Gửi câu hỏi>>

Nguyên nhân khiến trẻ bị nấc cụt - Cách xử trí khi trẻ bị nấc cụt

Bé nhà tôi đã được 27 tháng tuổi nhưng cứ bị nấc cụt sau khi ăn hay mỗi lần cười cũng bị nấc cụt . Như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của cháu không? Có cách nào trị nấc cụt ở trẻ. Xin Bác sĩ tư vấn giúp! Tôi xin cảm ơn!
Nguyên nhân khiến trẻ bị nấc cụt - Cách xử trí khi trẻ bị nấc cụt
Trả lời:
Nấc xảy ra do cơ hoành co thắt đột ngột, ngay khi cơ hoành co thắt, nắp thanh quản (nắp đóng đường dẫn khí để tránh cho thức ăn, thức uống rơi vào phổi) đóng lại tạo nên tiếng “hic”. Nấc có thể tự nhiên xuất hiện hay xảy ra khi trẻ vừa cười vừa ăn hoặc vừa cười vừa uống.
 
Ai cũng có thể bị nấc, tuy nhiên, nấc cụt lại hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Bạn có biết, ngay cả khi bé còn ở trong bụng mẹ, bé đã bị nấc cụt trước khi bé biết thở. Như vậy, nấc là một hiện tượng trong quá trình phát triển của trẻ và nó lại tiếp tục xảy ra khi mà trẻ không cần tới nó nữa.
 
Nếu trẻ không khó chịu hay mệt mỏi vì nấc thì các bà mẹ không cần cố gắng làm trẻ dừng nấc, hoặc có cách cho trẻ không nấc nữa là bà mẹ hãy cho trẻ uống nước, sữa hoặc cho trẻ bú. Tuy nhiên, đôi khi cách này cũng không hiệu quả hoàn toàn.

Nguyên nhân trẻ bị nấc cụt

Nấc cụt ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân: trẻ có thể ở đường hô hấp, đường tiêu hóa (ăn thức ăn khó tiêu, ăn quá no...). Trẻ bị lạnh cũng dễ bị nấc. Dưới đây là ba nguyên nhân thường gặp khiên strẻ bị nấc cụt:

- Trẻ sơ sinh bị nấc đa phần là do bú quá no kèm theo nuốt hơi vào dạ dày. Ngoài ra, nếu thời tiết quá lạnh, trẻ cười đùa nhiều hoặc vừa ăn uống, vừa cười cũng dễ bị nấc. 

Thông thường, chỉ một thời gian ngắn khoảng vài chục phút là cơ thể tự cân bằng và hết nấc cụt. Nhưng cũng có trường hợp nấc cụt kéo dài cả ngày hoặc vài ngày. 

Các bà mẹ không phải lo lắng khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, mẹ hãy cứ tiếp tục cho trẻ ăn và nấc sẽ tự hết, trẻ sẽ không bị sặc sữa vì nắp thanh quản sẽ bảo vệ đường thở khi trẻ nấc và sữa sẽ không xuống phổi.

- Nền nhiệt thay đổi đột ngột khiến trẻ bị nấc: Khi nền nhiệt giảm mạnh và đột ngột, không khí đi vào phổi sẽ khiến bé bị lạnh. Điều này có thể gây ra tiếng nấc. Muốn khắc phục, chỉ cần giữ ấm cho trẻ mỗi lúc trời trở lạnh.

- Trào ngược dạ dày gây nên tiếng nấc: Khi xuất hiện hiện tượng này tức là lúc axit có trong dạ dày của trẻ đang đi ngược lại vào thực quản. So với những trường hợp khác, trào ngược dạ dày gây nấc cụt là phổ biến hơn cả do hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa thực sự hoàn thiện. Với những trường hợp nặng, trẻ cần được khám để xác định bệnh lý.


Một số cách xử lý nấc cụt cho trẻ

- Nếu do nguyên nhân “trào ngược thực quản, dạ dày”
gây ra nấc cụt và trớ sữa, sau khi bú sữa xong cho trẻ đứng thẳng dựa vào vai của người lớn để bài khí, trong vòng 30 phút nhất định không cho trẻ nằm ngửa. Khi trẻ được 4 tháng cho ăn thức ăn dặm như bột gạo hoặc bột mỳ để tăng độ kết dính của sữa, phòng tránh được nấc cụt.

- Nếu trẻ nấc cụt là do dị ứng với protein của sữa, phụ huynh nên dựa vào chỉ dẫn của bác sỹ để sử dụng loại sữa phù hợp.

- Nếu trẻ quen bú sữa trong trạng thái yên tĩnh, phụ huynh nhất định không để cho trẻ quá đói mới cho bú. Ngoài ra, khi trẻ đang khóc nức nở cũng không nên cho bú.

- Tư thế trẻ bú sữa cũng phải chính xác, khi trẻ bú cũng cần tránh quá vội, quá nhanh, quá lạnh hoặc quá nóng.

- Khi trẻ bị nấc cụt có thể dùng đồ chơi hoặc âm nhạc nhẹ nhàng chuyển hướng, hấp dẫn sự chú ý của trẻ để giảm bớt tần suất nấc.

- Khi trẻ bú sữa nên dành thời gian nghĩ giữa cữ  bú, cho trẻ đứng thẳng trên đùi người lớn, nhẹ nhàng vuốt lưng cho trẻ, tránh được nấc cụt liên tục.

- Thay núm vú bình sữa: nếu núm vú quá lớn, tức là bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Sữa sẽ chảy nhỏ giọt khi dốc ngược bình sữa thay vì chảy ồ ạt là đảm bảo núm vú phù hợp.

Một số mẹo trị nấc cụt cho trẻ

Khi trẻ bị nấc cụt, các bậc cha mẹ hãy bình tĩnh thao tác một số mẹo nhỏ dưới đây: 
 
- Đối với trẻ sơ sinh, bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ. 
 
- Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ uống nước, nếu trẻ lớn hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu, ngồi gập người trên đầu gối... Nếu trẻ bạn bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.

- Có thể dùng hai ngón tay trỏ nhét chặt hai lỗ tai của trẻ chừng nửa phút; hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.

- Một cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé. Có thể vỗ cả ở vai nhưng phải vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc. Hoặc, cho bé uống từng hớp nước nhỏ để ngừng cơn nấc. Khoảng 2,5ml nước lọc là đủ ngăn chặn cơn nấc.

- Có thể dùng mật ong để chữa nấc cũng rất hiệu quả. Lấy khăn sữa nhỏ của bé hoặc cái đánh tưa dành cho trẻ sơ sinh, quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của bé. Cách này còn giúp bé hết tưa lưỡi.


Chúc bé hay ăn chóng lớn!
Thuốc biệt dược
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ


TAG: nấc cụt ở trẻxử trí khi trẻ bị nấc cụttrẻ bị nấc cụttrẻ nấc cụt


    Bài liên quan:



Bạn đọc phản hồi ( xem ở dưới phần QC ) =>

Bạn đọc phản hồi ( 28 )

Bình luận

- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com