Hỏi về việc điều trị sẹo bỏng gây co rút gân ở trẻ
XIN HỎI BÁC SĨ, CON GÁI TÔI LÚC 10,5 THÁNG TUỔI, BỊ BỎNG NƯỚC SÔI (2,9 ĐỘ SÂU) . GIỜ SAU 11 THÁNG, CON TÔI CÓ VẾT SẸO Ở 2 NGÓN TAY, GÂY NÊN SỰ HƠI CONG VÀ ĐỘ GIANG RA KHÔNG RỘNG BẰNG CÁC NGÓN KHÁC. TÔI THẤY VỀ CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG BÂY GIỜ CŨNG KG BỊ ẢNH HƯỞNG NẶNG. NHƯNG CHO TÔI HỎI, VỀ SAU KHI CON TÔI LỚN LÊN, THÌ BÀN TAY SẼ PHÁT TRIỂN, NHƯNG VẾT SẸO KG PHÁT TRIỂN THEO, LIỆU CÓ TẠO NỆN SỰ CO RÚT VÀ DÍNH NGÓN LẠI NHIỀU HƠN KG? GIỜ TÔI PHẢI CẦN CAN THIỆP GÌ? NGOÀI GIẢI PHÁP PHẨU THUẬT, CÒN CÁCH NÀO KG? VÍ DỤ NHƯ CHIẾU LASER CÓ CẢI THIỆN ĐC VẾT SẸO KG? LÀM TIÊU VẾT SẸO THÌ SẼ KG CO RÚT NỮA ĐÚNG KG? LIỆU CHIẾU TIA LASER CÓ GIẢI QUYẾT DỨT ĐIỂM ĐC KG? HIỆN NƠI NÀO THỰC HIỆN ĐC VIỆC NÀY? TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU GIỜ CÓ CÒN HIỆU QUẢ KG? GIỜ TÔI ĐANG DÁN MIẾNG SILICON ĐÃ 3 THÁNG NHƯNG KHI KHÔNG DÁN, THÌ SẸO LẠI CỨNG LẠI..... NẾU PHẢI GIẢI PHẨU THÌ XIN HỎI NƠI NÀO ĐÁNG TIN CẬY. NÊN PHẨU THUẬT SỚM HAY ĐỂ CHO CHÁU LỚN HƠN.... MONG BÁC SĨ GIẢI ĐÁP GIÚP. CẢM ƠN BÁC SĨ NHIỀU.
Trả lời: Theo bác sĩ Nguyễn Bảo Tường,Trưởng Khoa Bỏng, bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, trung bình mỗi năm bệnhviện nhận điều trị khoảng 300 trẻ bị bỏng ở ngón tay, bàn tay. Nguyên nhân gây bỏng bàn tay, ngón tay ở trẻ thường do người lớn vô ý để những món ăn hay nước vừa nấu sôi ngay cạnh trẻ và trẻ chỉ việc.. đưa tay vào.
Thấy diện tích bỏng ở tay trẻ không lớn,các bậc cha mẹ thường can thiệp theo kiểu dân gian như bôi nước mắm, xoa các loại thuốc mỡ, kem đánh răng... vào vết bỏng, hoặc đưa đến một cơ sở y tế gần nhà để băng bó. Thậm chí sau đó thấy tay có những dấu hiệu bất thường như co rút, không cử động được... nhưng do bận rộn hoặc đang khó khăn về kinh tế nên nhiều bậc cha mẹ sau nhiều năm mới đưa trẻ đi điều trị.
Bác sĩ Tường nhấn mạnh, riêng ở trẻ em, quá trình phát triển thể chất song song với quá trình lành sẹo, do vậy nếu không can thiệp sớm tay trẻ sẽ bị biến dạng. Trẻ phải mang một bàn tay xấu xí, co quắp và không cử động được suốt đời.
Sự lành sẹo phụ thuộc vào các nguyên bào sợi. Bình thường các nguyên bàosợi sẽ kéo các vết thương nhỏ lại, mau lành. Nhưng trong trường hợp các bào sợi phát triển quá mức do cách điều trị không đúng, vết thương bị nhiễm trùng, trẻ bị suy dinh dưỡng, có cơ địa sẹo lồi thì sẽ làm sẹo co rút, các ngón tay có thể bị dính lại với nhau, hoặc sẹo phát triển to (sẹo lồi) ảnh hưởng đến chức năng vận động và mất thẩm mỹ. Thông thườngthời gian ổn định sẹo là 6 đến 24 tháng.
Đối với sẹo bỏng, sau khi lành vết thương, phải tiếp tục theo dõi diễn tiến lành sẹo để đề phòng sẹo có thể phát triển theo chiều hướng co rút. Quá trình tập vật lý trị liệu sau khi lành sẹo rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng của các ngón tay, bàn tay của trẻ.
Bạn nên đưa bé đi khám tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình để được hướng dẫn cụ thể. Nếu cần bác bác sĩ sẽ tư vấn phải phẫu thuật cắt bỏ hết tổ chức sẹo rút, tạo hình lại các gân co duỗi ngón tay, ghép da....
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Thấy diện tích bỏng ở tay trẻ không lớn,các bậc cha mẹ thường can thiệp theo kiểu dân gian như bôi nước mắm, xoa các loại thuốc mỡ, kem đánh răng... vào vết bỏng, hoặc đưa đến một cơ sở y tế gần nhà để băng bó. Thậm chí sau đó thấy tay có những dấu hiệu bất thường như co rút, không cử động được... nhưng do bận rộn hoặc đang khó khăn về kinh tế nên nhiều bậc cha mẹ sau nhiều năm mới đưa trẻ đi điều trị.
Bác sĩ Tường nhấn mạnh, riêng ở trẻ em, quá trình phát triển thể chất song song với quá trình lành sẹo, do vậy nếu không can thiệp sớm tay trẻ sẽ bị biến dạng. Trẻ phải mang một bàn tay xấu xí, co quắp và không cử động được suốt đời.
Sự lành sẹo phụ thuộc vào các nguyên bào sợi. Bình thường các nguyên bàosợi sẽ kéo các vết thương nhỏ lại, mau lành. Nhưng trong trường hợp các bào sợi phát triển quá mức do cách điều trị không đúng, vết thương bị nhiễm trùng, trẻ bị suy dinh dưỡng, có cơ địa sẹo lồi thì sẽ làm sẹo co rút, các ngón tay có thể bị dính lại với nhau, hoặc sẹo phát triển to (sẹo lồi) ảnh hưởng đến chức năng vận động và mất thẩm mỹ. Thông thườngthời gian ổn định sẹo là 6 đến 24 tháng.
Đối với sẹo bỏng, sau khi lành vết thương, phải tiếp tục theo dõi diễn tiến lành sẹo để đề phòng sẹo có thể phát triển theo chiều hướng co rút. Quá trình tập vật lý trị liệu sau khi lành sẹo rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng của các ngón tay, bàn tay của trẻ.
Bạn nên đưa bé đi khám tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình để được hướng dẫn cụ thể. Nếu cần bác bác sĩ sẽ tư vấn phải phẫu thuật cắt bỏ hết tổ chức sẹo rút, tạo hình lại các gân co duỗi ngón tay, ghép da....
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ