nôn trớ ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục
Con tôi được 50 ngày tuổi, bắt đầu từ tuần thứ hai sau khi sinh bé hay trớ sữa sau khi bú, đôi khi phun thành vòi. Mũi của bé thở khò khè có khi như có nước trong mũi nhưng khi tôi hút mũi cho bé thì không thấy gì, trong họng bé có đờm nên nhiều khi bé bú xong là ọc hết sữa ra ngay dù tôi đã cho bé ợ hợi, có khi tôi đã bế bé 1 tiếng nhưng chỉ cần bé thở khò khè hoặc bé nhai nuốt là ọc hết sữa , nhất là vào buổi tối, bé thở khó và trớ sữa hầu hết các lần bú . Tôi đã cho con tôi đi khám bác sĩ, bác sĩ cho thuốc chống nôn trớ nhưng vẫn không hết . Bác sĩ tư vấn giúp tôi cách giúp bé hết nôn trớ, hết đờm và thở khò khè . Hiện tôi đang cho cháu bú 60ml mỗi lần, một ngày 8 lần như vậy có đủ lượng sữa cho bé không ? Bé ba tháng tuổi thì cần bao nhiêu lượng sữa mỗi ngày , có cần cho bé uống thêm nước không ? Mỗi lần cho uống bao nhiễu nước là đủ . Xin cảm ơn bác sĩ và mong nhận được câu trả lời của bác sĩ trong thời gian sớm nhất
Trả lời:
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Chúng tôi trả lời các câu hỏi của bạn như sau:
1. Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Không ít bà mẹ, nhất là những người lần đầu nuôi con, đã bỏ qua hiện tượng nôn trớ của trẻ. Thực chất đây là một bệnh lý, nếu không xem xét kỹ thì có thể sẽ gây nguy hiểm cho bé.
Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do các động tác gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
Hiện tượng nôn trớ là một biểu hiện bất thường ở trẻ khi bú, hậu quả là thức ăn trào ngược từ dạ dày qua miệng.
Khi bú, sữa xuống dạ dày qua tâm vị (còn gọi là van tâm vị một chiều). Trong dạ dày, sữa được hấp thụ một phần, phần còn lại xuống ruột qua môn vị (còn gọi là van môn vị một chiều). Bình thường vài giờ sau sinh, trẻ bú có thể nôn trớ chất nhầy đơn thuần hay lẫn chút máu, bởi niêm mạc dạ dày bị kích thích do nuốt phải một số chất như nước ối, dịch âm đạo... Khi thai sổ, trẻ sơ sinh đều trớ ít nhiều. Trẻ mập trớ nhiều hơn do hệ giao cảm hưng phấn, trương lực dạ dày cao hơn và ăn nhiều hơn.
Nôn trớ sinh lý còn gọi là trào ngược dạ dày - thực quản. Sức khỏe của trẻ trong thời gian này vẫn bình thường, ăn ngủ và vui chơi tốt. Sau 7-8 tháng tuổi, trớ sinh lý không còn nữa. Ở trẻ sơ sinh, các cơ van tâm vị còn yếu và xốp. Nếu tư thế trẻ bú không đúng sẽ làm cho không khí trong dạ dày dâng lên cùng với một ít sữa, qua tâm vị trào ngược lên thực quản và ra ngoài. Nôn trớ có thể do thay đổi thức ăn đột ngột (chuyển sang bột đặc mà bỏ qua giai đoạn loãng), ăn toàn bột từ sữa bò trong khi cơ thể bé không chịu được loại thực phẩm này.
Cách khắc phục nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh
Để hạn chế nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh, cần phối hợp các biện pháp sau:
- Chế độ ăn: Bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá, chuyển chế độ ăn từ từ...
- Tư thế lúc bú: Bú bên vú trái trước, sau đó là vú phải. Không để trẻ khóc khi bú để tránh nuốt hơi gây căng dạ dày.
Nếu bú bình, để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng.
Khi bú xong, bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Không để trẻ bú nằm dễ bị sặc, trớ sữa và không tâng bé lên xuống sau khi bú.
- Dùng thuốc: Biện pháp này chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có kết quả. Các thuốc tăng cường co thắt phần cuối thực quản, chống trào ngược và mở rộng cơ môn vị để thức ăn tống khỏi dạ dày như cisapride (propulsid), primpépan, bethanecol...
Qua thời kỳ nôn trớ mà trẻ vẫn không hết thì cần lưu ý một số bệnh sau:
- Nếu nôn trớ cấp tính kèm theo sốt thì cẩn thận với các bệnh đường tiêu hóa như nhiễm trùng dạ dày, ruột; ngộ độc thức ăn, viêm mũi, tai, viêm màng não, viêm ruột thừa, nhiễm vi khuẩn, virus...
- Nôn trớ không kèm theo sốt có thể do chế độ ăn sai lầm, hẹp môn vị, lồng ruột, thoát vị nghẹt, không dung nạp một số chất, rối loạn vận động dạ dày, thực quản... Trong trường hợp này, một số bác sĩ còn xếp nôn trớ bệnh lý theo các nguyên nhân như dị tật đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp trên, não và màng não hoặc ăn thức ăn nhiễm khuẩn.
Nếu
bé bị nôn trớ kéo dài, nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân và cách điều trị. Trường hợp bé có đờm và thở khò khè, bạn cần phải cho ké đi khám tai – mũi họng sớm.
2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi
- Nếu trẻ bú mẹ thì nên cho bú theo nhu cầu, không cần chia số bữa theo giờ nhất định. Nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ đến hết 4 tháng tuổi. Từ 5 tháng tuổi trở đi vẫn cho bú mẹ nhưng có thể tập cho trẻ cho ăn thêm theo hướng dẫn ở mục dưới đây.
- Nếu nuôi trẻ bằng cách xen kẽ sữa bò và sữa mẹ thì số lượng ăn tính phức tạp hơn. Thường thì các bữa trẻ bú mẹ nên cho bé bú đủ no theo nhu cầu. Những bữa nuôi bằng sữa bò thì số lượng được tính theo công thức như khi nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa bò.
- Nếu nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa bò thì số bữa và số lượng ăn của mỗi bữa có thể được tính như sau :
* Trẻ mới đẻ đến đầy tháng tuổi : cho trẻ ăn từ 6-7 bữa sữa dành cho trẻ sơ sinh.
+ Ngày đầu tiên và ngày thứ hai cho trẻ ăn chừng 10 ml một bữa.
+ Từ ngày thứ ba đến ngày thứ 8 cho trẻ ăn tăng thêm khoảng 10 ml một bữa, sao cho đến ngày thứ 8, số lượng ăn của trẻ khoảng 70 ml một bữa.
+ Từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 15, tăng dần số lượng lên đến khoảng 90 ml / một bữa.
+ Từ ngày thứ 15 - 30, tăng dần số lượng lên đến khoảng 100ml / một bữa.
* Tháng thứ hai : Nên cho trẻ ăn chừng 6 bữa sữa , số lượng ăn là khoảng 110ml / một bữa.
* Tháng thứ 3 : 6 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 120ml.
* Tháng thứ 4 : 6 bữa sữa, mỗi bữa khoảng 130ml và khoảng 2-3 thìa cà phê nước quả.
* Tháng thứ 5 : 5 bữa, số lượng cho mỗi bữa khoảng chừng 140-150 ml, số bữa có thể được chia như sau
+ Bữa sáng : Sữa bò (hoặc bú mẹ)
+ Khoảng một giờ sau cho trẻ uống chừng 4 thìa cà phê nước quả. Sau đó trẻ có thể ngủ một giấc giữa chừng.
+ Trẻ ngủ dậy cho ăn bữa tiếp theo bằng rau củ nghiền pha sữa hoặc nước cháo pha sữa + 2-3 thìa sữa chua.
+ Sữa bò hoặc bú mẹ.
+ Bữa lót dạ chiều có thể cho trẻ ăn hoa quả nghiền + hoặc 2+3 thìa sữa chua nếu bữa trưa chưa ăn.
+ Sữa bò hoặc bú mẹ.
+ Sữa bò hoặc bú mẹ.
* Tháng thứ 6 : (Lưu ý cho trẻ ăn bột loãng). Số lượng mỗi bữa ăn khoảng 150-170 ml trừ bữa hoa quả nên cho trẻ ăn theo nhu cầu.
+ Bữa sáng : sữa bò (hoặc bú mẹ)
+ Khoảng một giờ sau cho trẻ uống chừng 15-20 ml nước quả. Sau đó thường trẻ sẽ ngủ giấc buổi sáng
+ Ngủ dậy nên cho trẻ ăn bữa chính là bột gạo hoặc rau củ nghiền với khoảng 40 gr thịt nạc ninh nhừ và xay mịn + 3-4 thìa sữa chua.
+ Bú đầu giờ chiều : Sữa đậu nành, sũa bò hoặc bú mẹ. Sao do tre thuong ngu giac buoi chieu
+ Bữa lót dạ chiều luc ngu day : hoa quả nghiền cộng sữa chua nếu bữa trưa trẻ chưa ăn.
+ Bữa chiều tối : bột sữa
+ Bữa tối : sữa bò hoặc bú mẹ.
Bắt đầu từ tháng này, cha mẹ cũng có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn thêm pho mai loại hộp tuơi.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ