Trẻ bụng to hơn các trẻ khác có gì bất thường không?
Chào bác sĩ! Con tôi hiện đã được ba tháng rưỡi tuổi, cháu rất chịu chơi, chỉ có điều hơi lười ăn nên có vẻ cháu hơi còi. Tuy nhiên có một điều khiến tôi khá lo lắng, đó là bụng cháu to hơn các trẻ khác, hầu như ai gặp cũng nói như thế. Thường 2 đến 3 ngày cháu mới đi cầu 1 lần, phân thành khuôn nhưng không cứng, mỗi lần đi cầu phần nhiều đều do mẹ cháu sốt ruột nên lấy tăm bông kích thích hậu môn thì cháu mới đi cầu. Vậy bác sĩ cho hỏi bụng cháu to như thế thì có gì bất thường không?
Trả lời:
Nguyên nhân bụng to ở trẻ nhỏ là vì cấu trúc ruột của trẻ em khá dài so với kích thước bụng, lớp cơ thành bụng cũng chưa phát triển đầy đủ, do vậy, bụng của em bé đa số đều to.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Nguyên nhân trẻ bụng to
Trong quá trình phát triển, cháu bé sẽ tăng trưởng về chiều cao nhanh hơn sự tăng trưởng của ruột, kéo theo đó, phần bụng của chúng sẽ gọn gàng hơn. Đây là một tiến trình rất bình thường.
Nếu bạn phát hiện thấy những biểu hiện bất thường khác như bụng trương cứng, hay bé than khóc vì đau bụng, hoặc có những biểu hiện rối loạn của đường tiêu hóa như nôn mửa, đi phân lỏng, phân có máu… cần lập tức đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán. Có thể lúc này, bé đã mắc một bệnh lý cấp tính của hệ tiêu hóa.
Thông thường trẻ ăn sữa nhân tạo số lần ngoài sẽ ít hơn trẻ bú mẹ, phân thường thành khuôn, mùi thối hơn, và phân thường táo hơn phân của trẻ bú mẹ.
1/ Cho trẻ ăn tăng thêm 1 bữa sữa nữa, có thể tăng bằng 1 bữa hoặc chia nhỏ lượng sữa này vào các bữa sữa đang cho trẻ ăn. Nhớ là trẻ 3, 4 tháng nhu cầu năng lượng trong ngày đòi hỏi khoảng 650 đến 700Kcal, nếu trẻ chỉ ăn sữa ngoài thì tươngđương với 1000ml sữa.
2/ Khi cho trẻ bú bình:
- Nhớ cho môi trẻ ngậm kín núm vú, bình nghiêng 45 độ so với miệng trẻ để sữa trong bình luôn đầy trong núm vú, tránh để trể nuốt quá nhiều không khí, gây nên hiện tượng trớ hoặc thậm chí có thể gây hiện tượng trào ngược thức ăn vào đường hô hấp của trẻ, sẽ rất nguy hiểm
- Sau mỗi lần khi bú xong, nhớ từ từ bế nâng cao đầu hoặc nhẹ nhàng bế vác trẻ lên vai có đỡ đầu trẻ, rồi sau đó, hết sức nhẹ nhàng lần lượt vuốt nhẹ lưng bé theo chiều từ gáy xuống lưng, cứ làm như vậy cho đến khi nghe thấy tiếng ợ của trẻ thì dừng, sau đó bạn có thể nhẹ nhàng bế trẻ trở lại. Làm như thế tức là bạn đã thực hiện xong động tác "vỗ ợ", mục đích để đẩy không khí từ trong dạ dày của trẻ ra ngoài, tránh tình trạng trớ hoặc trào ngược như nói ở trên cũng như tránh tình trạng không khí có nhiều trong đường tiêu hoá cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi nên trẻ sẽ biếng ăn, bụng to và đánh rắm nhiều.
- Không nên dùng tăm bông khô kích thích hậu môn của trẻ vì có thể gây xước, rát cho bé mà bạn có thể dùng đầu nhỏ của chiếc nhiệt kế thuỷ ngân (cặp nhiệt độ bằng thuỷ ngân) có bôi mật ong để kích thích hậu môn cho trẻ, vì như thế vừa bôi trơn để không làm đau mà mật ong còn như một kháng sinh thực vật sẽ có tác dụng sát trùng nhẹ hậu môn của trẻ nữa đấy.
Chúc bé yêu nhà bạn khoẻ mạnh!
Nếu bạn phát hiện thấy những biểu hiện bất thường khác như bụng trương cứng, hay bé than khóc vì đau bụng, hoặc có những biểu hiện rối loạn của đường tiêu hóa như nôn mửa, đi phân lỏng, phân có máu… cần lập tức đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán. Có thể lúc này, bé đã mắc một bệnh lý cấp tính của hệ tiêu hóa.
Thông thường trẻ ăn sữa nhân tạo số lần ngoài sẽ ít hơn trẻ bú mẹ, phân thường thành khuôn, mùi thối hơn, và phân thường táo hơn phân của trẻ bú mẹ.
Trẻ bú bình thường nuốt nhiều không khí vào dạ dày hơn nên trẻ thường ợ nhiều hơi sau khi bú và nên chú ý vỗ ợ cho trẻ để tránh tinh trạng trào ngược do trẻ trớ vì nuốt nhiều hơi.
Bé nhà chị đi ngoài 2,3 ngày mới đi một lần, phân vẫn mềm còn có một nguyên nhân khác nữa đó là trẻ ăn chưa đủ lượng trong ngày, hiện tượng đi ngoài như trên chúng tôi thường gọi là trẻ đi Phân đói, hiện tượng này rất thường gặp ở trẻ biếng ăn.
Cụ thể với bé chị có thể tham khảo vài gợi ý để chăm sóc bé như sau:
1/ Cho trẻ ăn tăng thêm 1 bữa sữa nữa, có thể tăng bằng 1 bữa hoặc chia nhỏ lượng sữa này vào các bữa sữa đang cho trẻ ăn. Nhớ là trẻ 3, 4 tháng nhu cầu năng lượng trong ngày đòi hỏi khoảng 650 đến 700Kcal, nếu trẻ chỉ ăn sữa ngoài thì tươngđương với 1000ml sữa.
2/ Khi cho trẻ bú bình:
- Nhớ cho môi trẻ ngậm kín núm vú, bình nghiêng 45 độ so với miệng trẻ để sữa trong bình luôn đầy trong núm vú, tránh để trể nuốt quá nhiều không khí, gây nên hiện tượng trớ hoặc thậm chí có thể gây hiện tượng trào ngược thức ăn vào đường hô hấp của trẻ, sẽ rất nguy hiểm
- Sau mỗi lần khi bú xong, nhớ từ từ bế nâng cao đầu hoặc nhẹ nhàng bế vác trẻ lên vai có đỡ đầu trẻ, rồi sau đó, hết sức nhẹ nhàng lần lượt vuốt nhẹ lưng bé theo chiều từ gáy xuống lưng, cứ làm như vậy cho đến khi nghe thấy tiếng ợ của trẻ thì dừng, sau đó bạn có thể nhẹ nhàng bế trẻ trở lại. Làm như thế tức là bạn đã thực hiện xong động tác "vỗ ợ", mục đích để đẩy không khí từ trong dạ dày của trẻ ra ngoài, tránh tình trạng trớ hoặc trào ngược như nói ở trên cũng như tránh tình trạng không khí có nhiều trong đường tiêu hoá cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi nên trẻ sẽ biếng ăn, bụng to và đánh rắm nhiều.
- Không nên dùng tăm bông khô kích thích hậu môn của trẻ vì có thể gây xước, rát cho bé mà bạn có thể dùng đầu nhỏ của chiếc nhiệt kế thuỷ ngân (cặp nhiệt độ bằng thuỷ ngân) có bôi mật ong để kích thích hậu môn cho trẻ, vì như thế vừa bôi trơn để không làm đau mà mật ong còn như một kháng sinh thực vật sẽ có tác dụng sát trùng nhẹ hậu môn của trẻ nữa đấy.
Chúc bé yêu nhà bạn khoẻ mạnh!

Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ