêm amidan cũng là một phần họng nên viêm họng thường dẫn đến viêm amidan.
Trẻ thường xuyên bị viêm họng có nên cắt amidan không?
Đối với trường hợp của bạn mô tả, các triệu chứng chưa đầy đủ nên tôi chưa thể kết luận tình trạng của cháu đã dẫn đến viêm amidan chưa hay chỉ là viêm họng đơn thuần. Cắt bỏ amidan chỉ nên tiến hành khi nó không còn chức năng miễn dịch, bảo vệ đường hô hấp trên nữa mà là một ổ viêm nhiễm chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại.
Khi nào nên cắt amidan?
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng, việc cắt amidan sẽ giúp trẻ lớn nhanh hơn. Nếu tùy tiện cắt amidan có thể ảnh hưởng đến các vấn đề hô hấp của trẻ. Trong trường hợp trẻ thường xuyên bị viêm họng, sổ mũi nếu amidan của trẻ vẫn trơn
Đối với trẻ em, việc cắt amidan thường được chỉ định khi:
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh và điều trị đúng phác đồ nhưng tình trạng không thuyên giảm.
- Viêm amidan cấp tính hơn một lần và tái phát trên 4 lần/ năm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ
- Amidan sưng to quá phát, viêm nhiễm nặng, có mủ, gây chèn ép đường thở. Ban đêm, trẻ hay ngủ ngáy và khó thở, có khi tím tái, co giật, ngưng thở. Một số trường hợp amidan không viêm nhiễm nhưng sưng to gây ra các tình trạng đó cũng được chỉ định cắt bỏ.
- Viêm amidan mãn tính gây ra các biến chứng khác như: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai giữa, áp xe amidan,…cũng cần phẫu thuật kịp thời.
Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc có nên cắt amidan hay không đó là tuổi: độ tuổi chỉ đinh cắt amidan từ 5 tuổi đến dưới 50 tuổi.
Cắt amidan ở trẻ nhỏ cần lưu ý điều gì?
Cũng như các phẫu thuật khác, tuy công nghệ của y học ngày càng hiện đại cho phép giảm tối đa thời gian phẫu thuật, tỷ lệ thành công cao nhưng cũng không loại trừ khả năng gặp phải các biến chứng. Hay gặp phải nhất là tình trạng gây mê sau mổ và chảy máu tại chỗ.
Do đó, trước khi cắt amidan cho trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và chẩn đoán tình trạng, tham khảo các phương pháp cắt amidan tốt nhất. Đồng thời, lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đội ngũ y bác sỹ dày dặn kinh nghiệm…
Sau khi cắt amidan cần cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt; không nên cho ăn các thức ăn cay, nóng, lạnh. Bên cạnh đó, trẻ không nên hoạt động thể lực mạnh như: bơi lội, đá bóng, chạy nhảy,….
Chúc cháu mau khỏe!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ